I.Mục tiêu:
- Củng cố về cách tả các bộ phận của cây cối (cây bóng mát, cây ăn quả).
- Vận dụng để viết đoạn văn tả một bộ phận của cây.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hs làm bài tập.
Bài 1: Em hãy đánh dấu x vào trước ô trống có câu trả lời theo em là phù hợp:
a) Khi tả cây cho bóng mát, cần tập trung tả:
Tán lá, hình dáng, độ to lớn của cây.
Màu sắc, hương vị của cây.
Hoa và quả
b) Khi tả cây cho quả, cần tập trung tả:
Tán lá, hình dáng, độ to lớn của cây.
Màu sắc, hương vị của hoa, của quả.
Màu sắc của lá cây.
b) Khi tả cây cho hoa, cần tập trung tả:
Màu sắc và mùi vị của lá.
Hình dáng của cây.
Màu sắc, hương vị và kích cỡ của hoa.
Tuần 23 Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2010 Hướng dẫn toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố về cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Rèn kĩ năng nhẩm, trình bày bài. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết. HS lần lượt nhắc lại cách quy đồng, rút gọn, so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Sau mỗi lần HS nhắc lại kiến thức, GV lấy ví dụ phân tíchVD và chốt kiến thức ở từng phần ấy. Hoạt động 2: HS làm bài tập: Bài 1: a) Rút gọn các phân số sau: ; ; ; ; ; b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số sau: a) và b) và c) và d) và e) và g) và h) và i) và Bài 3: So sánh các phân số sau: a) và b) và c) và d) và Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: 930 - 720 : 9 11 + 127 (26 230 + 13 640) : 65 Bài 5: Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm số 2 vào bên trái của số đó thì được một số gấp 6 lần số phải tìm? Hoạt động 3: HS chữa bài. GV gọi HS lần lượt lên chữa bài. Sau mỗi bài, GV chốt kiến thức ở từng bài đó. Bài 1: Chốt về cách rút gọn phân số. Bài 2: Chốt về cách quy đồng mẫu số các phân số. Bài 3: Chốt về cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Bài 4: Chốt về cách tính giá trị của biểu thức. Bài 5: GV chốt cách làm của bài toán. Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2010 Hướng dẫn toán Luyện tập phép cộng phân số. I.Mục tiêu: - Củng cố cách cộng phân số, vận dụng phép trừ phân số để giải một số bài toán có lời văn. - Rèn kĩ năng nhẩm, kĩ năng tư duy trong các bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Ôn lại phép cộng, phép trừ phân số: HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số. HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số. GV chốt lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. Hoạt động 2: Hs làm bài tập. Bài 1: Tính. a) b) Bài 2: Tính. a) b) Bài 3: Một đội công nhân làm đường, ngày thứ nhất làm được quãng đường, ngày thứ hai làm được quãng đường. Hỏi trong hai ngày đội công nhân làm được bao nhiêu phần quãng đường? Bài 4: Qua đợt kiểm tra, lớp 4A có số học sinh cả lớp đạt điểm giỏi. Số HS đạt điểm khá kém số HS đạt điểm giỏi số HS cả lớp. Hỏi số học sinh đạt điểm khá chiếm bao nhiêu phần số HS cả lớp? Bài 5:Cho phân số . Tìm số tự nhiên sao cho khi thêm vào tử số của phân số đã cho và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới bằng Hoạt động 3: HS chữa bài tập. -Bài 1,2: Chốt cách cộng hai phân số Bài 3, 4: Chốt về cách giải toán lời văn. Bài 5: Hướng dẫn: Có thể viết plhân số . Ta có 36 = 25 + 11, do đó cần thêm 11 vào tử số của phân số để được phân số Ta có Vậy số tự nhiên cần thêm vào tử số là số 11. Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I.Mục tiêu: - Củng cố về cách tả các bộ phận của cây cối (cây bóng mát, cây ăn quả). - Vận dụng để viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hs làm bài tập. Bài 1: Em hãy đánh dấu x vào trước ô trống có câu trả lời theo em là phù hợp: Khi tả cây cho bóng mát, cần tập trung tả: Ê Tán lá, hình dáng, độ to lớn của cây. Ê Màu sắc, hương vị của cây. Ê Hoa và quả b) Khi tả cây cho quả, cần tập trung tả: Ê Tán lá, hình dáng, độ to lớn của cây. Ê Màu sắc, hương vị của hoa, của quả. Ê Màu sắc của lá cây. Khi tả cây cho hoa, cần tập trung tả: Ê Màu sắc và mùi vị của lá. Ê Hình dáng của cây. Ê Màu sắc, hương vị và kích cỡ của hoa. Bài 2: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: a). Cây bàng này thật chẳng có gì đặc biệt, Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xoè ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau thành ba bốn tầng. Cây bàng hiền lành như một người ít nói. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt của hương bàng toat ra, lên mãi tận gác ba, gác tư. b) Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong gam đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài ... a) Đoạn văn (a) tập trung miêu tả những bộ phận nào của cây Bàng? Việc miêu tả ấy có khác gì với việc miêu tả những bộ phận của cây bàng đoạn văn (b) không. b) Đoạn văn (b) miêu tả cây bàng theo trình tự nào? Trình tự đó khác gì với trình tự miêu tả đoạn văn (a)? Em hãy viết tiếp vào chỗ trống dưới đây để tạo thành câu tả cây bàng: - Vỏ cây bàng............................................................................................................... - Màu lá bàng .............................................................................................................. - Tán cây bàng.............................................................................................................. - Mùi quả chín ............................................................................................................ - Mùa xuân ..... ............................................................................................................ - Mùa hè.... ..... ............................................................................................................ - Mùa thu... ..... ............................................................................................................ - Mùa đông................................................................................................................... Bài 3:Viết đoạn văn ngắn miêu tả một bộ phận của cây bàng. Hoạt động 2: HS chữa bài. HS lần lượt chữa từng bài. Sau mỗi bài, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức cần lưu ý. Tập làm văn Luyện tập Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I.Mục tiêu: - Củng cố về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng để viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hs làm bài tập. Bài 1: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi. Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn lliền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn , đó là cả một toà nhà cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những nhạc điệu li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói. (Nguyễn Khắc Viện) Đoạn văn trên tả loại cây gì? Loại cây này được tác giả tập trung miêu tả những bộ phận nào? Những bộ phận đó có gì đáng chú ý? Vì sao, trong đoạn trích này tác giả không tập trung vào việc tả mùi thơm của cây? Bài 2: Đọc đoạn trích Hoa học trò ( TV4 tập 2) và trả lời câu hỏi: Đoạn văn trên tả loại cây gì? Vì sao loại cây đó còn được gọi là “Hoa học trò” Vì sao loại cây này lại được tác giả tập trung miêu tả lá và hoa? Lá phượng có gì đáng chú ý? Màu đỏ của hoa phượng có gì khác với màu đỏ của các loại hoa khác? Bài 3: Viết đoạn văn ngắn miêu tả lá hoặc hoa phượng. Hoạt động 2: HS chữa bài. HS lần lượt chữa từng bài. Sau mỗi bài, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức cần lưu ý. Bài 1: GV chốt kiến thức Đoạn văn trên tả cây đa. Tác giả tập trung tả thân cây, rễ cây. Vì đây là cây bóng mát. Bài 2: Đoạn văn trên tả cây phượng. Tác giả tập trung tả lá và hoa Bài 3: GV chốt về cách viết đoạn văn ngắn miêu tả một bộ phận nào đó của cây. Lưu ý có câu mở đoạn, câu kết đoạn. Kiểm tra 15 phút Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) ; ; ; ; b) Bài 2: a) Rút gọn các phân số sau: b) Quy đồng mẫu số các phân số sau: và; và c) Tính nhanh Bài 3: Tổ một góp được 36 quyển vở. Tổ hai góp được nhiều hơn tổ một 2 quyển vở nhưng lại ít hơn tổ ba 2 quyển . Hỏi trung bình mỗi tổ góp được bao nhiêu quyển vở? Biểu chấm: Bài 1: (3 điểm) mỗi ý đúng cho 1,5 điểm. Bài 2: (3 điểm) mỗi ý đúng cho 1 điểm. Bài 3: (4 điểm) Luyện từ và câu Luyện tập : Dấu gạch ngang. I.Mục tiêu: - Củng cố cách dùng dấu gạch ngang, biết được tác dụng của dấu gạch ngang, biết viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang. - Rèn cho HS sử dụng đúng dấu gạch ngang trong viết văn. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: HS ôn lại bài cũ. HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang. Lấy ví dụ về dấu gạch ngang. GV kết luận . Hoạt động 2: Hs làm bài tập. Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng. Dấu gạch ngang dùng để: a. Ê Đánh dấu sự kết thúc của câu kể, kết thúc đoạn văn. b. Ê Biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động, biểu thị sự liệt kê chưa hết. c. Ê Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích. d. Ê Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật khi đối thoại, đánh dấu phần chú thích và các ý trong một đoạn liệt kê. Bài 2: Đọc và trả lời câu hỏi: Một bữa Pa- xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình- một viên chức tài chính- vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Dấu- trong tên riêng Pa- xcan và trong hai trường hợp còn lại ở câu trên, có giống nhau không? Vì sao? Bài 3: Nối từ ngữ nêu công dụng của dấu gạch ngang (ở cột A) với ví dụ tương ứng (ở cột B) A B 1.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời đối thoại. 2.Đánh dấu phần chú thích trong câu. 3.Đánh dấu các ý liệt kê. a.Bích Vân- lớp trưởng lớp 4A - đứng dậy nói:... b. Nhiệm vụ của chúng ta là: - Học tập tốt. - Lao động tốt. c. - Nam đã đến chưa? - Sắp đến. Bài 4: Viết đoạn văn ngắn thuật lại cuộc trò chuyện giữa em với bố hoặc mẹ, sau khi em đi học về. Trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang. Hoạt động 3: HS chữa bài GV chốt kiến thức ở từng bài: Bài 1: Đánh dấu x vào ý d. Bài 2: Không giống nhau. Vì dấu - trong tên riêng Pa- xcan là dấu gạch nối trong tên riêng nước ngoài phiên âm ra tiếng việt. Trường hợp còn lại là dấu gạch ngang, có tác dụng đánh dấu phần chú thích trong câu. Bài 3: Nối 1-c; 2-a; 3- b xây dựng kế hoạch thực hiện “trƯờng xanh, sạch, đẹp” I.Mục tiêu. Giúp học sinh: -Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xay dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ của mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em. -Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp.Tích cực tham gia xây dụng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”. II. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp.Làm bồn hoa, cây cảnh. Trồng cây xanh ở sân trờng, vườn trường, cổng trường.Chăm sóc cây trồng; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.Trang trí lớp. b)Hình thức hoạt động: Thảo luận- xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện. 3.Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động : Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch, câu hỏi để thảo luận. b .Về tổ chức : Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện “ Trường xanh,sạch đẹp” Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể 4. Tiến hành hoạt động. a Khởi động: Hát tập thể bài ” Mái trường mến yêu”(Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng) Người điều khiển nêu lí do, hình thức hoạt động. b Thảo luận Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận. Mỗi câu hỏi nêu ra phải đợc trao đổi, bổ sung cho đủ. Người điều khiển tổng kết lại và thư kí ghi biên bản. Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp” mà lớp đã xây dựng nên, được biểu quyết nhất trí. c. Văn nghệ Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp (đơn ca, tốp ca, sông ca, ngâm thơ...) 5.Kết thúc hoạt động : Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. Giáo viên phát biểu ý kiến. thi tìm hiểu về đoàn 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 –3.Những mốc lịnh sử lớn của Đoàn,những gương đoàn viên tiêu biểu.Tự hào và yêu mến Đoàn Học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26-3. Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn. Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu. Những bài thơ,bài hát về Đoàn. b) Hình thức hoạt động Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội(mỗi tổ cử một đội thi). 3. Tiến hành hoạt động a .Khởi động Hát tập thể Cùng nhau ta đi lên(Nhạc và lời:Phong Nhã). Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. Các đội thi giới thiệu. b) Cuộc thi Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh...cho các đội thi, Thời gian suy nghĩ là 10 giây. Hết 10 giây,đội nào có tín hiệu(cắm cờ, lắc chuông, đánh trống...)sẽ được trả lời trước. Nếu có đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời,sau đố mới đến lượt cổ động viên các đội khác. Điểm của cổ động viên sẽ được cộng vào điểm của đội nhà. Sau mỗi câu trả lời đúng, người dẫn chương trinh xin ý kiến đánh giá của ban giám khảo. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội. Trong quá trình cuộc thi, có các tiết mục văn nghệ xen kẽ. 5.Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình: Công bố kết quả cuộc thi. Nhận xét kết quả hoạt động. chúng em ca hát về mẹ và cô giáo 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ(8-3). Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo. Rèn luyện kĩ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung Các bài hát về mẹ, về cô giáo, về phụ nữ Việt Nam. Các bài thơ, câu chuyện...liên quan tới chủ đề hoạt động. b)Hình thức hoạt động Thi văn nghệ giữa các tổ với các hình thức:Biểu diễn văn nghệ, trò chơi văn nghệ... 4.Tiến hành hoạt động a. Khởi động Hát tập thể Em yêu trường em(Nhạc và lời: Hoàng Vân). Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. Các tổ tham gia thi tự giới thiệu. b) Cuộc thi Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu. Tổ nào có tín hiệu sẽ thực hiện trước. Ban giám khảo sẽ chấm điểm, điểm của từng tổ sẽ được gi lên bảng. 5.Kết thúc hoạt động Người dẫn chương trình : Công bố kết quả cuộc thi. Nhận xét kết quả hoạt động. Ôn Toán Ôn rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số I-Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng rút gọn phân số và qui đồng mẫu số các phân số. - Rèn kĩ năng so sánh phân số. - GDHS chăm chỉ học toán. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu. III-Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy 1-Kiểm tra: Nêu cách rút gọn phân số? Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm thế nào? Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số? 2-Bài mới: - Bài 1: Rút gọn các phân số sau: 8 ; 25 ; 8 0 ; 12 ; 5 ; 20 ; 63 12 50 120 34 70 24 81 - Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số: 2/10 và 4/5 ; 13/49 và 5/7; 18/.5 và 3 /9 -Bài 3:So sánh các phân số. 1/4 và 4/5 2/3và 3/4. 3-Củng cố- Dặn dò: - Nhấn mạnh ND vừa ôn. - Nhận xét chung giờ học Hoạt động học 2 HS nêu, nhận xét, bổ sung. -HS làm vở, 2em làm bảng, nhận xét, sửa sai Nêu lại cách rút gọn phân số. -HS làm vở, 1em làm bảng, nhận xét. -Nêu lại qui tắc qui đồng mẫu số hai phân số. -HS làm vở, 1 em làm bảng, nhận xét. Nêu cách so sánh phân số khác mẫu số. _______________________________ Ôn Tiếng Việt Luyện tập câu kể Ai thế nào? I-Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nhận biết câu kể Ai thế nào? - Xác định đúng CN và VN trong câu kể Ai thế nào? - Biết viết một đoạn văn khoảng 5 câu có dùng câu kể Ai thế nào? II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy -Bài 1: Tìm câu kể Ai thế nào có trong đoạn văn sau: Con ngựa của ông Tăng mới cao, to làm sao! Ông đứng cạnh, bụng nó chớm vai ông. Đã to, nó lại trường. Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. Hai lỗ mũi ươn ướt động đậy hoài. Mỗi khi nó nhếch môI lên lại để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm nó được ông Tăng xén cắt rất phẳng. -Bài 2: Nêu chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được. - Bài 3:Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về một cây hoa theo câu kể Ai thế nào? - Củng cố- Dặn dò: Nhấn mạnh ND bài. Nhận xét giờ học. Hoạt động học -HS đọc đoạn văn, nêu câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. -HS trả lời miệng, nhận xét. - HS làm vở, một số HS trình bày , nhận xét, sửa câu ,từ cho HS.
Tài liệu đính kèm: