Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 12 - Trường Tiểu học Trung Hà

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 12 - Trường Tiểu học Trung Hà

Tiết 1 : SINH HOẠT TẬP THỂ

 Phát động thi đua chào mừng ngày 20-11

I.Mục tiêu

- Hiểu bổn phận của người học sinh là phải học tập tốt, chăm ngoan vâng lời thầy cô.

- Học sinh có ý thức học tập giành nhiều điểm tốt dâng lên thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

II Hoạt động dạy học

1.Hoạt động 1 (4-5 phút)

- H hát bài :“ Lớp chúng mình”.

2.Hoạt động 2 : Tiến hành (27- 28 phút)

* Thảo luận nhóm (10 - 12 phút)

- HS thảo luận theo các câu hỏi .

- Hàng ngày các em phải làm gì trước khi đến lớp ?

 (Soạn sách vở , học bài , . )

- Ngày 20/11 là ngày gì ?

 ( Là ngày nhà giáo Việt Nam )

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 12 - Trường Tiểu học Trung Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 : Sinh hoạt tập thể 
 Phát động thi đua chào mừng ngày 20-11
I.Mục tiêu 
- Hiểu bổn phận của người học sinh là phải học tập tốt, chăm ngoan vâng lời thầy cô.
- Học sinh có ý thức học tập giành nhiều điểm tốt dâng lên thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
II Hoạt động dạy học 
1.Hoạt động 1 (4-5 phút) 
- H hát bài :“ Lớp chúng mình”.
2.Hoạt động 2 : Tiến hành (27- 28 phút)
* Thảo luận nhóm (10 - 12 phút)
- HS thảo luận theo các câu hỏi .
- Hàng ngày các em phải làm gì trước khi đến lớp ?
 (Soạn sách vở , học bài , ... )
- Ngày 20/11 là ngày gì ?
 ( Là ngày nhà giáo Việt Nam )
@ Để biêt ơn các thày cô giáo em phải làm gì ?
 ( Học tập tốt, chăm ngoan để không phụ lòng thầy cô và bố mẹ.)
- Thảo luận nhóm (13 - 14 phút)
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
*Kết luận : Các em hãy thi đua học tập tốt giành nhiều điểm 10 dâng lên thầy cô...
3.Hoạt động 3 : Củng cố (4 - 5 phút)
- Các tổ trưởng theo dõi tổ viên xem ai nhiều điểm 10 .
Nhận xét giờ học.
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
"Vua tàu thuỷ"Bạch Thái Bưởi
I.Mục đích yêu cầu
1.Đọc lưu trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi .
2 Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi , từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành 1 nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức bản thân.
- Đặt mục tiêu.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trải nghiệm. 
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai (đọc theo vai).
IV.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.
V.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ (2 - 3 phút) 
- HS đọc thuộc lòng bài “ Có chí thì nên”
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút) 
2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 4 đoạn )
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 Câu 1: Đọc đúng từ : quẩy
Hướng dẫn đọc đoạn 1: đọc to, rõ ràng,rành mạch.
*Đoạn 2
- Đọc đúng : nản chí
- Giải nghĩa từ : hiệu cầm đồ, trắng tay
- Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc to lưu loát rõ ràng
* Đoạn 3: 
- Đọc đúng : Ngắt sau từ Bưởi, thuỷ, Hoa ngắt sau từ chữ, ta, ống, ông
- Giải nghĩa: độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng
- HD đọc: Đọc rõ ràng, lưu loát
* Đoạn 4: 
- Đọc câu dài : Ngắt sau từ Kinh tế
- Giải nghĩa: người cùng thời
- HD đọc: Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng ở câu dài.
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12 phút)
- Y.c HS đọc thầm đoạn 1, 2 và câu hỏi 1: 
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
*Câu 1: Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những việc gì?
+Những chi tiết nào chứng tỏ anh là người rất chí khí?
GV: Bạch thái Bưởi là người có hoàn cảnh khó khăn song giàu nghị lực.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, 4 và câu hỏi 2, 3, 4: 
+Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
*Câu 2: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
*Câu 3 Em hiểu thế nào là " một bậc anh hùng kinh tế" ?
*Câu 4: Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Mồ côi cha từ nhỏ , theo mẹ quẩy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch ,được ăn học
- Làm thư kí cho hàng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ ...
- Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc
- ông khơi dậy lòng tự hào người Việt.. Cho người lên tàu diễn thuyết. Dán chữ: “Người ta đi tàu ta”.Ông mua xưởng chữa tàu thuê kĩ sư trông nom
- Là bậc anh hùng trên thương trường
- BTB thành công nhờ ý chí , nghị lực 
- BTB biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc
- BTB là người có đầu óc biết tổ chức kinh doanh
- Ca ngợi BTB giàu nghị lực ,có ý chí vươn lên trở thành vua tàu thủy
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 - 12 phút )
* Đ1, 2 HD đọc: giọng kể, nhấn giọng: mồ côi, khôi ngô,đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí.
* Đ3, 4: HD đọc: Giong hơi nhanh, sảng khoái,nhấn giọng:độc chiếm, thịnh vượng ,ba mươi, người cùng thời.
*HD đọc cả bài : đọc giọng thể hiện lòng khâm phục, cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng những từ ngữ nói về tài trí nghị lực của Bạch Thái Bưởi. 
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3 - 5 phút ) 
+ Qua bài tập đọc em học được gì ở Bạch Thái Bưởi ? 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : vẽ trứng
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 56
Nhân một số với một tổng
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức : Biết nhân một số với một tổng, nhân một tổng với 1 số.
- Kĩ năng : Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
 II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
Bảng con : Tính nhanh giá trị biểu thức sau:
 6 x 2 x 7 x 5
- Em đã vận dụng những tính chất nào để tính nhanh giá trị biểu thức?
2.Hoạt động 2: Bài mới(13 - 15 phút)
1. Ví dụ:(13-15’)
+ Tính giá trị các biểu thức sau:
 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Tính giá trị biểu thức thứ nhất?
Ghi: 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
- Tính giá trị biểu thức thứ hai?
Ghi: 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
+ So sánh giá trị của hai biểu thức?
+ Nhận xét về mối quan hệ của hai biểu thức trên?
Nói nhanh: 4 x 5 + 4 x 5 bằng biểu thức nào?
G: Hai biểu thức có giá trị bằng nhau nên biểu thức 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 (xoá và ghi dấu =)
+ Từ ví dụ trên, cố thay số 4 bằng chữ a, số 3 bằng chữ b và số 5 bằng chữ c, ta có biểu thức chữ nào?
Ghi: a x (b + c) = a x b + a x c
+ Biểu thức thứ nhất có dạng gì?
G: Đây chính là dạng tổng quát của tính chất một số nhân với một tổng 
+ Vậy muốn nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?
Ghi: Quy tắc SGK/66 
- HS làm bảng
 (6 x 7) x (2x5)
= 42 x 10 = 420
- Tính chất giao hoán và kết hợp
- HS làm bảng con
- HS nêu miệng
- HS nêu miệng
- Bằng nhau và bằng 32
-2 biểu thức bằng nhau 
-> 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
4 x ( 3 + 5)
a x (b + c) = a x b + a x c
- 2 HS đọc lại
- Một số nhân với 1 tổng
- 3 HS nêu
- 4 HS nêu
3.Hoạt động 3 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Khi làm bài 2, HS trình bày cách 1 cách 2 không rõ ràng.
*Bài 1 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: nhân một số với một tổng, nhân một tổng với 1 số
*Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Nhân một số với 1 tổng theo 2 cách
+Trong 2 cách trên cách nào nhanh hơn?
*Bài 3 Làm bảng con- Chữa miệng 
- Kiến thức: Nhân một số với 1 tổng theo 2 cách. Phát biểu qui tắc nhân 1 tổng với 1 số.
+Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? 
+Em có nhận xét gì về biểu thức thứ 2 ?
GV : Muốn nhân 1 tổng với một số, ta có thể nhận từng số hạng của tổng với số đó, rồi cộng các kết quả lại với nhau 
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Nhân một số với một tổng. Nhân nhẩm với 1, 10
4.Hoạt động 4 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nêu cách nhân một số với tổng? 
- Người ta sử dụng tính chất này để làm gì?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói :
- HS kể được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện ( đoạn truyện)
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II.Đồ dùng dạy học
- Một số truyện về người có nghị lực ( GV - HS sưu tầm )
- Bảng lớp viết đề bài
- Bảng phụ viết gợi ý 3( SGK)
III.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC(2-3’)
-1 HS kể 1-2 đoạn truyện “ Bàn chân kì diệu”
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí ?
2.Hoạt động 2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài( 1-2’) 
b.Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (6 - 8’) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Đề bài thuộc kiểu bài nào?
- GV gạch chân đề bài
+ Kể chuyện đã nghe đã đọc thuộc chủ đề nào?
- GV gạch chân đề bài
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý 1,2 -1 HS đọc to
+ Em tìm những câu chuyện về người có nghị lực ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc to gợi ý 3
* Giới thiệu câu chuyện theo 2 cách: Trực tiếp, gián tiếp,kể các sự việc theo đúng trình tự, cần có
giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, phù hợp với nhân vật
- Yêu cầu HS để truyện lên bàn - GV kiểm tra
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS
c.HS kể chuyện( 22 -23’)
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe- Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Giao nhiệm vụ : Kể to, rõ ràng ,đúng nội dung chú ý cách diễn đạt, ĐB ,cử chỉ
- Yêu cầu HS kể trước lớp - HS khác nhận xét
- Yêu cầu HS nghe và nhận xét bạn kể 
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể
+ Bình chọn bạn nào kể hay nhất?
3.Củng cố - Dặn dò(2-3’)
- Nhận xét tiết học
- VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- 3 HS đọc 
- Kể chuyện đã nghe ,đã đọc
- Người có nghị lực
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to 
- Vài HS nêu 
- 1HS đọc
- HS để truyện lên bàn
- 2 HS kể cho nhau nghe trao đổi ý kiền
- 8 HS kể
- HS nêu 
- Bình chọn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 23 : Động tác thăng bằng 
Trò chơi : con cóc là cậu ông trời
I.Mục tiêu:
 - Học hai động tác thăng bằng của bài thể dục pháp triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập. Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1.Nhận lớp:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội du ... ó 2 chữ số ta làm thế nào?
- Khi viết tích riêng thứ 2 cần lưu ý gì?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 6 : Luyện từ và câu
Tính từ (tiếp)
I.Mục tiêu
- Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
- Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn câu ở BT 1,2 Phần I
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.KTBC: ( 2- 3’) 
+ Thế nào là tính từ lấy VD và đặt câu
- 2 HS thực hiện - GV nhận xét cho điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: ( 1- 2’)
2.Hình thành KN ( 10-12’)
a. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Y.c HS đọc nội dụng bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS phát biểu nhận xét
ƯMức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép, từ láy từ tính từ trắng bạn đầu
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc nội dụng bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến
ƯChốt : Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
+Tạo từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho
+ Thêm các từ rất quá lắm vào trước ( sau) tính từ
+ Tạo ra phép so sánh
+ Có những cách nào để thể hiện mức độ đặc điểm, tính chất
b. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS lấy VD về cách thể hiện 
3. Luyện tập- Thực hành ( 20-22’)
 Bài 1
- Y.c HS đọc thầm nội dung bài- 1 HS nêu y.c
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu HS chữa bài - Nhận xét
ƯKL lời giải đúng: Thơm đậm, ngọt lừ, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn
 Bài 2
- Yêu cầu lớp đọc thầm nội dung bài- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi tìm từ
- Yêu cầu HS nêu kết quả
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung
ƯKL từ đúng: Em tạo ra từ ( đỏ chót...) bằng cách nào?
Bài 3
- Yêu cầu lớp đọc thầm nội dung bài- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét sửa sai cho HS 
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận theo bàn
a. Mức độ trắng bình thường
b. Trắng ít
c. Mức độ trắng cao
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận theo bàn
+ Thêm từ rất vào trước từ trắng
+ Tạo ra từ ghép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất vào tính từ trắng
- HS trả lời theo ý hiểu
 2 HS đọc to - Lớp đọc thầm
Tím : tim tím, tím biếc, rất tím, tím hơn
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào VBT
- HS nêu bài làm - Nhận xét
- 1 HS đọc to
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi làm VBT
- Đại diện nhóm trình bày KQ
- Bổ sung
- Yêu cầu HS đọc ND bài - 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS nêu câu vừa đặt
3.Củng cố - Dặn dò ( 2-4’)
- Nhận xét tiết học 
- VN viết thêm các từ tìm được của bài 2
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Nước cần cho sự sống
I.Mục tiêu:
 HS biết:
Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và vui chơi giải trí.
II.Đồ dùng dạy- học:
Các hình vẽ SGK
Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy khổ A4 bút chì đen và bút chì màu.
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về vai trò của nước.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ. (3 - 5phút)
 - Trình bày sơ đồ vòng tuàn hoàn của nước trong tự nhiên?
+GV giới thiệu bài:
2.Hoạt động2: Thảo luận nhóm. (13 - 15phút)
+Mục tiêu: vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
- Giải thích nước mưa từ đâu ra.
 +Bước1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV giao việc cho từng nhóm.
+Bước 2: Làm việc cá nhân.
+Bước 3: Trình bày và đánh giá.
*GV kết luận: (Mục bạn có biết)SGK trang50
3.Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. 12 - 13phút)
+Mục tiêu: Vai trò của nước trong sản xuất nông nhgiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí
+Bước 1: Động não.
- GV ghi tất cả Các ý kiến của HS lên bảng. 
+Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến.
+Bước 3:Thảo luận từng vấn đề cụ thể
+GV khuyến khích HS tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
4.Củng cố-Dặn dò: (2 - 3phút)
- Nhắc lạ một số kiến thức của bài học?
+ GV dặn HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
- Về chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trình bày.
- HS mở SGK trang 50.
- Các nhóm tìm hiểu và thảo luận nhiêm vụ của mình.
- Làm việc theo nhiệm vụ của GV giao.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- HS trả lời câu hỏi của cô.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- HS nhắc lại mục bạn cần biết.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 24 : Động tác nhảy
Trò chơi : mèo đuổi chuột
I.Mục tiêu:
 - Học hai động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Trò chơi: “Mèo đuổi chuột” yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập.
 Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1.Nhận lớp:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Bài thể dục phát triển chung.
+Ôn 6 động tác đã học:
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2: Lớp trưởng điều khiển.
+Động tác thăng bằng:
+Lần 1: GV nêu tên ĐT, Tập mẫu và phân tích, giảng giải từng nhịp.
+Lần 2: GV vừa hô chậm vừa tập cùng với học sinh.
+Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ ĐT
+Lần 4:
- GV quan sát, sửa sai cho các em.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
1lần 2x8nhịp
3[4lần
 1lần 2 x 8 nhịp
8[10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Chạy nhẹ nhành trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu.
- Tập cả lớp theo đơn vị tổ.
- HS cả lớp theo dõi từng ĐT mẫu của cô.
- HS tập cùng cô.
- HS nghe nhịp hô tự tập.
- lớp trưởng điều khiển- cả lớp tập
- Các tổ thi đua trình diễn
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 : Toán 60
Luyện tập
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
- Kĩ năng: Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
- Bảng con : bảng con : 156 x 42
- Nêu các bước nhân với số có hai chữ số ?
- Khi viết tích riêng thứ 2 còn lưu ý điều gì
2.Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Khi làm bài 3 , HS lấy ngay số lần đập của 1 phút nhân 24
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Nhân với số có hai chữ số. Cách viết tích riêng thứ hai
$ Vì sao tích riêng thứ hai lại được đặt lùi về bên trái so với tích riêng thứ nhất? 
*Bài 2 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để tính gt biểu thức chứa chữ.
*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Đổi đv đo thời gian. Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để giải toán.
@Bài 4 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để giải toán
@Bài 5 Làm nháp- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để giải toán
3.Hoạt động 3 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí dạy)
_________________________________________________________
Tiết 3 : Tập làm văn
Kể chuyện
I.Mục tiêu
- Thực hành viết một đoạn bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn KC. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhận xét ,sự việc, cốt truyện( mở bài, diễn biến, kết thúc) diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên chân thật
II.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:( 1-2’)
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết ( Kẻ điểm , lời phê)
2.Hoạt động 2: Thực hành viết
- Yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 3 đề SGK/124 để làm bài
- Yêu cầu HS viết bài chú ý đến chữ viết, dấu câu, đoạn
- GV thu bài chấm
- GV nhận xét chun tiết học
- Yêu cầu HS chuẩn bị giờ sau trả bài
_________________________________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 12
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 12.
- Phương hướng kế hoạch tuần 13.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Giữ vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân sạch.
- Rèn chữ giữ vở có nhiều tiến bộ : An, Huyền.
- Tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ.
- Thể dục giữa giờ và chính khoá đều, đẹp.
2.Nhược điểm
- Chữ viết còn mắc nhiều lỗi chính tả : Vũ
- Làm việc riêng trong giờ học : Sơn
4.Phương hướng tuần tới
- Đẩy mạnh những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Cả thầy và trò thi đua dạy tốt và học tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 
- Tăng cường hiệu quả việc truy bài đầu giờ và nề nếp tự quản.
- Củng cố các nề nếp lớp.
- Làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh cá nhân. 
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nhắc nhở HS mặc đúng trang phục mùa đông, phòng chống bệnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGATUAN 12LOP 4.doc