Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường tiểu học Ngọc Thiện 1

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường tiểu học Ngọc Thiện 1

Tiết 2:Toán

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. Mục tiêu

 - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

 - Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan

II. Đồ dùng dạy học

- SGK toán 4, bảng con, phiếu học tập.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 13 - Trường tiểu học Ngọc Thiện 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Sáng: 
Tiết 1:Chào cờ
Tiết 2:Toán 
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu
 - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
 - Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học
- SGK toán 4, bảng con, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS chữa bài tập 5, SGK/70 
- Muốn tìm số HS trường đó có tất cả em làm sao ?
- Chấm điểm 5 bài.
- GV nhận xét chung.
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
- GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 ?
- GV kết luận : Để có 297 ta đã viết 9 là tổng của 2 và 7 xen giữa hai chữa số của 27.
- Làm bảng con tính nhẩm : 35 x 11 ; 
 42 x 11 ; 34 x 11
- GV nhận xét chung.
 c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10)
- GV viết lên bảng phép tính 48 x 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Nêu kết quả bài toán ?
+ Yêu cầu HS cộng 4 và 8 của thừa số thứ nhất lại.
+ Viết 2 xen giữa 2 chữ số 48 được 428
+ Thêm1 vào 4 của 428 được 528 
- GV nêu chú ý như SGV/231
-Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. 
d) Luyện tập , thực hành 
* Bài 1 : SGK/71 : Hoạt động cả lớp:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào bảng con. 
- Hỏi : Muốn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
( bé hơn 10, lớn hơn 10 hoặc bằng 10) em làm sao?
* Bài 3 : SGK/71 : Hoạt động nhóm đôi:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận và giải nhanh vào vở.
- Muốn tính số HS cả hai khối em làm sao ?
- GV nhận xét và chốt lại bài giải đúng.
Bài giải
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 ( hàng )
Số học sinh của cả hai khối lớp
11 x 32 = 352 ( học sinh )
Đáp số : 352 học sinh
4.Củng cố - dặn dò:
- Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 em làm sao ?
- Nhạân xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Nhân với số có 3 chữ số 
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
- HS nêu.
- 5 HS đưa vở lên chấm.
- HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng con , 1 HS đọc kết quả.
- HS nhận xét. 
- HS nêu. 
- HS làmbảng con.
- Cả lớp làm bảng con.
- HS nêu : 4 + 8 = 12
- Cả lớp cùng làm theo hướng dẫn.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- HS nêu
- 1 HS nêu.
- HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình
- 1 HS đọc.
- Nhóm đôi làm việc và giải vào vở, 1 HS làm vào phiếu.
- Dán phiếu và trình bày
- Bạn nhận xét.
- HS nêu.
- 2 HS lần lượt nêu.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 3: Thể dục
HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ
TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ ”
I.Mục tiêu :
 -Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp. 
 -Trò chơi : “Chim về tổ ” Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động 
 -Học động tác điều hoà .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhịp độ chậm và thả lỏng. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị còi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 
2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung 
 * Học động tác thăng bằng 
 * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. 
 +Lần 2: GV đứng trước hô nhịp tập cùng chiều với HS, HS tập các cử động của động tác điều hoà. 
 +Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. 
 +Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em 
 +Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không cho cán sự làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. 
 * GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
 -GV điều khiển hô nhịp kết hợp cho HS tập ôn cả 8 động tác cùng một lượt (Xen kẽ mỗi động tác tập GV có nhận xét).
 -Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập.
 b) Trò chơi : “Chim về tổ ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật.
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi tự giác, tích cực và chủ động. 
3. Phần kết thúc: 
 -HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. 
 -Thực hiện bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
-GV hô giải tán. 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
-HS hô “khỏe”
Tiết 4: Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc bài Tập đọc “Vẽ trứng”.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
Câu 1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, TLCH: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Câu 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 và TLCH: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Câu 3
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
Câu 4
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Nêu nội dung của bài?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1, 2 của bài.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên đọc.
- Đọc nối tiếp:
+ Đoạn 1: Từ đầu... vẫn bay được.
+ Đoạn 2: Tiếp...tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: Tiếp...các vì sao.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Theo dõi.
- khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.
- Luyện đọc.
- Đọc.
- Nghe.
- Đọc và trả lời: Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
- Đọc và trả lời: Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ửng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
- Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.
- Thảo luận đặt tên cho truyện.
- Nêu.
- 4 HS đọc.
- Nghe.
- Luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm.
Tiết 5: Chính Tả 
(nghe – viết)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập chính tả 2a / b hoặc bài tập 3a / b.
- Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng viết các tiếng có phụ âm đầu ươn / ương: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Người tìm đường lên các vì sao.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn viết.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải.
d) Thu, chấm, chữa bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm BT chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận làm bài.
- Gọi đại diện HS lên trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi đại diện HS lên trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp.
- HS theo dõi đọc thầm.
- Nêu.
- Nêu: Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt,...
- Đọc và viết.
- Nghe đọc và viết bài.
- Soát lỗi.
- Đọc.
- Trao đổi và làm bài.
- Trình bày.
a) long lanh, lung linh, lặng lẽ, lộng lẫy, lớn lao, lọ lem,...
 + nặng nề, non nớt, nõn nà, náo nức, nô nức, năng nổ,...
b) nghiêm khắc – phát minh – kiên trì – thí nghiệm – thí nghiệm – nghiên cứu – thí nghiệm – bóng điện – thí nghiệm.
- Đọc.
- Làm bài.
- Trình bày.
a) nản chí – lí tưởng – lạc lối (lạc hướng).
b) kim khâu – tiết kiệm – tim.
Buổi chiều
Tiết 1: Tin học
(GV chuyên dạy)
Tiết 2: Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số.
 - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai , tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. 
 - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy- học
- SGK toán lớp 4, bảng con, phiếu khổ lớn.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồ ... 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Viết đề kiểm tra lên bảng.
- GV nhận xét về kết quả bài làm:
* Ưu điểm: HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề.
+ Dùng đại từ nhân xưng trong bài nhất quán.
+ Diễn đạt câu, ý rõ ràng.
+ Sự việc, cốt truyện, liên kết giữa các phần.
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức trình bày bài.
* Hạn chế: Nêu VD cụ thể.
- Thông báo điểm số cụ thể (giỏi, khá, trung bình, yếu).
2.3. Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho HS.
a) Hướng dẫn HS sửa từng lỗi.
- Yêu cầu HS sửa bài cá nhân theo định hướng sau:
+ Đọc lời nhận xét của cô.
+ Đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài.
+ Viết vào nháp các lỗi trong bài theo từng loại lỗi và sửa lỗi.
+ Đổi bài làm và phần sửa cho bạn bên cạnh soát lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
b) Hướng dẫn sửa lỗi chung.
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng.
- Gọi HS lên bảng chữa lỗi.
- Yêu cầu HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
- GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
2.4. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học và rút kinh nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- Theo dõi.
- Nghe.
- Nhận bài.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- 1 HS lên bảng, cả lớp chữa nháp.
- Trao đổi.
- Chữa bài vào vở.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận.
Tiết 5: Tiếng anh
(GV chuyên dạy)
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 - Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học. 
 - Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số .
 - Các tính chất của phép nhân đã học. 
 - Lập công thức tính diện tích hình vuông. 
II. Đồ dùng dạy – học
 - Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ 
III.Hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật em làm sao?
- Cả lớp tính vào bảng diện tích hình chữ nhật, với a = 15m, b = 80m
- GV chữa bài nhận xét .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b ) Hướng dẫn luyện tập 
 * Bài 1: SGK/75 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Nêu cách đổi đơn vị đo khối lượng từ yến ra kg và tạ ra kg ? từ tấn ra kg và tấn ra tạ ?
- Nêu cách đổi đơn vị diện tích từ dm2 , cm2 và mm2 ra dm2
* Bài 2: SGK/75 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài a,b.
- Phát phiếu cho 2 HS làm
- Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân : 
 475 x 205 
- GV chữa bài và nhận xét.
* Bài 3: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
- Hỏi : Ở bài tập a, b, c em áp dụng tính chất gì để giải
- GV nhận xét 
* Bài 4: SGK/75 : Hoạt động nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm với 2 cách giải rồi giải vào phiếu.
Hỏi : Muốn tính số lít nước cả 2 vòi cùng chảy sau 1 giờ 15 phút em làm sao ?
- GV nhận xét chung.
Cách 1:
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
 Số lít nước vòi 1 chảy được là:
25 x75 = 1 875 ( lít )
 Số lít nước vòi 2 chảy được là:
15 x75 = 1 125 ( lít )
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là:
1875 + 1125 = 3000 ( lít )
Đáp số : 3000 lít
- GV hỏi trong 2 cách làm trên cách nào thuận tiện hơn ?
* Bài 5: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. 
- Các em hãy nêu cách tính diện tích hình vuông ? 
- Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào ? 
* Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là:
 S = a x a 
- Yêu cầøu HS tự làm phần b.
- Nhận xét bài làm của một số HS 
3. Củng cố - dặn dò
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhauhơn hoặc kém nhaubao nhiêu lần ?
- Nhận xét tiết học. 
- Về HS làm bài tập và chuẩn bị bài: Một tổng chia cho một số.
- 1 HS nêu quy tắc và công thức.
- Cả lớp làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm.
- HS nghe.
- 1 HS đọc.
- 3 HS làm bài voà phiếu, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Dán phiếu lên bảng, bạn nhận xét.
- HS nêu.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu
- Dán kết quả và trình bày.
- 1 HS nêu, bạn nhận xét.
- HS nêu.
- 3 HS làm bài vào phiếu., HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Dán kết quả trình bày.
- 3 HS lần lượt nêu : + Bài a vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp.
+ Bài b vận dụng tính chất một số nhân với một tổng
+ Bài c vận dụng một số nhân với một hiệu.
- HS đọc đề toán.
- Nhóm thảo luận cách giải, ghi vào phiếu
- Dán kết quả trình bày
- HS nêu
- 2 HS đọc cách giải 1 và 2
Cách 2 :
Bài giải
Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút
25 + 15 = 40 ( lít)
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là
43 x 75 = 3000 ( lít )
Đáp số : 3000 llít
- Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân.
 - Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh. 
- Là a x a 
- HS ghi nhớ công thức. 
- HS làm bài vào vở. 
 Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 (m2 )
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- HS nêu.
- HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 2: Luyện từ và câu
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước.
- Tự giác làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Nhận xét
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và ghi lại các câu hỏi trong bài Tập đọc.
Bài 2
- Yêu cầu HS cho biết các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai.
Bài 3
- Yêu cầu HS nêu những dấu hiệu giúp nhận ra đó là câu hỏi.
2.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ.
2.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Gọi 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn, yêu cầu HS suy nghĩ sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Yêu cầu từng cặp HS đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi đáp.
- Gọi một số cặp thi hỏi đáp.
Bài 3
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi để tự hỏi mình.
- Gọi HS nối tiếp đọc câu vừa đặt.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- Đọc.
- Đọc và ghi lại: 
+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến: 
+ Của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
+ Của một người bạn để hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
- Nêu: + Câu 1: Từ thế nào.
 + Câu 2: Dấu chấm hỏi.
- Đọc.
- Đọc.
- Đọc và làm bài.
- Trình bày.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Đọc và viết các câu hỏi.
- Thực hành.
- Đọc.
- Đặt câu hỏi.
- Nối tiếp đọc.
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện). 
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
- Tự giác sửa bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Tại sao em biết đề 2 là văn kể chuyện?
Bài 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Gọi từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu BT3.
- Gọi HS thi kể chuyện trước lớp, kể xong trao đổi, đối thoại cùng các bạn về:
+ Nhân vật trong truyện.
+ Tính cách nhân vật.
+ Ý nghĩa câu chuyện.
+ Cách mở đầu, kết thúc câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc.
- Đọc và trả lời:
+ Đề 1: thuộc loại văn viết thư.
+ Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện.
+ Đề 3: thuộc loại văn miêu tả.
- Vì khi làm đề này phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi, noi theo.
- Đọc.
- Nối tiếp nói.
- Viết dàn ý.
- Thực hành kể.
- Thi kể.
Tiế 4: Khoa học
( GV chuyên dạy)
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
 - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần
 - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ
 -Ý kiến các thành viên trong tổ.
 - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết:
 2. GV đánh giá chung:
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn.
 c) Học tập:- Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, còn một số em chưa tham gia phát biểu.
 - Một số em viết chữ còn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn.
 - Một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
 d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ.
 - Bầu cá nhân tiêu biểu:
 - Bầu tổ tiêu biểu:
2. Kế hoạch tuần tới:
 - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
 - Thực hiện tốt phong trào “đôi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4 tuan moi.doc