Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 5

Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 5

Tập đọc.

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Nắm được những ý chính của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

KN: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; Tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; T­ duy phª ph¸n

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK; Bảng phụ

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Trường tiểu học Nam Xuân - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc.
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Nắm được những ý chính của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
KN: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; Tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n; T­ duy phª ph¸n
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ trong SGK; Bảng phụ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đọc thuộc lòng bài Cây tre Việt Nam
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Những hạt thóc giống
2. Hướng dẫn luyện đọc -tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Bài đọc được phân thành 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo
+ Đoạn 4: Bốn dòng còn lại
- Sửa lỗi và hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi câu cảm. (bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh)
- Đọc diễn cảm, giọng chậm rãi.
b) Tìm hiểu bài:
- Nêu câu hỏi 1 (SGK).
- Thóc luộc chín có còn nảy mầm không?
- Nêu câu hỏi 2 (SGK).
Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi ngườI làm gì? Chôm làm gì?
- Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Nêu câu hỏi 3. (SGK).
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Nêu câu hỏi 4. (SGK).
c) Đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn luyện đọc
-Nhận xét hướng dẫn bổ sung
3. Củng cố - dặn dò:
- 2 h/s đọc thuộc lòng Cây tre Việt Nam. 
- Trả lời câu hỏi 2 và nội dung bài.
- HS lắng nghe
- Đọc tiếp nối 2 lượt và tìm hiểu các từ mới, từ khó trong bài.
Đọc theo cặp 1 lượt, 
1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm cả bài, suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
- Đọc đoạn 1: và suy nghĩ trả lời. (Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi)
- Không nảy mầm được nữa.
- Đọc đoạn 2: (Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm). 
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua, Chôm không có thóc, thần thật tâu với vua: Tâu Bệ hạ con không làm sao cho thóc nảy mầm được)
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt
- Đọc đoạn 3: (Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm).
- Đọc đoạn 4: (Người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình., thích nghe nói thật nên làm được nhiều việc có lợi cho dân, cho nước, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt)
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn, nhận xét.
- Đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai
- Nêu đại ý: Ca ngội chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
.
Toán.
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày, năm thường có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Dạy bài mới:
Bài 1: 
a) Nhắc lại cách nhớ số ngày trong tháng trên bàn tay.
- Hướng dẫn cách tính tháng 31, 30, 28 hoặc 29 ngày bằng năm hai tay.
b) Giới thiệu năm nhuận, năm không nhuận. Năm nhuận T2 = 29 ngày, năm không nhuận T2 = 28 ngày 
- Nhận xét, bổ sung 
Bài 2: 
-Hướng dẫn cách làm một số câu:
* 3 ngày = giờ.
Vì 1 ngày = 24 giờ 
nên 3 ngày n = 24giờ x 3 = 72 giờ.
Vậy ta viết 72 vào chỗ chấm.
* phút giây (như trên)
* 3giớ 10 phút = phút. (như trên)
Bài 3: Hoạt động nhóm đôi
+ Thế kỉ: XVIII
+ 1980 600 = 1380 (TK XIV) 
- Cùng lớp nhận xét.
Bài 4:
- Đọc kĩ bài toán.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
1/4 phút = 15 giây
1/5 phút = 12 giây
Ta có: 12 giây < 15 giây
Vậy: Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 12 = 3 (giây)
 Đáp số: 3 giây
Bài 5: 
- Làm cá nhân
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Đọc yêu cầu câu a, làm trên phiếu, trình bày trước lớp HS khác nhận xét chữa bài.
- Tháng 31 ngày: T 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- Tháng 30 ngày: Th 4, 6, 9, 11
- Tháng 28 hoặc 29 ngày: Tháng 2
- Nắm hai tay để trước mặt đếm theo sự hướng dẫn GV
- Học đọc yêu cầu câu b, làm miệng, 2 em lên làm bảng.
- HS tự làm bài rồi chữa bài theo từng cột
- HS khác nhận xét
- Thảo luận làm bài theo nhóm đôi vào phiếu HT.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài tập, làm vào vở cá nhân.
- Làm cá nhân vào bảng con, 
- chon câu trả lời đúng - Câu a: (B)
 - Câu b: (C)
Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:
1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc nói về tính trung thực. Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời của bạn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A - Kiểm tra bài cũ
B - Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài:
- Viết đề bài ý cần lưu ý, giúp xác định 
đúng yêu cầu của đề bài. 
- Những truyện có trong SGK em có thể kể nhưng điểm không cao bằng những bạn kể chuyện ở ngoài sách.
b) Thực hành trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- Nhắc học sinh, nếu câu chuyện quá dài em có thể kể 1, 2 đoạn. 
- Dính phiếu đánh giá lên bảng, viết lần lượt tên học sinh và tên truyện của H. 
* Lưu ý: Không nên quan niệm học sinh không được thuộc truyện
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhớ kể chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị cho tiết học sau . 
-Học sinh kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
- Đọc lại đề bài.
- 4 em đọc nối tiếp 4 gợi ý SGK.
- Tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện của mình.
- Kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Xung phong kể trước lớp.
- Kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cùng GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn.
- Bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
- HS ghi bài
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN 
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Biết được trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Biết thực hiện quyền bày tỏ ý kiến của mình trong gia đình, ở nhà trường; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
 * GDBVMT: HS biết by tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của các em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trường ở cộng đồng địa phương.
 * GD KNS: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học
 Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi tình huống (HĐ1, 2 – tiết 2) (HĐ2 - tiết 2)
- Giấy màu xanh – đỏ – vàng cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1)
- Bìa 2 mặt xanh – đỏ (HĐ1 – tiết 2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: NHẬN XÉT TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Nêu tình huống : Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Khẳng định : Bố bạn Tâm làm như vậy là chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý kiến liên quan đến việc học của mình. Bố bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định và cần nghe ý kiến của Tâm.
GD KNS: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em ?
GV ghi lại các ý kiến – dựa trên các ý kiến tổng hợp lại và kết luận : khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp.
GD KNS: Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ?
+Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. 
*GDBVMT: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em trong đó có vấn đề về môi trường 
- HS lắng nghe tình huống.
- HS trả lời, chẳng hạn :
Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến.
Sai, vì đi học là quyền của Tâm.
+ HS lắng nghe.
+ HS động não trả lời.
+ HS trả lời : Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến.
+ HS nhắc lại (2 – 3 HS).
Hoạt động 2: EM SẼ LÀM GÌ ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm đọc 4 tình huống.
GD KNS:
1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoặc không phù hợp với sức khỏe của em. Em sẽ làm gì ?
2. Em bị cô giáo hiểu lầmvà phê bình.
3. Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi.
4. Em muốn được tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi như sau : Nhóm 1 – 2 : câu 1; nhóm 3 – 4 : câu 2; nhóm 5 – 6 : câu 3: nhóm 7 – 8 : câu 4.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi tình huống của mình, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cách giải quyết.
GD KNS: Vì sao các em chọn cách đó ? 
- HS đọc các câu tình huống.
- HS thảo luận theo hướng dẫn.
- HS làm việc cả lớp :
+ Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
- Các nhóm trả lời :
- HS làm việc nhóm.
Hoạt động 3: BÀY TỎ THÁI ĐỘ 
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh – đỏ – vàng.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu sau :
1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em.
4. Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện 
- Câu nào cả nhóm tán thành thì ghi số của câu đó vào miếng bìa đỏ, phân vân thì ghi vào miếng bìa vàng, nếu không tán thành thì ghi vào miếng bìa xanh.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến.
+ Với những câu có nhóm trả lời sai hoặc phân vân thì GV yêu cầu nhóm đó giải thích và mời nhóm trả lời đúng giải thích lại cho cả lớp cùng nghe vì sao lại chọn đáp án đó.
+ Lấy ví dụ về một ý muốn của trẻ em mà không thể thực hiện.
+ Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác.
+ Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
+ Các nhóm thảo luậ ... YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về Yến, tạ tấn với các dạng toán thực hành .
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ôn lý thuyết:
B. Thực hành:
Bài 1 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Con trâu cân nặng khoảng:
A. 3 kg 2dag B. 3 yến 2kg C. 3 tạ 2 kg D. 3 tấn 2 tạ
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
+ YC cả lớp tự làm vở.
+ Gọi HS tiếp nối nêu kết quả.
+ Chữa bài.
Bài 2 Viết số hoặc tên đơn vị thích hợp vào chỗ chấm: 
a) 5 yến = ... kg 70 kg = 7 ... yến = ... kg
 7 tạ = ... kg 900 kg = 90 ...
 3 tạ = ... yến 1200 kg = 12 ... tạ = ... kg
 6 tấn = ... tạ 4000 kg = 4 ...
 9 tấn = ... kg 5000 kg = 50 ... tấn = ... kg
b) 4 yến 3 kg = ... kg 55 kg = 5 ....... 5 .......
 6 tạ 7 kg = ... kg 406 kg = 4 ........ 6 ......
 5 tạ 70 kg = ... yến 372 tạ = 37 .......2 ......
 4 tấn 3 tạ = ... tạ 435 kg = 4 ... 3 ... 5 ....
 3 tấn 4 kg = .... kg 5021 kg = 5 ... 2 ... 1 ....
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
- YC cả lớp tự làm vở.
- Gọi HS tiếp nối nêu kết quả.
- Chữa bài.
Bài 3 Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm: (HSkhá làm)
3 tạ 20 kg ... 302 kg 37 tạ x 5 ... 98 tạ + 89 tạ
............................... .......................................
5 tấn 7 kg ... 5700 kg 486 tạ : 6 ... 360 kg 7740 kg
.................................. .............................................
7 tấn 2 kg ... 7020 kg 968 tấn : 8 ... 145 tạ - 24 tạ
.................................. ...........................................
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
- YC khá tự làm vở.
- Gọi HS khá tiếp nối nêu kết quả.
- Chữa bài.
Bài 4 (HSkhá làm)
Năm nay nhà bác Hùng thu hoạch được 1 tấn 89 kg thóc, số thóc đó là thóc nếp, số thóc còn lại là thóc tẻ. Hỏi năm nay nhà bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc tẻ ?
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
- YC khá tự làm vở.
- Chữa bài.
3.Củng cố dặn dò
- 1HS đọc và nêu yêu cầu.
- 1HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai(nếu có).
- 1HS đọc và nêu yêu cầu.
- 4HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai(nếu có).
- 1HS đọc và nêu yêu cầu.
- 1HS khá làm bảng lớp.
- HS khá nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
- 1HS đọc và nêu yêu cầu.
- 1HS khá làm bảng lớp.
- HS khá nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
Bước 1: Đổi về kg (1089 kg)
Bước 2: Tìm số thóc nếp(121 kg)
Bước 3: Tìm số thóc tẻ(968 kg)
- Nghe và thực hiện.
...................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU:
 - HS nắm được những ưu điểm, khuyết điềm của bản thân để khắc phục.. 
 - Rèn kĩ năng mạnh dạn, biết tự đánh giá mình và đánh giá người khác. Tập luyện tính tự quản của lớp và biết điều hành chỉ đạo của ban cán sự.
 - Giáo dục các em có tinh thần tập thể, ý thức trong học tập và có chí hướng vươn lên về mọi mặt.
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung buổi sinh hoạt.
III. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua: 
- Cho lớp trưởng đánh giá tình hình tuần qua về các mặt
- GV nhận xét chung:
* Học tập:
- Đi học chuyên cần có, không có HS nghỉ học.
- Việc học bài và làm bài đã có chiều hướng đi lên, có rất nhiều bạn đạt điểm tốt. 
- Tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học đã giảm nhiều.
- Các tổ đã có ý thức thi đua xây dựng bài sôi nổi. 
* Nề nếp:
- Có nhiều tiến bộ trong việc xếp hàng ra vào lớp
- Sinh hoạt đầu giờ và giữa giờ chưa thật nghiêm túc.
* Lao động - Vệ sinh:
- Vệ sinh lớp học tốt.
- Đi học cần phải sạch sẽ, gọn gàng.
 2. Kế hoạch tuần tới: 
- Tiếp tục duy trì số lượng 100%.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt phong trào vở sạch, chữ đẹp.
- Chấp hành tốt nề nếp ra, vào lớp. 
- Tham gia mọi hoạt động của liên đội. Thực hiện học tập các chuyên hiệu của đội.
- Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục trồng và chăm só bån hoa
...............................................................................................................
Chiều thứ 6
Luyện Tiếng Việt
CỐT TRUYỆN.
I. MỤC TIÊU:
1.Nắm được thế nào là một cốt truyện và 3 phần cơ bản của một cốt truyện (Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
2.Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là g ì?
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Phần nhận xét.
Bài tập 1; 2:
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
BT1: Nêu những sự việc chính trong truyện
" Dế Mèn bênh vực kẻ yếu""?
BT2: Cốt truyện là g ì?
Bài 3: Cốt truyện gômg mấy phần? Tác dụng của mỗi phần?
- Gv nhận xét.
3.Ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
4.Luyện tập:
Bài 1: Sắp xếp các sự việc chính thành một cốt truyện.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Gọi hs nêu miệng kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Kể truyện " Cây khế"
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho hs tập kể trong nhóm.
- Gọi các nhóm thi kể chuyện dựa theo cốt truyện.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
5.Củng cố dặn dò:
- 2 hs nêu.
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 6 hs làm bài .
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
1.Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc
2.Dế Mèn hỏi, Nhà Trò kể sự tình.
3.Dế Mèn cùng Nhà Trò đi đến chỗ bọn Nhện.
4.Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai quát... 
5.Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo.
- Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
- 1 hs đọc đề bài .
- Hs nêu miệng kết quả: Cốt truyện gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2 hs nêu ghi nhớ.
- Hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs thảo luận, ghi kết quả sắp xếp theo thứ tự từ 1 -> 6 vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
+Kết quả:
1- b 2- d 3- a 4- c 5- e 6- g
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs tập kể chuyện dựa vào cốt truyện.
- Đại diện nhóm kể thi theo 2 cách:
+ Kể 1 chuỗi các sự việc chính theo cốt truyện.
+ Kể chuyện diễn cảm, thêm bớt các từ ngữ hợp lí làm phong phú thêm các sự việc.
Luyện Toán
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
Giúp hs:
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giới thiệu bài.
1.Thực hành:
Bài 1: Viết số.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, đọc kết quả.
a.Số bé nhất có 1 chữ số là số nào? (2 chữ số2, 3 chữ số?)
- Gv nhận xét.
b.Viết số lớn nhất có 1 chữ số? (2 chữ số; 3 chữ số?)
Bài 2: 
- Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
+Có bao nhiêu số có 1chữ số?
+Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
- Gọi hs đọc đề bài.
+Muốn điền được chữ số thích hợp vào ô trống đã cho em phải làm ntn?
- Cho hs làm bài vào bảng con, 2 hs lên bảng.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Tìm số tự nhiên x.
+Hãy nêu những STN bé hơn 5?
- HD cách trình bày dạng bài tìm x <5.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5: Tìm số tròn chục biết 68< x <92
- Tổ chức cho hs làm bài như bài 4.
+Thế nào là số tròn chục?
3.Củng cố dặn dò:
- Hs theo dõi.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
a. 0 ; 10 ; 100
b. 9 ; 99 ; 999
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp, mỗi em đọc 1 phần.
a. Có 10 chữ số là:0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
b.Có 90 chữ số là: 11; 12; 13; ...;97; 98; 99
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết vào bảng con.
a. 859 0 67 < 859 167
b. 492 037 > 482 037
c.609 608 < 609 60 9
d. 264 309 = 2 64 309
- Hs đọc đề bài.
- Hs lên bảng làm bài.
a. Tìm x biết x < 5
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2 ; 3; 4
Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4
b.Tìm x biết: 2 < x < 5
Số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là: 3; 4
Vậy x là: 3 ; 4
- 1 Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
Tìm số tròn chục x biết 68 < x < 92
Các số tròn chục s lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92 là: 70 ; 80 ; 90
Vậy x là: 70; 80; 90
...................................................................................................
Thể dục
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU, 
ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại
- Trò chơi: “Bỏ khăn”
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm :Trên sân trường, vệ sinh nơi tập 
- Phương tiện: 01 còi, 02 chiếc khăn tay
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp
Tổ chức
TG
SL
CL
1) Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung 
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay
2) Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ
- Tập hợp hàng dọc,hàng ngang, đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại
- Chia tổ tập luyện (do tập thể điều khiển)
- Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua đồng diễn.
- GV quan sát nhận xét
- Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố.
b) Trò chơi: “Bỏ khăn”(xem sách HD)
3) Phần kết thúc:
- Cho HS chạy thường quanh sân tập 1- 2 vòng xong về tập hợp thành 4 hàng ngang để làm động tác thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả
6 – 10’
1- 2’
1- 2’
18- 22’
12- 13’
3- 4’
2- 3’
3’
2’
5- 6’
4- 6’
2- 3’
1- 2’
Vòng tròn
.........................................................................................
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
LÀM ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu: Trong ngày têt Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hôi rước đèn.
	- Học sinh biêt cách làm đèn ông sao.
	- Rèn luyện cho học sinh tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
	- Một chiếc đèn ông sao làm mẫu.
	- Các nguyên liệu để làm đen ông sao
	- Ảnh rước đèn ông sao đêm Trung thu.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
	1. Bước 1: chuẩn bị
	Hướng dẫn HS học 02 bài hát “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám”
	2. Bươc 2: GV hướng dẫn HS làm đèn ông sao
	3. Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
	- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào các đèn.
	- Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ
	4, Bước 4: Nhận xét đánh giá: GV nhận xét những chiếc đèn đẹp.
	- Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám”

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 T5 1213.doc