Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường THCS Phù Đổng

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường THCS Phù Đổng

PPCT: 15 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)

(Nhận xét 4 chứng cứ 1,2,3)-Nêu được một vài biểu hiện biết ơn thầy giáo,cô giáo

 - Biết được vì sao phải kính trọng , lễ phép với thầy giáo,cô giáo

 - Kể được một vài việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo

I.MỤC TIÊU:

- Biết được công lao của thầy giáo ,cô giáo .

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo ,cô giáo.

HS khá ,giỏi : Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn đối với các thầy giáo ,cô giáo đã và đang dạy mình.

 - Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: SGK,giáo án

- HS: Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán

 

doc 52 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm2010
Tiết:1 	Đạo đức
PPCT: 15	 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
(Nhận xét 4 chứng cứ 1,2,3)-Nêu được một vài biểu hiện biết ơn thầy giáo,cô giáo
 - Biết được vì sao phải kính trọng , lễ phép với thầy giáo,cô giáo
 - Kể được một vài việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo
I.MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo ,cô giáo .
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo ,cô giáo.
HS khá ,giỏi : Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn đối với các thầy giáo ,cô giáo đã và đang dạy mình.
 - Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II.CHUẨN BỊ:
GV: SGK,giáo án
HS: Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’ 
5’
1’ 
10’ 
15’ 
2’ 
1’ 
1.Ổn định: 
 2.Bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
Yêu cầu HS nêu ghi nhớ.
GV nhận xét- đánh giá
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-Nêu mục tiêu bài học
b.Bài giảng
Hoạt động1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài tập 4-5)
MT:Biết kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo 
Pp:thuyết trình
 -GV mời một số HS trình bày, giới thiệu.
 -GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ
MT:Làm được bưu thiếp đúng yêu cầu 
Pp:thực hành, nhóm
 -GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
 -GV theo dõi và hướng dẫn HS.
 -GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
4.Củng cố 
-GV kết luận chung
+Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
-GV đánh giá(nhận xét 4, chứng cứ 1,2,3)
5.Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
Thực hiện các việc làm để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.Chuẩn bị bài Yêu lao động
1-2 HS nêu
HS nhận xét
-Lắng nghe.
- Từng HS trình bày, giới thiệu .
-Lớp nghe –nhận xét , bình luận.
HS làm việc theo nhóm
-HS lắng nghe.
Tiết 2:	Tập đọc
PPCT: 29 	 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I.MỤC TIÊU:
Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên ;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài 
Hiểu nội dung : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (Trả lời được câu hỏi SGK).
Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.
II.PHƯƠNG TIỆN:
GV:Tranh minh hoạ.Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
HS:SGK; xem trước nội dung bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
1’
10’
11’
10’
2’
1’
1Ổn định: 
2.Bài cũ: Chú Đất Nung (tt) 
GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 2,3,4/SGK.1 HS khác nêu nội dung chính của bài. 
GV nhận xét & chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
-GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ,hỏi:
Bức tranh vẽ cảnh gì?
-GV giới thiệu: Bài đọc Cánh diều tuổi 
thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. 
b.Bài giảng
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Mt: đọc trôi chảy toàn bài
Pp: hỏi đáp, thực hành theo mẫu
-Mời 1 HS khá, giỏiù đọc toàn bài. 
-GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
+Bài chia làm mấy đoạn?
-GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2 lượt)
Lượt 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi cho HS.
Lượt 2: GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới được chú thích ở cuối bài đọc. GV yêu cầu HS đặt câu với từ huyền ảo 
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
GV mời đại diện cặp độc trước lớp
-GV đọc diễn cảm cả baì: giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm,
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mt:hiểu nội dung bài
Pp: hỏi đáp
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,TLCH:
+Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+Theo em, tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
-GV giảng: Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan (mắt nhìn: cánh diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe:tiếng sáo vi vu, trầm bổng)
àGD:Học tập cách quan sát và vận dụng vào môn TLV.
+Đoạn 1 cho em biết gì?(ghi bảng)
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại,TLCH:
+Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? 
+Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
-GV nhận xét, chốt ý(Cho HS xem tranh minh hoạ làm rõ nội dung)
+Đoạn 2 cho biết điều gì?(ghi bảng)
+Qua các câu mở bài & kết bài, tác giả muốn nói lên điều gì về cánh diều tuổi thơ?
-Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, tìm nội dung chính của bài.(ghi bảng)
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Mt: Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên ;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài
Pp: thực hành giao tiếp
-GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS tìm đúng giọng đọc của bài văn & thể hiện diễn cảm 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tuổi thơ của chúng tôi  những vì sao sớm) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV đọc mẫu đoạn văn để hướng dẫn.
Yêu cầu HS luyện đọc
Mời HS đọc trước lớp
GV sửa lỗi cho các em, khen HS đọc tốt.
4.Củng cố 
Em hãy nêu nội dung bài văn?
-Liên hệ,GD:chơi thả diều ở nơi an toàn, không chơi ngoài đường, dưới đường dây điện..
5.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Tuổi Ngựa 
- 
HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi của GV.(10đ)
HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
HS xem tranh minh hoạ bài đọc & nêu
-HS lắng nghe.
-1 HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. 
HS nêu:
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải, sau đó giải nghĩa từ.
-2 HS ngồi cạnh luyện đọc
-2 HS đọc
-HS lắng nghe.
-Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi:
HS nêu lại các chi tiết trong bài 
-Bằng tai và mắt.
-HS nghe giảng.
 +Vẻ đẹp của cánh diều.
-Đọc thầm, trả lời:
Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
Dự kiến HS nêu:
+Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảobạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng/Suốt một thời mới lớn,bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh 
 + Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
Dự kiến: HS có thể nêu 3 ý nhưng ý đúng nhất là: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
+ Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận để tìm ra cách đọc phù hợp
HS theo dõi GV đọc mẫu.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn 
2-3 thi đọc diễn cảm trước lớp
HS nêu 
-Lắng nghe.
Tiết:3	Toán
PPCT: 71	 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện đúng phép chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
HS làm được BT 1 ,BT2 a ,BT3a.
 - HS làm bài cẩn thận ,chính xác
II.CHUẨN BỊ:
-GV:SGK, giáo án; xem bài.
-HS:SGK, vở,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’ 
4’
1’
4 
7 
7 
15’ 
2’
1’
 1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Một tích chia cho một số.
GV yêu cầu 2 HS lên bảng sửa bài tập
´Tính bằng hai cách:
a/ (8 × 3) : 4 b/(15 × 24) : 6
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
-Nêu mục tiêu cần đạt của tiết học
b.Bài giảng
HĐ1: Ôn tập kiến thức cũ
Mt: hệ thống lại kiến thức
Pp:hỏi đáp
GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: 
+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
+ Quy tắc chia một số cho một tích.
HĐ2: Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
Mt:biết cách chia
Pp:thực hành theo mẫu,hỏi đáp
- GV ghi bảng: 320 : 40
- Yêu cầu HS tiến hành theo cách chia một số cho một tích
320: 40 = 320 : (10 × 4) 
 (viết 40 = 10 × 4)
 = 320 : 10 : 4 
 (một số chia một tích)
 = 32 : 4 
 = 8
 ( nhẩm:320 : 10 = 32)
 - GV gợi ý để HS nêu nhận xét: 
 320 : 40 = 32 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8)
- Yêu cầu HS: 
+ Đặt tính
+ Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 32 : 4
àKhi đặt tính theo hàng ngang ta ghi:
 320 : 40 = 8 
HĐ3: Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
Mt: biết cách chia
Pp: thực hành theo mẫu
- GV ghi bảng: 32000 : 400
- Yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích
32000 : 400 = 32000 : (100 × 4)
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4
 = 80
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét: 
 32000 : 400 = 320 : 4
- GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80)
- Yêu cầu HS :
+ Đặt tính
+ Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80
Kết luận chung:
- Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia.
- Sau đó thực hiện phe ... 
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi nhóm đôi.
Đại diện một vài HS trình bày ý kiến.
Cả lớp nhận xét, bổ sung
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nêu
HS đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời. 
+ Câu các bạn hỏi cụ già “ Thưa cụ, . . . không ạ ? “ là câu hỏi thích hợp nhất thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. Nếu hỏi theo cách các bạn tự hỏi nhau thì hơi tò mò, chưa thật tế nhị.
1-2 HS nhắc lại.
Tiết:3. 	 Tập làm văn
PPCT: 30	QUAN SÁT ĐỒ VẬT 
I.MỤC TIÊU:
Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí ,bằng nhiều cách khác nhau ;phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật khác ( nội dung ghi nhớ ) .
Dựa theo kết quả quan sát ,biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
 - Quý trọng, giữ gìn đồ chơi 
II.CHUẨN BỊ:
GV:Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK. Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
GV, HS: Một số đồ chơi thật: gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ .. để trên bàn để HS quan sát. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
5
1
12
4’
12’
3
1
1.Ổn định 
2.Bài cũ 
GV kiểm tra 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo. 
GV nhận xét & chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
- Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
 -GV kiểm tra xem HS đã mang đồ chơi nào đến lớp.
b.Bài giảng
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Mt: Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí ,bằng nhiều cách khác nhau ;phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật khác
Pp:phân tích ngữ liệu
 v Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp để học quan sát.
GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man theo tiêu chí: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
Bài tập 2
GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
GV: quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay  Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ. 
v Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Mt: Dựa theo kết quả quan sát ,biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc
Pp:thực hành
GV nêu yêu cầu của bài 
GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất (tỉ mỉ, cụ thể nhất). 
4.Củng cố: 
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
5.Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi.
Chuẩn bị bài: Luyện tập giới thiệu địa phương (chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn) 
1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo hoặc có thể đọc bài văn tả chiếc áo. (10đ)
HS mang đồ chơi để GV kiểm tra
3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài & các gợi ý a, b, c, d
HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
HS đọc thầm lại yêu cầu của bài & gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng (nếu em nào không có đồ chơi thật có thể quan sát hình trong SGK)
HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí mà GV nêu ra & bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
HS dựa vào gợi ý ở BT1, phát biểu những điều thu hoạch được sau khi làm bài thực hành:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay 
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại. 
-HS nghe giảng.
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS làm việc cá nhân vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
-1-2 HS nhắc lại.
Tiết :4 	Địa lí 
PPCT: 15	HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP)
I.MỤC TIÊU :
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống :dệt lụa ,sản xuất đồ gốm ,chiếu cói ,chạm bạc ,đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
HS khá ,giỏi :
+Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
+Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
	*GDHS khai thác đất làm gốm một cách hợp lí không làm ô nhiễm môi trường
II.CHUẨN BỊ :
 -Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
27’
1’
16’
10’
3’
1’
1.Ổn định:
 2.KTBC :
 +Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
 +Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh 
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa 
b.Bài giảng
 Hoạt động1: Nơi có hàng trăm nghề thủ công
MT:Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu của làng nghề thủ công ở ĐBBB
Pp:thảo luận nhóm
 -GV chia nhóm(4 nhóm),yêu cầu HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
 +Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công )
 ##Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
 +Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
 -GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ .
 GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định . 
 -Liên hệ: GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống . 
-GD: Có ý thức tôn trọng và bảo vệ thành quả của người dân. 
*Vậy khi khai thác đất để làm gốm chúng ta phải làm gì để không ảnh hưởng đến môi trường?
*GDHS khai thác đất làm gốm một cách hợp lí không làm ô nhiễm môi trường
 Hoạt động 2 : Chợ phiên ở ĐBBB
MT: HS kể được một số đặc điểm của chợ phiên ở ĐBBB
Pp:quan sát, thảo luận
 -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
 + Đổi :Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì? bằng kể về chợ phiên ơÛ ĐBBB.
 +Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
 GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
-Kể tên các làng nghề thủ công ở đồng bằng Bắc Bộ 
5.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
-
-2 HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS thảo luận nhóm
-HS đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Người dân ở ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên nhiều sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng,
+Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề.Mỗi làng nghề chuyên làm 1 loại hàng thủ công.
Chẳng hạn: Làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa,
+ Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
-HS nghe giảng.
 -lắng nghe.
-Một vài HS thi kể.
- Khai thác một cách hợp lí.
-HS thảo luận .
-Vài HS đại diện kể .
-HS khác nhận xét.
-2-3 HS đọc .
-HS trả lơì câu hỏi .
SINH HOẠT TUẦN 15
I. MỤC TIÊU:
	Đánh giá hoạt động tuần 15
	Xây dựng kế hoạch tuần 16
II. NỘI DUNG
3. GV nhận xét chung:
Ưu điểm: 
Đạo đức: Đa số các em đi học đều, đúng giờ, ngoan ngoãn, lễ phép.
Tham gia an toàn giao thông khi đi học
Học tập: Ổn định nề nếp học tập khá tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Học bài làm bài ở nhà đầy đủ.
Tham gia sinh hoạt đúng thời gian và đông đủ.
Tồn tại: 
Còn một số em chưa có ý thức tốt trong học tập, ngồi học còn nói chuyện riêng, chưa học bài, soạn bài ở nhà: Hriêng, Gía, Him 
4.Kế hoạch tuần 16
Phát huy những ưu điểm trong tuần 15, khắc phục những tồn tại đã có.
	Thi đua học tập và tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường và các ban ngành đề ra.
	Phụ đạo HS yêáu 
 DUYỆT CỦA CHUYÊN MƠN
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 13(5).doc