Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 năm học 2013

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 năm học 2013

Tiết 6: Lịch sử:

T13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC

 I. Mục tiêu:

- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt( sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):

+ Lý thường kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tấn công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào danh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thất bại.

+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt .

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 (Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 12 năm 2012)
THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
HỌC
TIẾT
THỨ
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU
CHỈNH
2
1
2
3
4
5
Tin học
6
Lịch sử
13
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
7
Tập đọc
ôn
Người tìm đường lên các vì sao
8
Tiếng Anh
3
1
Đạo đức
2
Toán
62
Nhân với số có ba chữ số
3
LTVC
25
Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực
4
Địa lý
13
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
5
Toán 
ôn
Nhân với số có ba chữ số
6
Khoa học
25
Nước bị ô nhiễm
7
HĐTT
4
1
2
3
4
5
6
7
8
5
1
Toán
64
Luyện tập
2
Tiếng Anh
3
Tập làm văn
25
Trả bài văn kể chuyện
4
LTVC
26
Câu hỏi và dấu chấm hỏi 
5
6
7
6
1
Tập làm văn
26
Ôn tập về văn kể chuyện
2
Hát nhạc
3
Toán
65
Luyện tập chung
4
Sinh hoạt
13
Tuần 13
Ngày soạn: 1 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 3 – 12 – 2012. Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012.
 Chiều:
 LỚP 4A
Tiết 5: Tin học:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 6: Lịch sử:
T13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
 I. Mục tiêu: 
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt( sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý thường kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tấn công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào danh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thất bại.
+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt .
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử và Địa lý 4.
- Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời miệng, lớp lắng nghe.
? Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất ?
? Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
* Hoạt động nhóm đôi:
- GV phát PHT cho HS.
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072  rồi rút về”.
- GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt 
- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận : việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
 + Để xâm lược nước Tống.
 + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
? Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
* Hoạt động cá nhân:
- GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến.
? Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
? Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
? Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
? Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
? Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động nhóm:
- GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững.
- GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
- GV yêu cầu HS thảo luận.
* Hoạt động cá nhân:
- Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Cho 3 HS đọc phần bài học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- Ý kiến thứ hai đúng.
- Thảo luận tổ để trả lời các câu hỏi sau.
- Đại diện tổ trình bày.
- HS theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- 3HS đọc
- HS nghe.
Tiết 7: Tập đọc (Ôn luyện)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
 I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-côp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS: xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.
* Các phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng: 
- Động não
- Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toán bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Luyện tập:
1. Luyện đọc:
- GV chia đoạn.
- GV đọc mẫu, toàn bài.
2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?
? Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được?
? Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki?
? Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã làm gì?
? Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
? Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
? Câu chuyện nói lên điều gì?
3. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
 - Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS hát.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Quan sát và lắng nghe.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- 4 HS đọc đoạn. Luyện phát âm
- 4HS đọc đoạn. Giải nghĩa từ
- Đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời 
+ Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm t/n có khi đến hàng trăm lần.
+ Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ
+ Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
+ Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ôn-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
- 1 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS nghe.
Tiết 8: Tiếng Anh:
(Giáo viên chuyên)
Ngày soạn: 2 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 4 – 12 – 2012. Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2012.
 Sáng:
 LỚP 4A
Tiết 1: Đạo đức:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Toán:
T62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. 
- Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 3.
KNS: Lắng nghe tích cực, tư duy, 
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phép nhân 164 × 123:
- GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 , sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một só nhân với một tổng để tính.
? Vậy 164 × 123 bằng bao nhiêu ? 
* Hướng dẫn đặt tính và tính:
- Để tránh thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123 ? 
- GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 164 rồi viết 123 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chụ, hàng trăm thẳng hàng trăm, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân: 
 + Lần lượt nhân từng chữ số của 123 x164 theo thứ tự từ phải sang trái 
 164 
 123 
 492 
 328 
 164 
 20172
- GV giới thiệu từng tích riêng
- GV cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 164 x 123. 
- Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. 
3. Luyện tập:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi 2 HS đọc đề bài.
? Bài có mấy yêu cầu ?
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV quan sát, nhận xét.
* Bài 3: Tính diện tích của mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 125m.
- GV gọi 2 HS đọc đề bài.
? Đề bài cho gì ?
? Đề bài hỏi gì ?
- GV gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích của mảnh vuờn là
125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số : 15625 m2
- GV nhận xét, chấm 5-7 bài.
D. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe. 
- HS tính như sách giáo khoa. 
- 164 x 123 = 20 172 
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp
- HS đặt tính lại theo hướng dẫn nếu sai. 
- HS theo dõi GV thực hiện phép nhân. 
- HS nghe giảng. 
- 2 HS đọc đề bài.
+ 2 yêu cầu: đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS nêu.
+ Mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 125m.
+ Diện tích của mảnh vườn đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS nghe.
Tiết 3: Luyện từ và câu:
T25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
 I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người, Bước đầu biết tính từ (BT1), đặt câu (BT2).
- Viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
* KNS: Hợp tác, lắng nghe tích cực, tư duy,
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
 ... các lỗi trên trước lớp.
- Trả bài cho HS.
b) Hướng dẫn chữa bài:
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV đi giúp đỡ những HS yếu.
c) Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
- Gv gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,
d) Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
- Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng viết được văn hay.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không? (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, HS có thể mắc lỗi:phần đầu câu chuyện kể theo lời nhân vật xưng tôi, phần sau quên lại kể theo lời người dẫn chuyện).
- Diễn đạt câu, ý.
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần.
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
- HS nghe một số đoạn văn hay và ghi lại.
- HS đọc đoạn đã viết.
- HS nghe.
Tiết 4: Luyện từ và câu:
T26: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
 I. Mục tiêu: 
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1), bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, 3).
- HS khá, giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
* KNS: Giao tiếp, hợp tác, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực,
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực nên đã đạt được thành công.
- Nhận xét câu, đoạn văn của từg HS và cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét:
* Bài 1:
- Đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
- Gọi HS phát biểu. GV có thể ghi nhanh câu hỏi trên bảng.
* Bài 2, 3:
? Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
? Câu hỏi dùng để làm gì?
? Câu hỏi dùng để hỏi ai?
● Ghi nhớ:
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Viết bảng: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi - đáp 
- Yêu cầu HS thực hành hỏi – đáp. 
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) trong đó có sử dụng câu hỏi.
- 3 HS đọc đoạn văn.
- Lắng nghe.
- Mở SGK đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.
+ Câu hỏi 1 của Xi-ô-cốp-xki tự hỏi mình.
+ Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi-ô-cốp-xki.
+ Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
+ Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Nhẩm TL ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm câu văn.
- 2 HS thực hành.
HS1:-Về nhà bà cụ làm gì?
HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
- HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi.
- 3 đến 5 cặp HS trình bày.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt nêu câu của mình.
+ Mình để bút ở đâu nhỉ?
+ Cái kính của mình đâu rồi nhỉ?
- HS nghe.
Ngày soạn: 5 – 12 – 2012.
Ngày giảng: 7 – 12 – 2012. Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2012.
 Sáng:
 LỚP 4B
Tiết 1: Tập làm văn:
T26: ÔN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
 I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện).
- Kể được một câu chuyện theo đề bài cho trước.
- Nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý/n câu chuyện đó để trao đổi 
- Hiểu được kiểu mở bài và kết bài trong đoạn văn kể chuyện của mình.
* KNS: Giao tiếp, hợp tác, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực,
II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn luyện:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát phiếu.
? Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
● Kết luận: trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
* Bài 2, 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
- GV treo bảng phụ.
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
D. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. 
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
- Lắng nghe.
- 2HS tiếp nối nhau đọc từng bài.
- 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
- HS nêu lại những yêu cầu của văn kể chuyện như nhân vật. cốt truyện, 
- 3 đến 5 HS tham gia thi kể.
- Hỏi và trả lời về nội dung truyện.
- HS nghe.
Tiết 2: Hát – nhạc:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 3: Toán:
T65: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học. 
- Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số.
- Các tính chất của phép nhân đã học. 
- Lập công thức tính diện tích hình vuông. 
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3.
* KNS: Tư duy, hợp tc, thể hiện sự tự tin,..
II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi HS lần lượt trả lời miệng, mỗi HS làm miệng 1 ý, lớp theo dõi, lắng nghe.
a) 10kg = 1 yến 100kg = 1 tạ
 50kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80kg = 8 yến 1200kg = 12 tạ
b) 1000kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn
 15 000kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c) 100cm2 = 1dm2 100dm2 = 1m2
 800cm2 = 8dm2 900dm2 = 9m2
 1700cm2 = 17dm2 1000dm2 = 10m2
- GV nhận xét.
* Bài 2: Tính:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a) 268 × 235 = 62 980 b) 475 × 205 = 97 375
c) 45 × 12 + 8 = 540 + 8 = 548
- GV nhận xét, chấm điểm.
* Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a) 2 × 39 × 5 = 39 × (2 × 5) = 39 × 10 = 390
b) 302 × 16 + 302 × 4 = 302 × (16 + 4) 
 = 302 × 20 = 6040
c) 769 × 85 – 769 × 75 = 769 × (85 – 75)
 = 769 × 10 = 7690
- GV nhận xét, chấm điểm.
D. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS lần lượt trả lời miệng, mỗi HS làm miệng 1 ý, lớp theo dõi, lắng nghe.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- 3 HS lên bàng, lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS nghe.
Tiết 4: Sinh hoạt:
T13: TUẦN 13
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của cá nhân cũng như của tập thể lớp sau một tuần học tập.
- Nêu ra phương hướng phấn đấu tuần sau.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
B. Nhận xét thi đua tuần trước:
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ:
-Về học tập.
- Về kỉ luật.
2. Giáo viên nhận xét chung:
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,  
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập khá đầy đủ.
* Học tập:
- Đa số HS đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu.
Phê bình:
- Mất trật tự trong giờ học: 
Khen:
- Một vài em lười học của tuần trước tuần này đã có tiến bộ rõ rệt.
C. Hướng phấn đấu của tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần qua.
- Thi đua học tập tốt, giành nhiều bông hoa điểm 10.
- Phân công HS khá, giỏi kèm các bạn học yếu.
- HS nghe.
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe và phân công thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 13 KNS GDBVMT giam tai chuan KTKN.doc