Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 3 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 3 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Thư thăm bạn.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Nhận biết được bố cục cơ bản của một bức thư, tác dụng của từng phần trong bức thư, hiểu được tình cảm của bạn nhỏ trong bức thư: thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn.

 2. Kỹ năng : Đọc lưu loát, thể hiện được tìmh cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong bức thư.

 3. Thái độ : Con người phải yêu thương, chia sẽ, giúp đở lẫn nhau, trong lúc hoạn nạn.hoạn nan.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh họa trong bài.Các bức ảnh về cảch cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình .

- Đọc thuộc lòng những câu thơ yêu thích trong bài ?

- Đọc thuộc cả bài thơ

- Hỏi : Hai dòng thơ cuối bài có nghĩa như thế nào ?

- GV nhận xét – ghi điểm .

 

doc 50 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 3 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Thư thăm bạn.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nhận biết được bố cục cơ bản của một bức thư, tác dụng của từng phần trong bức thư, hiểu được tình cảm của bạn nhỏ trong bức thư: thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn.
	2. Kỹ năng : Đọc lưu loát, thể hiện được tìmh cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong bức thư.
 3. Thái độ : Con người phải yêu thương, chia sẽ, giúp đở lẫn nhau, trong lúc hoạn nạn.hoạn nan.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa trong bài.Các bức ảnh về cảch cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình .
Đọc thuộc lòng những câu thơ yêu thích trong bài ?
Đọc thuộc cả bài thơ
Hỏi : Hai dòng thơ cuối bài có nghĩa như thế nào ?
GV nhận xét – ghi điểm ..
3. Giới thiệu bài :
	Hôm nay các em sẽ đọc 1 bức thư thăm bạn. Đọc thư này, các em sẽ thấy tình cảm chân thành của 1 bạn học sinh ở tỉnh Hoà Bình với 1 bạn ở miền Nam bị trận lũ cướp mất cả ba mẹ. Các em là những người đã từng tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các bạn HS ở vùng bão lụt chắc sẽ hiểu được tấm lòng của bạn nhỏ viết bức thư này .
GV ghi tựa bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4. Phát triển các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP : Thực hành, đàm thoại 
GV đọc diễn cảm bức thư + tranh.
Chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu chia buồn với bạn.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
GV nhận xét cách đọc ở 1 số em và cho phát âm lại những từ phát âm sai .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
PP: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải
Đoạn 1:
Bạn Lương có biết bạn Hồng không?
Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
GV nhận xét – chốt : Bạn Lương đã tự giới thiệu mình và nêu lí do viết thư .
 Đoạn 2: 
Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất hiểu biết cách an ủi bạn Hồng ?
GV nhận xét – chốt: Lương bày tỏ sự thông cảm bằng cách đặt mình vào hoàn cảch của Hồng, biết khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm, khuyến khích Hồng dũng cảm noi gương cha vượt qua khó khăn này, làm cho Hồng yên tâm, tin rằng bên Hồng luôn có cô, bác, bạn bè gần xa quan tâm giúp đỡ.
Liên hệ :Phải biết thông cảm và chia sẽ nỗi đau với người khác, tham gia tốt phong trào giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt do nhà trường tổ chức .
GV tổ chức học nhóm đôi .
 · Những dòng mở đầu và kết thúc
 bức thư có tác dụng gì ?
GV nhận xét – chốt : đó là phần đầu thư và phần cuối thư .
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV hướng dẫn cách đọc:
Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành.Trầm giọng khi đọc những câu nói về sự mất mác, giọng khoẻ khoắn khi đọc những câu văn động viên .
GV nhận xét .
Hoạt động cá nhân, nhóm
H nghe + quan sát.
HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn, cả bức thư (cá nhân, nhóm đôi )
HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc và nêu nghĩa các từ : xã thân, quyên góp, khắc phục .
Hoạt động lớp, nhóm
H đọc – trả lời câu hỏi .
Lương không biết Hồng, em chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong .
Cảch ngộ đáng thương của Hồng khiến Lương xúc động muốn viết thư để thăm hỏi và chia buồn với Hồng .
H đọc trả lời câu hỏi .
Hôn nay, đọc báo  trận lũ lụt vừa rồi .
Cũng như Hồng  như thế nào .
Chắc là Hồng tự hào  nước lũ .
 · Mình tin rằng  nỗi đau này .
 · Bên cạnh  đừng từ chối nhé !
H đọc thầm và thảo luận.
 · Những dòng mở đầu nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. 
 · Những dòng cuối ghi lời chúc, cảm ơn, lời hứa hẹn, người viết thư kí tên, ghi họtên.
H trình bày – Lớp nhận xét 
 Hoạt động 4: Củng cố
Yêu cầu 2 HS đọc diễn cảm bức thư 
Hỏi : Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ?
Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa ?
5. Hoạt động nối tiếp 
- Dặn dò
Luyện đọc thêm.
CB : Người ăn xin .
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Triệu và lớp triệu ( TT ).
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Củng cố thêm về hàng và lớp, cách dùng bảng thống kê số liệu.
	2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu.
 3. Thái độ : Tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, bảng phụ.
HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Triệu, lớp triệu.
3. Giới thiệu bài :
	Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài “ Triệu, lớp triệu” (tt).
® GV ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H đọc và viết số.
PP : Trực quan, vấn đáp.
GV viết số 342157413 vào bảng phụ của bài tập 4 theo từng hàng, lớp như SGK bằng phấn màu.
Gọi H lên bảng viết số 342157 413
Gọi H đọc số vừa viết.
Nếu H còn lúng túng, GV hướng dẫn đọc.
+ GV viết số 987654321 lên bảng.
+ Gọi H phân tích số thành các hàng, lớp?
+ GV hướng dẫn đọc: đọc từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số rồi thêm tên lớp đó.
® GV đọc số ® Gọi H đọc lại.
Gọi H nêu cách đọc số.
GV chốt cách đọc.
+ Ta tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc rồi thêm tên lớp đó.
Hoạt động 2: Luyện tập
PP: Thực hành. 
Bài 1: Viết
GV cho H đọc số dòng đầu tiên.
Gọi H vd mỗi con số thuộc hàng nào, lớp nào?
GV hướng dẫn H làm số 740 347 210 theo thứ tự sau.
+ Trước hết tách lớp, đọc số 
+ Điền các chữ sốvào chỗ chấm cho thích hợp.
+ Nhìn vào các con số vừa viết đọc kiểm soát lại lần nữa.
GV cho H làm các phần còn lại.
® Sửa bài miệng.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm.
GV cho H làm bài.
GV theo dõi lớp làm bài.
Sửa bài bằng hình thức trò chơi
 “ gọi điện”.
Cách chơi:
+ GV chỉ 1 H đọc kết quả câu đầu.
 + H này gọi 1 bạn khác.
 + Cứ thế đến hết.
GV kiểm tra H.
Bài 3: Viết vào chỗ chấm.
Gọi H nêu lại cách đọc số.
GV yêu cầu H làm bài.
b/ GV đọc số.
® GV nhận xét ® Chấm vở..
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H viết bảng.
H đọc ( khoảng 3 em )
H phân tích: 987 triệu, 654 nghìn, 321 đơn vị.
H đọc số ( 3 em ).
 “chín trăm tám mươi bảy triệu sáu trăm năm mươi bốn nghìn ba trăm hai mươi mốt”.
H nêu.
H nhắc lại ( 3- 4 em ).
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đọc đề bài
H đọc ( 2 – 3 em )
H xác định
H tách lớp và đọc số.
H nêu: 7 : hàng trăm triệu
: hàng chục triệu
 1 : hàng triệu
 3 : hàng trăm 
4 : hàng chục nghìn
 7 : hàng nghìn
1 : hàng chục
0 : hàng đơn vị
H đọc số.
H làm bài.
H sửa bài ® lớp nhận xét.
H đọc đề
H làm bài.
H đọc: chữ số 7 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
H thứ 2 đọc tiếp ® đọc xong gọi tiếp 1 bạn.
® Lớp nhận xét.
H đọc đề.
H nêu.
H làm bài + sửa bài miệng, câu a.
H sửa bài bảng lớp ( 3 em ).
® Lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố
Nêu cách đọc số.
Thi đua 2 dãy: đọc, viết số & ngược lại.
5. Hoạt động nối tiếp - Dặn dò
Nhận xét tiết học.
BTVN: 3, 4/ 16.
Chuẩn bị: Luyện tập
 Lịch sử
Nước Văn Lang .
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : Biết được nước Văn Lang là nhà nước đầy tiên của nước ta.Nhà nước này ra đời cách đây 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống, biết sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
	2. Kỹ năng : Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
 3. Thái dộ : Tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Hình trong SGK, phiếu học tập, bản đồ TNVN.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : 
Kiểm tra: ĐDHT.
Giới thiệu bài : 
	Nước Văn Lang
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nước Văn Lang và cách tổ chức nhà nước Văn Lang.
PP : Vấn đáp, quan sát.
GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam và yêu cầu H xác định địa phận nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ, cho H đọc từ “ Cách đâylạc dân” rồi trả lời câu hỏi?
+ Nước Văn Lang ra đời khi nào?
+ Kinh đô được xây dựng ở đâu?
+ Vẽ sơ đồ càc giai tỗng trong xã hội Văn Lang.
GV cho H trình bày cá nhân và yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung.
® GV chốt ý: Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta.
Hoạt động 2: Đới sống vật chất và trinh thần của người Lạc Việt.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, thảo luận.
GV yêu cầu H quan sát tranh và đọc SGK để điền vào bảng sau:
Sản xuất
 ăn
Mặc và trang điểm
 ở
 Lễ hội
GV cho H trình bày kết quả.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
Ơû địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H xác định ( sông Hồng, sông Mã, Phú Thọ ).
700 năm TCN.
Phong Châu ( Phú Thọ ).
	 Hùng Vương
	Lạc hầu, Lạc tướng
	 Lạc dân
H quan sát tranh và điền vào bảng:
Sản xuất
 ăn
Mặc và trang điểm
 ở
 Lễ hội
Lúa
Khoai
Cây ăn quả
Cơm,xôi
Bánh
chưng
Bánh dày
Đồ trang
sức bằng đá, đồng
Nhà sàn
Vui chơi nhảy múa
H trình bày.
Lớp nhận xét.
H nêu
Hoạt động 4: Củng cố.
Kể tên một số tục lệ của người Lạc Việt.
5 Hoạt động nối tiếp
Dặn dò :. 
Chuẩn bị: Nước Âu Lạc
Rút kinh nghiệm :----------------------------------------------------- ... hư để làm gì?
 Để thực hiện các mục đích kể trên, 1 bức thư cần có những nội dung gì?
GV chốt.
GV lưu ý.
 Có thể trình bày tách bạch thành từng ý riêng hoặc xen kẽ các nội dung đó với nhau.
Qua bức thư đã đọc, em thấy 1 bức thư thường được mở đầu và kết thúc như thế nào?
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
¥ PP: Đàm thoại.
Hướng dẫn H rút ghi nhớ.
Hoạt động 3: Phần luyện tập.
¥ PP: Thực hành, luyện tập.
a/ Hướng dẫn H hiểu đề.
Gạch chân những từ quan trọng trong đề ( bảng phụ ) khi hỏi:
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
® Nếu không có, có thể tưởng tượng 
 ra 1 người bạn như thế.
 + Mục đích viết thư để làm gì?
 + Thư viết cho bạn cũ, cùng tuổi, 
 cần dùng từ xưng hô như thế nào?
 + Cần thăm hỏi bạn bè về những 
 phương diện nào?
 + Cần kể cho bạn nghe những gì về 
 tình hình lớp, trường hôm nay?
 + Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
 b/ Thực hành viết thư.
Nhận xét.
Chấm chữa 2, 3 bài.
Hoạt động 4: Củng cố
GV rút kinh nghiệm.
5. Hoạt động nối tiếp
 - Dặn dò
GV nhận xét tiết học. Biểu dương H làm việc tốt.
Dặn dò: Hoàn chỉnh lá thư
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 H đọc bài “ Thư thăm bạn”.
+ Thăm hỏi.
+ Chia buồn cùng gia đình Hồng vì bị 
 trận lụt gây đau thương, mất mát 
 lớn.
+ Thăm hỏi.
+ Thông báo tin tức.
+ Trao đổi ý kiến.
+ Bày tỏ tình cảm.
H dựa vào bài “ Thư thăm bạn” trả lời.
+ Lý do, mục đích viết thư.
+ Thăm hỏi tình hình hoặc nơi ở của 
 người nhận thư đang sinh sống, 
 học tập hoặc làm việc.
+ Ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ, 
 tình cảm.
+ Phần mở đầu:
 - Ghi địa điểm, thời gian viết thư.
 - Chào hỏi người nhận thư.
+ Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn của người viết thư.
- Ký tên, ghi họ tên.
 Hoạt động cá nhân.
2 H đọc.
Cả lớp đọc thầm.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
1 H đọc đề.
Lớp đọc thầm + xác định yêu cầu đề.
+ 1 bạn ở trường.
+ Hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay.
+ Gần gũi, thân mật: bạn, câu, mình, tớ.
+ Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn hôm nay: đá bóng, chơi cầu.
Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trướng, lớp
+ Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại
H ghi ra nháp những ý cần viết của 1 bức thư.
2 H trình bày miệng.
® Lớp nhận xét.
H làm bài vào vở.
Rút kinh nghiệm :
Toán 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp H hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
+ Đặc điểm của hệ thập phân.
+ Sử dụng 10 kí hiệu ( chữ số ) để viết số trong hệ thập phân.
+ Gía trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong 1 số cụ thể.
Kỹ năng : Rèn luyện cho H nhận biết giá trị của các chữ số trong từng giá số cụ thể.
Thái dộ : Viết đúng, viết đẹp, viết chính xác số.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ.
HS : SGK + vở bài tập .
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Gọi 3 H lên bảng sổ BT4/ 20.
Giải thích cách điền số thích hợp.
GV chấm điểm, nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài : “ Viết số tự nhiên 
 trong hệ thập phân”.
GV ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
GV yêu cầu H viết số thích hợp vào chỗ chấm.
GV hỏi về mối quan hệ giữa các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn?
GV kết luận ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại jợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liuền nó.
Ghi bảng tóm tắt ý trên.
Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm của cách viết số trong hệ thập phân.
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
GV các em đã được học tất cả bao nhiêu chữ số?
Nêu 10 chữ số đã học?
GV nêu: chỉ với mười chữ sốnày 
 ( chỉ vào 10 số ghi bảng ) ta có thể 
 viết được mọi số tự nhiên.
Gọi H lên bảng, GV đọc.
GV yêu cầu H nêu giá trị của từng chữ số 9 trong số 999.
GV yêu cầu H cho vài ví dụ về giá trị khác nhau của chữ số trong mỗi số.
GV kết luận: trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
GV ghi tóm tắt lên bảng.
Hoạt động 3: Thực hành.
PP: Giảng giải, thực hành.
 + Bài tập 1:
Hướng dẫn H đọc yêu cầu và làm bài.
+ Bài tập 2:
H tự làm theo mẫu.
Nhắc trường hợp giá trị của chữ số 0 bằng 0 nên không viết trong tổng.
+ Bài tập 3:
GV đưa bảng phụ kẻ sẵn bài tập.
H điền giá trị của số 5 vào ô đúng.
GV nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 4: Củng cố. 7’
PP: Trò chơi.
Chia lớp thành 2 đội, đội kia viết số và nêu giá trị của 1 chữ số có trong số đó, và ngược lại.
Nhận xét ,đánh giá thi đua.
5. Hoạt động nối tiếp - Dặn dò
Nhận xét tiết học, tuyên dương khen thưởng.
Chuẩn bị: “ So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên”.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
 10 đơn vị = chục.
 10 chục = trăm.
  trăm = 1 nghìn.
1 H làm bảng lớp.
Cả lớp làm vào vở nháp.
H mười đơn vị ở 1 hàng lại họp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
H nhắc lại nhận xét trên.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Có 10 chữ số. 
1 H lên bảng vừa viết vừa đọc:
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
H viết: 999, 2005, 685, 402, 793. 
Lớp làm vào nháp.
H vừa chỉ vào từing chữ số 9 và cho biết giá trị của nó: số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9, số 9 ở hàng chục có giá trị là 90, số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900.
1 với H nhắc lại.
2004 - 2047.
2410 - 4210.
H nhắc lại.
 Hoạt động lớp.
H làm vàoở, chữa bài bảng lớp.
 387 = 300 + 80 + 7
 873 = 800 + 70 + 3
 4738 = 4000 + 700 + 30 + 8
 10837 = 10000 + 800 + 30 + 7
1 H làm bảng phụ.
Lớp làm vở nháp.
Khoa học
Vai trò của VI-TA-MIN, Chất khoáng, chất xơ.
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Sau bài học, H biết:
Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khóang và chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
	2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng kể tên và nhận ra nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
 3. Thái dộ : Ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Vai trò của chất đạm và chất béo. 
 Tại sao hằng ngày chúng ta cần thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
Nêu vai trò nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ?	
Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ đâu?
Nhận xét- đánh giá
3. Giới thiệu bài :
 Hôn nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Vai trò của vi-ta-min, chất khóang và chất xơ”.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Nói tên và nhận ra nguồn gốc của cac thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khóang và chất xơ
PP : Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi
Kể tên một số thức ăn chứa vi-ta-min và chất khoáng có trong hình trang 14 SGK.
Em có nhận xét gì về nguồn gốc của nhóm thức ăn này?
Kể tên một số thức ăn chứa xơcó trong hình trang 15 SGK.
Em có nhận xét gì về nguồn gốc của nhóm thức ăn này?
® Giảng: nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: khoai mì, khoai lang  cũng chứa nhiều chất xơ.
Hoạt động 2: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước
PP: Thực hành, đàm thoại, giảng giải. 
Kể tên một số vi-ta-min mà em biết? Nêu vai trò của vi-ta-min đó?
Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể?
Kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của chất khoáng đó?
Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn chất xơ?
Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao, cần uống đủ nước
® Nước chiếm 2/ 3 trọng lượng cơ thể
Hoạt động 3: Củng cố :7’
Nêu vai trò củavi-ta-min, chất khoáng và chất xơ?
5. Hoạt động nối tiếp - Dặn dò
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “Tại sao cần phối hợp nhiều loại thức ăn”.
 Hoạt động nhóm đôi, lớp.
H quan sát hình trang 14, 15 SGK và cùng tìm hiểu ở mục “ Bạn cần biết” trang 15.
+ Sữa, pho-mát, giăm bông, trứng.
+ Xúc xích, chuối, cam và nước cam.
Gạo, ngô, ốc, cua, bắp cải, cà chua, đu đủ, thịt gà, trứng, cà rốt, cá, tôm, các loại đỗ 
+ Cà chua, chanh.
 có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
 bắp cải, cam, xà lách, hành, cà rốt, su-lơ, rau cải, rau ngót, mướp, đậu đũa.
có nguồn gốc từ thật vật
Hoạt động cá nhân, lớp.
 + Thiếu vi-ta-min A: sẽ mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
 + Thiếu vi-ta-min D: sẽ mắc bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
 + Thiếu vi-ta-min C: sẽ mắc bệnh chảy máu chân răng.
 + Thiếu vi-ta-min B1: sẽ bị phù
Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh.
 sắt, can-xi, I-ốt
+ Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu
+ Thiếu can-xi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu I-ốt sẽ sinh ra bướu cổ.
Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thương của bộ máy tiêu hóa qua việc tao ra phân, thải chất cặn bã.
 khoảng 2 lít nước
vì nước cho việc thải ra các chất thừa, chất độc hại.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan3.doc