Môn:Toán
Bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan
Ngày soạn: 24/ 11 / 2012 Ngày dạy : 26/11/2012 Môn:Toán Bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II. Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 60, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác - GV chữa bài và cho điểm HS B.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Phép nhân 27x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) - GV viết lên bảng phép tính 27x 11. - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Sau kh học sinh thực hiện xong giáo viên hỏi - Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. -Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. - Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 HĐ3: Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10) - Viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Hướng dẫn học sinh cách thực hiện tương tự như nhân với 27 HĐ4: Luyện tập , thực hành Bài 1 - Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. Bài 2 -GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS thực hiện nhân nhẩm để tìm kết quả không được đặt tính. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3:-GV yêu cầu HS đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở . Nhận xét cho điểm học sinh HĐ5: Hoạt động nối tiếp -Nhạn xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài tập -3HS lên sửa bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp - Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9 ) vào giữa. - HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở a ) X : 11 = 25 X = 25 x 11 X = 275 b ) X : 11 = 78 X = 78 x 11 X = 858 -HS đọc đề bài -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở Bài giải Số học sinh của khối lớp 4 là 11 x 17 = 187 ( học sinh ) Số học sinh của khối lớp 5 có là 11 x 15 = 165 ( học sinh ) Số học sinh củacả hai khối lớp 187 + 165 = 352 ( học sinh) Đáp số 352 học sinh ********************************* Tập đọc Bài: Người tìm đường lên các vì sao I.Mục tiêu - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-côp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao. - KNS: Tư duy, lắng nghe tích cực, hợp tác, II. Chuẩn bị : -Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp - xki. -Tranh ảnh, vẽ kinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và t/l c/h về n/d bài. -Gọi 1 HS đọc toán bài. -Nhận xét và cho điểm HS . B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Luyện đọc – Tìm hiểu bài a, Luyện đọc: -Gv chia đoạn -GV đọc mẫu, toàn bài b,Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì? + Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? + Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki? + Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã làm gì? + Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? - Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? - Câu chuyện nói lên điều gì? c. Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn giọng đọc của bài -Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2,3 -Tổ chức cho HS thi đọc -Nhận xét và cho điểm học sinh. HĐ3: Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Quan sát và lắng nghe. - 1hs khá đọc toàn bài - 4 Hs đọc đoạn. Luyện phát âm - 4Hs đọc đoạn. Giải nghĩa từ - Đọc theo cặp - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời + Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời. + Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim + Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-côp-xki tìm cách bay vào không trung. + Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm t/n có khi đến hàng trăm lần. + Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ + Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó. - Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ôn-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. - 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn). -1 HS đọc -HS luyện đọc theo cặp. -3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. ***************************** Chính tả (Nghe – Viết) Bài: Người tìm đường lên các vì sao I.Mục tiêu : - Nghe – viết chính xác, trình đẹp đoạn Từ nhỏ Xi-ô-côp-xki đến hàng trăm lần trong bài Người lên các vì sao. - Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/ iê. -KNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác, II. Chuẩn bị: -Giấy khổ to và bút dạ, III. Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ -Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp. - vườn tược, thịnh vượn, vay mượn, mương nước, con lươn, lương tháng. -Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn. + Đoạn văn viết về ai? - Em biết gì về nhà bác học Xi-ô-côp-xki? * Hướng dẫn viết chữ khó: - Yêu cầu các HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Nghe viết chính tả: -GV đọc cho HS viết. - Đọc lại một lần nữa * Soát lỗi chấm bài: - Gv thu vở chấm - Nhận xét HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: a/. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có. - Nhận xét và kết luận các từ đúng. Có hai tiếng đề bắt đầu bằng l -Có hai tiếng bắt đầu bằng n b/ Tiến hành tương tự a/ Bài 3: a/. – Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ. -Gọi HS phát biểu -Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng. b/. Tiến hành tương tự phần a/. HĐ4: Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. -HS thực hiện theo yêu cầu. -Lắng nghe. -Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125, SGK. + Đoạn văn viết về nhà bác học người Nga Xi-ô-côp-xki. - Xi-ô-côp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học. - Các từ: Xi-ô-côp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm, - HS lắng nghe và viết bài vào vở. - Hs soát lỗi - Đổi vở chữa bài -1 HS đọc thành tiếng. -Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu. -Bổ sung. -1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 10 từ vào vở. Long lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng. Lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lửng lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu. Nóng nảy, nặng nề, nảo nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê náo nức nô nức, - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ. - Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ- 1 HS đọc từ tìm được. - Lời giải: nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối, lạc hướng. - Lời giải: Kim khâu, tiết kiệm, tim, ************************************* Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày dạy : 27/11/2012 Môn: Toán Bài: Nhân với số có 3 chữ số I. Mục tiêu : Giúp HS:-Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số. -Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. -Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. KNS: Lắng nghe tích cực, tư duy, III. Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS A.Kiểm tra bài cũ -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS B.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Phép nhân 164 x 123 - GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 , sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một só nhân với một tổng để tính . - Vậy 164 x123 bằng bao nhiêu ? * Hướng dẫn đặt tính và tính - Để tránh thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc . Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123 ? - GV nêu cách đặt tính đúng : Viết 164 rồi viết 123 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chụ, hàng trăm thẳng hàng trăm, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. -GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân + Lần lượt nhân từng chữ số của 123 x164 theo thứ tự từ phải sang trái 164 123 492 328 164 20172 - GV giới thiệu từng tích riêng - GV cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 164 x 123. - Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. HĐ3: Luyện tập Bài 1: Thực hiện tương tự như với phép nhân 164 x123. - GV chữa bài, có yêu cầu 3 HS lần lượt nêu cách tính của từng phép nhân. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - Treo bảng số như đề bài trong SGK, nhắc HS thực hiện phép tính ra nháp và viết kết quả tính đúng vào bảng . a 262 262 263 b 130 131 131 a x b - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3 -Gọi HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - GV nhận xét cho điểm HS. HĐ4: Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS tính như sách giáo khoa. - 164 x 123 = 20 172 -1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp - HS đặt tính lại theo hướng dẫn nếu sai. -HS theo dõi GV thực hiện phép nhân. - HS nghe giảng. -3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở . - HS ... cả lớp làm bài vào vở Cách 2 : Bài giải Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút 25 + 15 = 40 ( lít) Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là 43 x 75 = 3000 ( lít ) Đáp số : 3000 llít - Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân. -HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ***************************************** Tập làm văn Bài: Ôn tập văn kể chuyện I.Mục tiêu : - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện( nội dung, nhân vật, cốt truyện ), - Kể được một câu chuyện theo đề bài cho trước. - Nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý/n câu chuyện đó để trao đổi - Hiểu được kiểu mở bài và kết bài trong đoạn văn kể chuyện của mình. KNS: Giao tiếp, hợp tác, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS A.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát phiếu. + Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết? - Kết luận : trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2,3:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn. a. Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. -GV treo bảng phụ. b.Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3. - Nhận xét, cho điểm từng HS . HĐ3: Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ghi những kiến thức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. - Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. + Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. + Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. - Lắng nghe. -2 HS tiếp nối nhau đọc từng bài. - 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. - HS nêu lại những yêu cầu của văn kể chuyện như nhân vật. cốt truyện, - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Hỏi và trả lời về nội dung truyện. *********************************** Môn: Toán TC Bài: Luyện tập I.Mục tiêu : Giúp học sinh - Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học. - Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số . - Các tính chất của phép nhân đã học. - Lập công thức tính diện tích hình vuông. II. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A.Bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1:-GV yêu cầu HS tự làm bài -GV sửa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình : + Nêu cách đổi 1 300 kg = 13 tạ ? -GV nhận xét và cho điểm HS . Bài 2: - Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện - GV nhận xét và cho điểm Bài 3:-GV gọi HS đọc đề bài -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán -GV chữa bài và hỏi trong 2 cách làm trên cách nào thuận tiện hơn ? HĐ3: Hoạt động nối tiếp -Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng làm 1 phần, mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở. + Vì 100 kg = 1 tạ Mà 1300 : 100 = 13 Nên 1300 kg = 13 tạ - 1 HS nêu. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở . a) 25 x 39 x 4 = ( 25 x 4 ) x 39 = 100 x 39 = 3900 - HS đọc đề toán. -1 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách, cả lớp làm bài vào vở - Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ****************************************** Môn: Tiếng Việt TC Ôn Luyện từ và câu - Tập làm văn I. Mục tiêu: - Nhằm giúp HS ôn lại luyện phần tính từ đã học. Biết đặc câu hoặc nhận biết tính từ trong đoạn văn. Giúp HS đặt câu đúng ngữ pháp - Giúp những HS đọc yếu được đọc thêm. Tìm hiểu thêm và rèn thêm cách kết bài trong bài văn kể chuyện II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS Ho¹t ®éng 1: ¤n TÝnh tõ - Thảo luận nhóm 2 + Thế nào là tính từ ? + Những tính từ cào thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất - Y/c HS lấy ví dụ trong câu biết sử dụng tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất - Thi đua nhau tìm đọc đoạn văn trong đó có sử dụng tính từ Ho¹t ®éng 2: ¤n TLV * Theo em thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện - Y/c HS có thể viết đoạn bài 1 bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng và không mở rộng * GV tuyên dương những em có kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay. - §Ò bµi: H·y kÓ l¹i chuyÖn Hai bµn tay (SGK, tËp 1, trang 114) b»ng c¸ch chuyÓn lêi dÉn trùc tiÕp thµnh lêi dÉn gi¸n tiÕp vµ chuyÓn tõ kÕt bµi tù nhiªn thµnh kÕt bµi më réng. HĐ3:Ho¹t ®éng nèi tiÕp * GV tuyên dương – HS tích cực hoạt động - Cùng nhau kiểm tra lại kiến thức đã học về tính từ + Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái của người, vật + HS lần lượt nêu - HS lần lượt nêu ví dụ - HS tìm đoạn văn trong đó có tính từ - VD: Qua câu chuyện “Vẽ trứng” giúp em hiểu rằng khổ công rèn luyện mới thành tài - HS viÕt - HS lµm bµi - HS ®äc bµi tríc líp *********************************************** Môn: Đạo đức Bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ( tiết 2) I.Mục tiêu: - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.. - Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ, biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ. II.Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ 2). - Giây màu xanh màu đỏ vàng cho mỗi học sinh . -Đồ dùng hoá trang để biểu diễn tiểu phẩm Phần thưởng III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS A.Kiểm tra bài cũ Cho học sinh đọc các câu ca dao tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. - GV nhận xét. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài ghi bảng. HĐ2: Đánh giá việc đúng hay sai - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi : - Em hiểu thế nào là hiếu thảo vơi ông bà, cha mẹ ? Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra ? HĐ3:Kể chuyện tấm gương hiếu thảo. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm . +Phát cho HS giấy bút + Y/c trong nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết . HĐ4: : Sắm vai xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm + Đưa ra 2 tình huống (có thể có tranh minh hoạ) Tình huống 1 : Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo :”Bữa nay bà đau lưng quá “. Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân ông Tùng nhờ bạn : Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn . + Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống và sắm vai 1 trong 2 tình huống . - Tổ chức cho HS làm việc cả lớp : - Yêu cầu 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi. HĐ5: Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : biết ơn thầy cô giáo. - 2-3 em nêu. - Học sinh nhắc lại. - HS làm việc cặp đôi : quan sát tranh và đặt tên cho tranh, nhận xét xem việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao ? - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ sẽ rất buồn phiền gia đình không hạnh phúc . - HS thảo luận kể lại câu chuyện về gương hiếu thảo - HS thảo luận phân chia vai diễn để sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống - Chẳng hạn : Tình huống 1 : Em sẽ mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà . Tình huống 2: Em sẽ không chơi lấy khăn giúp ông . - HS lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. ******************************************** Môn: Khoa học Bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm I.Mục tiêu : - Nêu được một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: + Xả rác, phân , nước thải bừa bãi, ... + Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. + Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ ... + Vỡ đường ống dẫn dầu, ... - Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. - Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước. KNS: Hợp tác, giao tiếp,... II. Chuẩn bị : -Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện). III. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: 1) Thế nào là nước sạch ? 2) Thế nào là nước bị ô nhiễm ? - GV nhận xét và cho điểm HS. B.Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ? - GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. HĐ3: Tìm hiểu thực tế. - Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm? -Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ? HĐ4: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ? - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Hoạt động nối tiếp -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -2 HS trả lời. - HS thảo luận. - HS quan sát, trả lời: -HS lắng nghe. - HS suy nghĩ, phát biểu: - Gây ô nhiệm nguồn nước - HS tiến hành thảo luận - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. ***********************************
Tài liệu đính kèm: