Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 12

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 12

Tập đọc

“ Vua Tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.

2. Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ: Giáo dục H ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

- HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 48 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
“ Vua Tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.	
Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
Thái độ: Giáo dục H ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Có chí thì nên.
GV kiểm tra đọc 4 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp H đọc trơn bài, hiểu nghĩa các từ ngữ.
PP : Thực hành, vấn đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới.
GV cùng H giải nghĩa thêm những từ khó mà H chưa hiểu. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp H hiểu nội dung câu chuyện.
 PP: Vấn đáp, giảng giải.
 Đoạn 1+2:
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì?
Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí?
 ® GV chốt : Bạch Thái Bưởi 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”.
Đoạn 3+4 :
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chú tàu người nước ngoài như thế nào?
Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 ® GV nhận xét – chốt: Con người có ý chí vươn lên mới thành công ® liên hệ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
PP: Thực hành.
GV lưu ý: giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
GV nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
H nghe.
H đánh dấu vào SGK.
H đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
H đọc chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
H đọc và TLCH.
Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
Đầu tiên anh làm thư kí cho 1 hảng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
H đọc và TLCH.
Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Bạch Thái Bưởi đã đánh vào tâm lí tự hào dân tộc của người Việt: ông cho ngươiø đến các bến tàu diễn thuyết kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “ Người ta phải đi tàu ta” khách đi tàu của ông ngày 1 đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bàn lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.
Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng.
Năm 21 tuổi,/ Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho 1 hãng buôn,// Chẳng bao lâu,/ anh đứng ra kinh doanh độc lập,/ buôn ngô,/ mở hiệu cầm đồ,/ lập nhà in,/ khai thác mỏ//
Nhiều H luyện đọc diễn cảm.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua: kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.
GV nhận xét – đánh giá.
5.Hoạt động nối tiếp : 
-Dặn dò :
Tập kể thêm.
Chuẩn bị: Vẽ trứng.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Toán
Luyện tập . 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Củng cốkiến thức đã học.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính toán, tính nhanh.
3. Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK
H : SGK , VBT
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Một số nhân với một hiệu. 
® GV nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
	Củng cố, ôn tập kiến thức đã học ® Luyện tập.
® Ghi bảng tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
7’
23’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học.
MT: H ôn tập lại các tính chất của phép nhân.
PP: Vấn đáp, thựchành.
1 H điều khiển lớp nhắc lại kiến thức đã hcọ của phép nhân.
Hính thức: Trò chơi “Gọi số”
H gọi số và nêu câu hỏi.
Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
Nêu cách nhân một tổng với một số?
Nêu cách nhân một hiệu với một số?
· GV nêu tính chất, gọi H lên bảng viết biểu thức chữ.
® GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: H vận dụng các tính chất đã học vào việc giải toán.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính bằng 2 cách (theo mẫu)
GV hướng dẫn H cách làm.
	452 ´ 39
Viết 39 dưới dạng tổng của số tròn chục và số có 1 chữ số?
GV nói: Vậy bài toán được viết như sau:
	452 ´ (30 + 9)
GV chỉ vào bài toán và hỏi: đây là tính chất gì của phép nhân?
Thực hiện như thế nào?
® GV viết: 	452 ´ (30 + 9)
	 =	452 ´ 30 + 452 ´ 9
	 = 13560 + 4068 
	 = 17628
GV nêu: Viết 39 dưới dạng hiệu của số tròn chục và số có 1 chữ số?
® GV viết bảng:
	452 ´ 39 = 452 ´ (40 – 1)
Áp dụng tính chất gì?
GV gọi H lên bảng thực hiện tiếp bài toán.
® GV nhận xét.
H tự làm bài.
® Sửa bài bảng lớp: thi đua 2 dãy mỗi dãy 2 em (2 em cách 1 ; 2 em cách 2)
® GV nhận xét.
Bài 2:
Gọi H tóm tắt bài toán.
Gọi 1 H hướng dẫn lớp làm bài.
® GV lưu ý: H có thể nêu nhiều cách giải khác nhau:
	-Sửa bài: Hình thức trò chơi “Tôi hỏi”. Chú ý gọi H làm các cách khác nhau miễn sao đúng đáp số. (H làm 1 trong 3 cách đều được)
-Bài 3: 
GV cho H nhập vai người đi đường để trả lời bài toán.
® GV nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
H nêu ® bạn nhận xét.
H nêu ® bạn nhận xét.
H nêu ® bạn nhận xét.
H nêu ® bạn nhận xét.
H thực hiện viết biểu thức chữ.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1: H đọc đề.
H viết: 39 = 30 + 9
H nêu: 1 số nhân với 1 tổng.
H nêu
H viết: 	39 = 40 – 1
H nêu: 1 số nhân với 1 hiệu.
H thực hiện:
	 452 ´ (40 – 1)
	= 452 ´ 40 – 452 ´ 1
	= 18080 – 452 
	= 17628
® Lớp nhận xét.
H làm bài.
H sửa bài.
Bài 2: H đọc đề.
H tóm tắt.
Giải
C1:	Số hàng ghế của nhà hát là:
	 40 ´ 9 = 360 (hàng)
	Số ghế của nhà hát là:
	 360 ´ 30 = 10800 (cái)
	Đáp số: 10800 cái
-Bài 3: H đọc đề.
	Mai đi từ Nam ra Bắc 
	Khoảng cách từ Hà Nội đến TPHCM là:
	 1000 + 724 = 1724 (km)
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Hỏi đáp, thi đua.
Thi đua 2 dãy.
GV viết biểu thức chữ lên bảng phụ. H xác định tên tính chất và nêu bằng lời.
GV Nhận xét.
5.Hoạt động nối tiếp :
- Dặn dò :
Học lại các tính chất của phép nhân.
Chuẩn bị : Nhân với số có hai chữ số.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm :	
Lịch sử
Chùa thời Lý. 
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H nắm được đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt. Thời Lý chùa được xây dựng nhiều nơi. Chùa là công trình văn hoá đẹp. 
	2. Kỹ năng : Tã và kể được những sinh hoạt của người dân thời Lý.
 3. Thái dộ : Tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Tranh phóng to chùa Một Cột , chùa Bút Pháp, tượng A Di Đà, phiếu học tập.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Chùa thời Lý
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
8ˆ’
17’
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1 : Đạo Phật thời Lý và những ảnh hưởng của đạo Phật.
MT: Nắm được thời Lý dân ta theo đạo Phật rất đông.
PP : Quan sát, thảo luận, vấn đáp.
Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
-Vì sao nói: “ Đến thời Lý, đạo Phật trờ nên thịnh đạt nhất”? Những sự kiện nào nói lên điều đó?
Hoạt động 2: Chùa thời Lý và vai trò của chùa.
MT: Nắm được vai trò, chức năng của chùa vào thời Lý..
PP: Quan sát, mô tả, thảo luận, đàm thoại.
 GV phát phiếu:
Hãy đánh dấu (x) vào ô đúng
	Chùa là tu hành của các nhà sư
	Chùa là nơi tổ chức lễ tế của đạo Phật. 
	Chùa là nơi hôi họp và vui chơi của nhân dân.
	Sân chùa là nơi phơi thóc.
	Cổng chùa nhiều khi là nơi họp chợ.
® GV chốt ý.
GV treo tranh chùa Bút Tháp, chùa Một Cột.
Yêu cầu H quan sát kỉ và mô tả lại.
® GV nhận xét, chốt ý.
Ghi nhớ.
 Hoạt động cả lớp 
-Vì đạo Phật du nhậpù vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật dạy con người ta biết nhường nhịn nhau thương yêu nhau, phù hợp với nếp sống và cách nghĩ của người Việt nên được người Việt tiếp nhận tin theo.
Đạo Phật dưới thời Lý thịnh đạt vì được truyền bá trong cả nước. Nhiều vua theo đạo Phật như:, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Huệ Tông, nhận dân theo đạo Phật rất đông, “ nhận dân quá nữa làm sư. Nhiều chùa mọc lên ở các làng xã ( 950 ngôi chùa)
H nhận phiếu vào làm.
	Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
	Chùa là nơi tổ chức lễ tế của đạo Phật. 
	Chùa là nơi hôi họp và vui chơi của nhân dân.
	Sân chùa là nơi phơi thóc.
	Cổng chùa nhiều khi là nơi họp chợ.
H quan sát.
H mô tả theo ý mình. 
Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố.
Vì sao thời Lý đạo Phật thịnh đạt.
5.Hoạt động nối ...  :
Kiến thức: Tìm được đề tài cần trao đổi. Xác định được nội dung trao đổi, hình thức trao đổi.
Kỹ năng: Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.
Thái độ: Giáo dục H kĩ năng giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ ghi đề tài chung.
 Tên 1 số nhân vật.
HS : Giấy, bút.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động:
Bài cũ: Dựng đoạn kết bài.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
33’
5’
24’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Xác định yêu cầu đề bài.
¥ MT: Xác định đuợc yêu cầu đề.
¥ PP: Hỏi đáp.
Lưu ý: 
Đây là cuộc trao đổi giữa em và 1 người thân trong gia đình, do đó, phải đóng vai khi trao đổi trong lớp.
Em và người thân cùng đọc 1 truyện nói về 1 người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Phải cùng đọc 1 truyện mới trao đổi với nhau được. Nếu chỉ mình em biết câu chuyện đó thì người thân sẽ chỉ nghe em kể lại câu chuyện, không thể bình luận với em về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Khi trao đổi, 2 người phải thể hiện thái độ khâm phục với nhân vật, đồng thợi em phải nói được chí hướng của vươn lên của em
Hoạt động 2: Hướng dẫn H thực hiện cuộc trao đổi theo gợi ý.
¥ 	MT: Tìm được đề tài, nội dung và hình thức trao đổi.
¥ 	PP: Thảo luận, thực hành.
· Tìm đề tài:
Treo bảng phụ viết tên 1 số nhân vật các em biết khi đọc sác, báo, SGK.
· Nội dung:
Nêu sơ lược nội dung trao đổi của em (H giỏi) để làm mẫu cho cả lớp.
· Xác định hình thức trao đổi:
H giỏi trả lời các câu hỏi người làm mẫu cho bạn.
Gợi ý: 
GV đặt câu hỏi gợi mở cho H tự làm bài.
 Hoạt động lớp.
2 H đọc đề.
Lớp đọc thầm.
Cùng GV phân tích đề.
	Đề bài: Em và 1 người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị) cùng đọc 1 truyện nói về 1 người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người đó, đồng thời nói lên chí hướng của em. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Gạch dưới các từ ngữ quan trong trên đề.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nguyễn Hiền , Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi , Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi , Lê Duy Ứng , Nguyễn Ngọc Ký.
H nêu đề tài mình chon
+	Hoàn cảnh sống của nhân vật.
+	Nghị lực của nhân vật.
+	Chí hướng của nhận vật.
+	Người nói chuyện với em là ai?
+	Em xưng hô thế nào?
+	Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
Trao đổi nhóm đôi.
Từng cặp H đóng vai trao đổi trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố.
¥ 	MT: Củng cố, khắc sâu kiến thức.
 ¥ 	PP: Giảng giải, vấn đáp.
GV giới thiệu thêm 1 số đề tài và gợi ý trao đổi.
Nêu 1 số lưu ý khi trao đổi.
 5.Hoạt động nối tiếp :
- Dặn dò :
Nhận xét chung. 
Dặn dò: Thực hiện cuộc trao đổi.
Chuẩn bị: Trả bài văn kể chuyện
Rút kinh nghiệm :	
Toán
Nhân với số có ba chữ số. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Biết đặt tính và tính để nhân với số có ba chữ số.
Hiểu tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba là gì?
Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, nhân với số có 1 , 2 chữ số.
Thái độ : Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, SGK Toán 4
HS : Bảng con, SGK Toán 4, SBT Toán 4
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Mời 2 H lên bảng sửa bài tập 3, 4/ 72, 73.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài : 
	“ Nhân với số có 3 chữ số”.
GV ghi tựa bài lên bảng.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
6’
5’
18’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Tìm cách tính 164 ´ 123
MT: Hiểu tích riêng thứ nhất, tứ 2, thứ 3.
PP: Giảng giải, thực hành.
GV cho cả lớp đặt tính và tính trên bảng con.
	164 ´ 100 ; 164 ´ 20 ; 164 ´ 3
Hướng dẫn H tìm cách tính tích 
	164 ´ 123
(Hướng dẫn H tương tự tiết “Nhân với số có 2 chữ số”)
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
MT: Biết đặt tính và tính để nhân với số có ba chữ số.
PP: Thực hành, động não.
GV giúp H rút ra nhận xét: Để tính 164 ´ 132 ta phải thực hiện 3 phép nhân và 1 phép cộng 3 số đó, do đó ta nghĩ đến việc viết gọn các phép tính này trong một lần đặt tính.
GV nhắc thêm cần viết các tích riêng thừ 2 và thứ 3 thụt vào so với tích riêng thứ nhất.
Hoạt động 3: Thực hành.
MT: Củng cố phép tính nhân: cách đặt tính và tính.
PP: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính và tính.
GV hướng dẫn H nhắc lại cách đặt tính và tính.
GV nhận xét, bổ sung.
 Bài 2: Điền số vào ô trống.
GV cho H nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có 2 chữ.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Giải toán đố.
GV cho H nhắc lại cách tính diện tích hình vuông.
Hướng dẫn H tính và ghi lời giải vào vở.
Bài 4:
Hướng dẫn H tự đặt tính và tính.
 GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động cá nhân, lớp.
H làm tính.
H phân tích.
164 ´ 123 	= 164 ´ (100 + 20 + 3)
	= 164 ´ 100 + 164 ´ 20 + 164 ´ 3
	= 	16400 + 3280 + 492
	= 20172
 Hoạt động cá nhân.
H cùng đặt tính và tính.
H chép phép tính trên vào vở.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H nhắc lại cách đặt tính.
H nhắc lại cách tính.
H thực hiện.
H nhắc cách tính diện tích hình vuông.
H làm.
Giải
	Diện tích khu đất hình vuông:
	 215 ´ 215 = 46225 (m2)
	Đáp số: 46225 m2
H làm.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nhắc lại cách đặt tính và tính để nhân với số có ba chữ số.
Cho cả lớp thi đua tính bảng con phép tính: 978 ´ 123
GV nhận xét tuyên dương.
5.Hoạt động nối tiếp : Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Dặn dò làm bài tập 1, 2, 3/ 84
Chuẩn bị: “Nhân với số có 3 chữ số” (Tiếp theo).
Rút kinh nghiệm :-----------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Nước là nguồn sống. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Kỹ năng: Nêu được vai trò của nước trong đời sống.
Thái độ: Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 50, 51.
 	Giấy Ao , băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
HS : Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài :
 Hôn nay, chúng ta tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống, trong bài nước là nguồn sống.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 32’
 17’
 12’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
MT: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
PP : Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu H nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
Căn cứ vào sự phân công, GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc với giấy Ao, băng keo, bút dạ.
GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
MT: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
PP: Thảo luận, giảng giải. 
Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác.
GV ghi tất cả các ý kiến của H lên bảng.
Dựa trên danh mục các ý kiến H đã nêu ở bước 1, H và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau. Ví dụ:
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
GV khuyến khích H tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
 Hoạt động nhóm, lớp.
H nộp.
Các nhóm H làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao.
Cả nhóm cùng thảo luận và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
Trình bày vấn đề được giao trên giấy Ao.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật, đặc biệt là những sinh vật sống dưới nước. Mất 10 – 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
+ Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
+ Nước còn giúp cho việc thải ra các chất thừa, chất độc hại cho cơ thể.
+ Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật.
Hoạt động lớp.
+ Tắm giặt, lau nhà, tưới cây.
+ Bơi, công viên nước, trượt nước.
+ Tưới ruộng, vườn, làm ao nuôi cá, 
+ Sản xuất các loại nước giải khát, chế biến thực phẩm.
Rút kinh nghiệm :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12.doc