Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1: GDTT

Tiết 2: Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu các từ ngữ trong bài : kị sĩ , tía , son , đoảng , chái bếp , đống rấm , hòn rấm

- Hiểu Nội dung: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

- Xác định giá trị

-Thể hiện sư tự tin

-Tự nhận thức bản thân

III. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 33 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 14 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14	Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011 
Tiết 1: GDTT
Tiết 2: Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu các từ ngữ trong bài : kị sĩ , tía , son , đoảng , chái bếp , đống rấm , hòn rấm
- Hiểu Nội dung: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
- Xác định giá trị
-Thể hiện sư tự tin
-Tự nhận thức bản thân
III. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : Văn hay chữ tốt 
GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài 
? Vì sao Cao Bá Quát luôn bị điểm kém
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều và nêu những hình ảnh nhìn thấy trong tranh.
GV treo tranh để giới thiệu bài đọc
b. Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài 
- GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc 
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào 
? Chúng khác nhau thế nào. 
? Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
 GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Cu Chắt để đồ chơi mình vào đâu 
? Những đồ chơi của cu Chắt làm quen nhau như thế nào 
? Nội dung đoạn này là gì ?
 GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
? Vì sao chú bé Đất lại ra đi 
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì
? Ông Hòn Rấm nói gì khi thấy chú lùi lại 
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì 
Gv : Những gian nan khó khăn nó rèn cho con người chúng ta vững vàng hơn
? Đoạn cuối bài nói lên điều gì 
? Câu chuyện nói lên điều gì 
d.Đọc diễn cảm
GV gọi HS đọc toàn truyện theo cách phân vai
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười . . . thành Đất Nung) .GV đọc mẫu 
Cho HS luyện đọc 
4.Củng cố, dặn dò.
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì - Nhận xét tiết học 
- Dặn dò học sinh
- Vì viết chữ xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và nêu
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
- 1 HS khá đọc cả bài
+ Đoạn 1: Tết Trung thu. . .đi chăn trâu
+ Đoạn 2: Cu Chắt. . . lọ thuỷ tinh
+ Đoạn 3: phần còn lại 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự bài 
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất
Chúng khác nhau:
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.
+ Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc hình người.
Giới thiệu các đồ vật của cu Chắt
HS đọc thầm đoạn 2
- Vào nắp cái tráp hỏng 
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa .
Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bạn bột.
HS đọc thầm đoạn 3
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê
- Chú đi ra cánh đồng . Mới đến chái bếp gặp mưa , chú ngấm nước và bị rét . Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm , lúc đầu cảm thầy khoan khoái , lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú lùi lại . Rồi chú gặp ông Hòn Rấm
- Ông chê chú nhát
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát /
 Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích./
- Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung
* Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
4 HS đọc lần lượt theo cách phân vai. 
HS nhận xét, tìm giọng đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp
Tiết 3: Toán
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết chia một tổng cho một số .
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính 
- Bài cần làm:Bi 1;Bi 2 ( Khơng yu cầu HS phải học thuộc cc tính chất ny )
- Vận dụng tính toán trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài 5
-GV chữa bài , nhận xét 
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Nội dung :
- GV viết lên bảng hai biểu thức 
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức 
? Vậy giá trị của hai biểu thức này như thế nào với nhau 
- Vậy ta có : (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ? 
? 53 : 7 + 21 : 7 có dạng gì 
-Nêu từng thương trong biểu thức này 
-35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7
-Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
- GV : Vì (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Rút ra kết luận 
c.Luyện tập: 
Bài1,a/76:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì 
-GV viết lên bảng biểu thức 
 ( 15 + 35 ) : 5 
-GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên 
- GV : Vì biểu thức có dạng là một tổng chia cho một số , các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện hai cách như trên 
- GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 1b/76 :
-GV viết lên bảng biểu thức 
 12 : 4 + 20 : 4 
-GV yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu 
- Vì sao viết12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20) : 4 
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài 
- Nhận xét và ghi điểm 
Bài 2/76 : 
-GV viết lên bảng ( 35 - 21 ) : 7 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách 
-GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình 
? Như vậy khi co một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào ? 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài 
- Nhận xét và ghi điểm 
4. Củng cố, dặn dò.
- Củng cố nội dung bài học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng làm .
- HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-HS đọc biểu thức 
-1 HS lên bảng làm bài , lớp làm nháp 
(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
-HS đọc biểu thức 
-Có dạng một tổng chia cho một số
-Biểu thức là tổng của hai thương 
-Thương thứ nhất là 35 : 7 và thương thứ hai là 21 : 7
- Là các số hạng của tổng ( 35 + 21 ) 
- 7 là số chia 
-Tính giá trị của biểu thức 
- 2 HS nêu hai cách : 
+ Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia 
+ Lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết qủa với nhau 
-2 HS lên bảng làm theo 2 cách 
a.( 15 + 35 ) : 5 = 50 : 5 = 10
 ( 15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 
 = 3 + 7 = 10
( 80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21
( 80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 
 = 20 + 1 = 21
 -HS tính giá trị biểu thức theo mẫu 
-Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia hết cho 4 , áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12+20) : 4
 -1 HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở 
b.18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
 18 : 6 + 24 : 6 = ( 18 + 24 ) : 6 
 = 42 : 6 = 7
60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23
60 : 3 + 9 : 3 = ( 60 + 9 ) : 3
 = 69 : 3 = 23
-Đọc biểu thức 
-2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách , HS cả lớp làm bài vào vở
-2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở 
a. ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3
 ( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 
 = 9 – 6 = 3
b.( 64 – 32 ) : 8 = 32 : 8 = 4 
 ( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 
 = 8 – 4 = 4
Thứ ba ngày tháng 15 năm 2011
Tiết 1 : Tập đọc
Bài : CHÚ ĐẤT NUNG (tt)
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu các từ ngữ: buồn tênh, hoảng hốt, nhũn,...
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong SGK) 
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
- Xác định giá trị
-Thể hiện sư tự tin
-Tự nhận thức bản thân
III. ĐỒ DUNG HỌC TẬP
Tranh minh hoạ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chuc
2. Kiểm tra bài cũ: Chú Đất Nung 
GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi 
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
Gọi 1 HS đọc bài Chú Đất Nung
- GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc thầm từ đầu . . . nhũn cả chân tay
1. Hãy kể lại tai nạn của hai người bột
? Đoạn này kể về chuyện gì 
 GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại
 - Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn 
? Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột 
? Đoạn cuối bài kể chuyện gì 
- Em hãy đặt tên cho truyện thể hiện ý nghĩa của câu chuyện 
? Nội dung chính của bài là gì 
d. Đọc diễn cảm
GV mời HS đọc toàn truyện theo cách phân vai
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hai người bột tỉnh dần . . . trong lọ thuỷ tinh mà) 
GV đọc mẫu đoạn văn đó 
GV sửa lỗi cho các em
 Cho HS bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất
4.Củng cố, dặn dò
? Câu chuyện này muốn nói với em điều gì 
- Khi gặp khó khăn không nên chùn bước, phải tự tìn vào bản thân....
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh.
2 HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS xem tranh minh hoạ bài đọc 
- 1 HS khá đọc cả bài
+ Đoạn1: hai người bạn. ..tìm công chúa. 
+ Đoạn 2: Gặp công chúa . . . chạy trốn 
+ Đoạn 3: chiếc thuyền . . . se bột lại 
+ Đoạn 4: phần còn lại 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự bài 
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
2 HS đọc toàn bài
- HS nghe
- HS đọc thầm 
Lão chuột già cậy nắp tha nàng công chúa vào cống , chàng kị sĩ phi ngựa tìm nàng công chúa và bị chuột lừa vào cống . Hai người gặp nhau và cùng chạy trống . Chẳng may họ bị lật thuyền , nhũn cả chân tay
* Kể lại tai nạn của hai người bạn bột 
 ... .
753 x 48 =36144 53 x 29 =1537 
175 x 42 =7350 1023 x 45=46035 
 245 x 34 =8330 1059 x 45=47655 
- Học sinh đọc đề rồi làm bài tập vào vở.
-1 học sinh lên bảng làm.
-Nhận xét
 Bài giải 
Số dư lớn nhất là số dư kém số chia 1 đơn vị . Vậy số dư lớn nhất trong phép chia này là 34. Số phải tìm là:
 35 x 49 + 34 =1749
 Đáp số: 1749
Học sinh tự làm bài vào vở.
-1 học sinh lên bảng.
 Bài giải:
 Đổi 1 giờ = 60 phút
 Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
 76 x 60 = 4560 (lần)
Trong 1 ngày tim người đó đập số lần là:
 4560 x 24 = 109440 (lần)
 Đáp số:109440 lần
 Bài giải 
 24 thùng kẹo chứa số hộp kẹo là:
 20 x 24 = 480 (hộp)
 480 hộp kẹo có số gam là:
 75 x 480 = 36000 (g)
 Đổi 36000g = 36kg
 Đổi 36000 g kẹo = 36kg
 Đáp số 36kg
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 
Tiết 1: Tập làm văn
	Bài : 	CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I. MỤC TIÊU
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các keeir mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
- Viết được mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh và sáng tạo 
- Ap dụng tốt kiến thức đã học .
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
- Phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 .Kiểm tra bài cũ : Thế nào là miêu tả? 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 
Yêu cầu 2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa.
GV nhận xét ghi điểm 
 2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
b. Nhận xét
Bài1/143,144 :Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn
GV : áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối) và cho HS quan sát tranh
? Bài văn tả cái gì 
GV : Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa.Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. 
? Các phần mở bài và kết bài trong 
bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? 
Gv : Phần mở bài dùng giới thiệu đồ vật được miêu tả .Phần kết bài thường nói đén tình cảm , sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật đó 
? Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài và kết bài nào đã học 
? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào 
Bài 2/144 : 
 Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu 
? Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì 
c. Ghi nhớ :
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
d. Luyện tập 
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. 
GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống / tên các bộ phận của cái trống / những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
- GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dò
? Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của 1 bài văn miêu tả
GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò học sinh
1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 
2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa.
2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân. HS quan sát tranh minh hoạ cái cối
- Cái cối xay gạo bằng tre.
+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”.Giới thiệu cái cối 
+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi . . . theo dõi từng bước anh đi . . .” Kết bài nói lên Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ. 
- Giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp).
+ Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) .
- Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Cái vành ; hai cái tai ; hàm răng cối ; Cần cối ; dầu cần , cái chốt ; dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối ; dùng để xay lúa , tiếng cối làm vui cả xóm .
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập: Cả lớp đọc thầm bài tả cái trống, suy nghĩ.
HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c .1 HS đọc lại theo bảng GV đã chuẩn bị sẵn.
HS làm bài tập viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh.
HS làm bài vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp nhận xét, chọn bài mở bài hay.
HS tiếp nối nhau đọc phần kết bài. Cả lớp nhận xét, chọn bài mở bài hay.
 Tiết 2: Toán
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số 
- Ap dụng cách thực hiện một tích chia cho một số để giải các bài toán có liên quan 
Bài cần làm: Bài 1 ;Bài 2 
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 
-GV chữa bài , nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b.Nội dung :
- GV viết lên bảng biểu thức sau :
 (9 x 15 ) : 3 
 9 x ( 15 :3 )
 (9 : 3 ) x 15
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức 
=>(9 x 15 ) : 3=9 x ( 15 :3 )=(9 : 3 ) x 15
-GV viết lên bảng hai biểu thức sau 
 (7 x 15 ) : 3 
 7 x ( 15 : 3 ) 
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức 
Vậy ta có : (7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
? Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng thế nào 
? Khi tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào 
? Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 
-Vậy : Khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó ( nếu chia hết ) , sau lấy kết qủa tìm được nhân cho thừa số kia 
? Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 
-GV nhắc HS áp dụng tính chất một tích chia cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia 
c. Luyện tập. 
Bài 1/79 : ? Bài tập yêu cầu làm gì 
- HS lên bảng làm 
112 : ( 7 x 4 ) = 112 : 7 : 4 
 = 16 : 4 = 4
112 : ( 7 x 4 ) = 112 : 4 : 7 
 = 28 : 7 = 4
-HS đọc các biểu thức 
- 3 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45
(9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45
-Giá trị của ba biểu thức bằng nhau và cùng bằng 45
-HS đọc các biểu thức 
-2 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35
-Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 35
- Có dạng một tích chia cho một số 
-Tính giá trị của biểu thức .
- Lấy 15 chia chỏ rồi lấy kết qủa tìm được nhân với 9 ( lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết qủa vừa tìm được nhân 15 )
 -Vì 7 không chia hết cho 3 
-Tính giá trị của biểu thức 
-1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở 
GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 2/79 : ? Bài tập yêu cầu làm gì 
-GV viết bảng biểu thức 
 ( 25 x 36 ) : 9 
-GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện , sau đó gọi 2 HS lên bảng 
-GV : khi thực hiện tính giá trị của biểu thức , các em nên quan sát kĩ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện 
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT 
 (25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100
 (25 x 36 ) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100
-GV nhận xét và ghi điểm 
3.Củng cố - Dặn dò
? Khi chia một tích cho một số ta làm gì 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập. 
Ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ) , rồi nhann kết quả với thừa số kia
	 Tiết 4: Bồi dưỡng học sinh
 LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
 I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh.
-Củng cố kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Mở rộng kĩ năng nhân nhẩm số có 3, 4 chữ số với 11.
-Củng cố kĩ năng nhân với số có 3 chữ số.
-Vận dụng kĩ năng nhân nhẩm vào giải toán, làm tính.
-Phát triển tư duy toán .
 II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Hệ thống nội dung bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh
2. Bài mới:
- Nêu lại cách nhân nhẩm với 11.
* HD làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
45 x 11 = 495 39 x 11 = 429
98 x 11 = 1078 75 x 11 = 825
76 x 11 = 836 93 x 11 1023
- NX, bổ sung
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
5 x 37 + 37 x 6 = 37 x ( 5 + 6)
 = 37 x 11
 = 407
65 x 3 + 5 x 65 x 3 x 65
 = 63 x ( 3 + 5 + 3)
 = 63 x 11
 = 693
38 + 38 x 2 + 3 x 38 + 38 x 5
 = 38 x 2 + 38 x 3 + 38 x 5 + 38 x 1
= 38 x ( 2 + 3 + 5 + 1)
= 38 x 11
= 418
- NX, chữa bài chốt lời giải đúng
Bài 3: Đặt tính rồi tính
247 x 182 619 x 254
1513 x 739 3026 x 152
- Gọi 4 HS lên chữa bài
- NX, đánh giá
Bài 4: Tính giá trị biểu thức
52403 + 622 x 175 258 x 387 - 40522
= 52403 + 108850 = 99846 - 40522
= 161253 = 59324
- NX, chốt lời giải đúng
Bài 5: Tìm x ( HS khá giỏi)
a. 475 x 84 + x = 54642
 39900 + x = 54642
 x = 54642- 39900
 x = 14742
b. 9786 x 11 - x = 8647
 107646 - x = 8647
 x = 107646- 8647
 x 98999
c. x + 576 x 11- 325 = 45897
 x + 6336 - 325 = 45897
 x + 6336 = 45897 + 325
 x + 6336 = 46222
 x = 46222-6336
 x = 39886
- HD HS cách làm
- NX, chốt lời giải đúng
Bài 6: ( HS khá, giỏi): Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 530m, chiều rộng kém chiều dài 47m. Tính diện tích của thửa ruông.
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề, xác định dạng toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đổi vở, nhận xét.
- GV nhận xét, KL bài giải đúng:
4. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống ND bài
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài.
- HS nêu
- HS đọc YC bài
- HS làm nháp và bảng lớp
- NX và chốt lời giải đúng
- HS đọc YC bài
- HS làm nháp và bảng lớp
- NX và chốt lời giải đúng
- HS đọc YC bài
- HS làm vở
 247 
 x
 182
 494 
 1976
 247
44954
- Các phép tính còn lại làm tương tự
- Chốt lời giải đúng: 157226, 1118107, 459952 
- HS đọc YC bài
- HS làm vở
- Chữa bài, NX
- HS đọc YC bài
- HS làm vở
- Chữa bài, NX
- Đọc đề bài
- Phân tích đề, xác định dạng toán.
- Làm bài vào vở.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
530 : 2 = 265( m)
Ta có sơ đồ: ? m
Chiều dài 
 Chiều rộng:	47	265m
 ? m
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
( 265 - 47): 2 = 109( m)
Chiều dài hình chữ nhật là;
265 - 109 = 156 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là:
156 109 = 17004(m2)
 Đáp số: 17004 m2

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 CKTKN 2 buoi tuan 14.doc