TẬP ĐỌC : (Tiết 47) VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung bài : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). * KT: Đọc đoạn 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài TĐ SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Nhận xét và ghi điểm.
B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : Bản tin vẽ về cuộc sống an toàn mà các em được học hôm nay là bản tin được đăng trên báo Đại đoàn kết. Bản tin thông báo về tình hình thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Vậy thế nào là bản tin ? Nội dung tóm tắt của bản tin ntn ? Cách đọc bản tin ra sao ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013 TẬP ĐỌC : (Tiết 47) VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU : - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui. - Hiểu nội dung bài : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). * KT: Đọc đoạn 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài TĐ SGK. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK. - Nhận xét và ghi điểm. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : Bản tin vẽ về cuộc sống an toàn mà các em được học hôm nay là bản tin được đăng trên báo Đại đoàn kết. Bản tin thông báo về tình hình thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Vậy thế nào là bản tin ? Nội dung tóm tắt của bản tin ntn ? Cách đọc bản tin ra sao ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài. - Chú ý giọng đọc, đọc toàn bài với giọng thông báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, to, tốc độ hơi nhanh. - Yêu cầu HS mở SGK. Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). - Tìm từ khó đọc và từ mới Luyện đọc câu khó: UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”. - HS đọc bài theo trình tự HS1 : 50000 bức tranh ... đáng khích lệ. HS2 : UNICEF Việt Nam ... sống an toàn. HS3 : Được phát động từ ... Kiên Giang. HS4 : Chỉ cần điểm qua ... giải ba. HS5 : 60 bức tranh ... đến bất ngờ. - Yêu cầu HS đọc bài theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc. - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? + Em muốn sống an toàn. + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ntn ? + Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức. + Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi ? + Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường, chở ba người là không được ... + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ? + 60 bức tranh được chọn treo ở triễn lãm, trong đó có 46 bức đoạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. + Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ? + Những dòng in đậm ở đầu bản tin tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu 5 HS đọc bài. - HS đọc. Lớp theo dõi, tìm giọng đọc. - Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm: Được phát động từ tháng 4.Cần Thơ. - GV đọc mẫu, sau đó tổ chức cho HS tự đọc diễn cảm cá nhân. - Theo dõi GV đọc, sau đó tự luyện đọc. - 3 HS thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nội dung chính của bài là gì ? Qua bài học em rút ra điều gì? Bài sau : Đoàn thuyền đánh cá. TOÁN : (Tiết 116) LUYỆN TẬP (Tr 128) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. - Bài tập cần làm: 1, 3. * HS khá, giỏi làm bài 2. * KT: BT 1 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1, 2a,b của tiết 115. - Nhận xét và ghi điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép cộng phân số. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: - GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết 3 thành phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện qui đồng và cộng các phân số. - HS làm bài. 3 + = + = + = - GV giảng : Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ hai trong phép cộng là 5, nhẩm 3 là 15, vậy 3 = nên có thể viết gọn bài toán như sau : 3 + = + = - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV nhận xét bài làm của HS. - 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào BC. * Bài 2: HS khá, giỏi - Yêu cầu HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. - 1 HS nêu. - Yêu cầu HS tính và viết vào bài. - HS làm bài (+) + = = + (+) = = HS nêu : (+) + = + (+) - Hỏi : Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm ntn ? - Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba. - Kết luận : Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng các phân số. - Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các phân số tự nhiên và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số. - Tính chất kết hợp của phép cộng các phân số cũng giống như tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. * Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở BT. Tóm tắt Chiều dài : m Chiều rộng : m Nửa chu vi : ... m ? - Nhận xét bài làm của HS. Bài giải Nửa chu vi của hình chữ nhật là : + = (m) ĐS : m C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Phép trừ phân số. ĐẠO ĐỨC:(Tiết 24) GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2) I. MỤC TIÊU : - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. * Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. * Điều chỉnh: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về các tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu HS kể về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : KTBC: HS1: Vì sao phải bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ? HS2: Nêu một số công việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng ? B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Trình bày (BT2) - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm ứng xử về các tình huống sau - Thảo luận nhóm và đại diện HS trình bày. N1, 2 : Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt. Hưng thấy một số thanh sắt nối đường rây đã bị bọn trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao ? N3, 4: Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ? Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy được tác hạicủa hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. - Tổng hợp các ý kiến của HS. * Hoạt động 2 : (BT3) - Làm việc với bảng màu: màu xanh: đúng, màu đỏ: sai Làm việc cá nhân - GV nêu từng câu, HS giơ bảng màu a) Đúng b, c) Sai * Hoạt động 3: Kể chuyện về những việc làm. (BT5) - Yêu cầu HS kể về việc làm của mình,của các bạn hoặc của nhân dân địa phương về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. - HS kể cá nhân. - Nhận xét về bài kể của HS. - Lớp lắng nghe. * Kết luận : Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người phải đổ xương máu. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. Bài sau : Ôn tập và thực hành kĩ năng GKII. Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013 TOÁN : (Tiết 117) PHÉP TRỪ PHÂN SỐ (Tr 129) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số. - Bài tập cần làm: 1; 2 (a, b). * HS khá, giỏi làm thêm 2 (c, d); 3. * KT: BT 1 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1, 3 của tiết 116. - Nhận xét và ghi điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Các em đã biết cách thực hiện phép cộng các phân số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các phân số. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hướng dẫn hoạt động với đồ dùng trực quan. - GV nêu : Từ băng giấy màu, lấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ? - HS đọc nhẩm đề bài. - Chia mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Yêu cầu HS cắt lấy của một trong hai băng giấy. - HS thực hành. + Có băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ ? ... lấy băng giấy. + Yêu cầu HS cắt lấy băng giấy. + Yêu cầu HS đặt phần còn lại sau khi đã cắt đi băng giấy. + băng giấy, cắt đi băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ? ... còn lại băng giấy. + Vậy - = ? + HS nêu : - = 3. Hướng dẫn trừ hai phân số cùng mẫu - Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta làm phép tính gì ? - Tính trừ - - GV viết : - = - GV hỏi : Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm ntn ? - Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. 4. Luyện tập thực hành * Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào BC. - Nhận xét bài làm của HS. a) - = = b) - = = = 1 c) - = = d) - = = * Bài 2: a, b - Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào BC. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, cho điểm HS. Câu c, d : HS khá, giỏi làm thêm. - HS nhận xét. a) - = - = b) - = - = * Bài 3: HS khá, giỏi làm thêm. - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. Tóm tắt Huy chương vàng : tổng số Huy chương bạc và đồng : ... tổng số ? Bài giải Số huy chương bạc và đồng chiếm số phần là : 1- = (tổng số huy chương) ĐS : tổng số huy chương C. CỦNG CỐ, DẶN ... ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: GV đọc cho 2 HS viết : họa sĩ, bán sỉ, nước Đức, lướt thướt, lang thang, lan man ... - Nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : Đây là chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân - một họa sĩ bậc thầy trong nền mỹ thuật Đông Dương. Ông sinh năm 1906 mất năm 1954. Ông là người con ưu tú của dân tộc đã tham gia cách mạng, chiến đấu bằng tài năng hội họa của mình. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết bài văn Họa sĩ Tô Ngọc Vân. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi HS đọc bài văn trong SGK. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. + Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào ? + Đoạn văn nói về điều gì ? + Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh : Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen... + Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình và đã ngã xuống trong kháng chiến. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Các từ ngữ : nghệ sĩ tài hoa, hội họa, hỏa tuyến, Tô Ngọc Vân, Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ ... c) Viết chính tả: GV đọc bài chính tả cho HS viết. HS viết chính tả. d) Soát lỗi và chấm bài Đổi vở chấm bài theo cặp. 3. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. - Lời giải: Mở - mỡ , Cãi - cải, Nghỉ - nghĩ - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Bài 3: HS khá, giỏi - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc và giải nghĩa câu đố: Nhận xét sửa chữa. a) nho - nhỏ - nhọ. b) chi – chì - chỉ - chị. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Về nhà học thuộc các câu đố, các từ ở BT3. Bài sau : Khuất phục tên cướp biển. Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013 TOÁN : (Tiết 120) LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 131) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho ) một số tự nhiên. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. - Bài tập cần làm: 1 (b, c) ; 2 (b, c); 3. * KT: BT 1 b,c * HS khá, giỏi làm bài 1(a,d); 2(a,d) 4, 5. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 1,2 của tiết 119. - Nhận xét và ghi điểm. B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài tập luyện tập về phép cộng và phép trừ các phân số. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 b, c - Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm ntn? - Chúng ta qui đồng mẫu số các phân số sau đó thực hiện phép cộng, trừ các phân số cũng mẫu số. - Yêu cầu HS làm bài. HSKG làm thêm câu a,d - 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào BC. b) c) * Bài 2: b, c - Tiến hành tương tự BT1. HSKG làm thêm câu a,d - Lớp làm bài vào vở BT. b) - = c) 1 + = * Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tìm x. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. - 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào BC. x + = x - = x = - x = + x = x = - x = x = - x = * Bài 4 : HS khá, giỏi làm thêm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính bằng cách thuận tiện. - Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. a) ++ = (+)+ = + = b) ++ = +(+) = + = + = + = - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. * Bài 5: HS khá, giỏi làm thêm - Gọi HS đọc đề bài toán. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. Tóm tắt Học tiếng Anh : tổng số HS Học Tin học : tổng số HS Học tiếng Anh và Tin học : ... số HS ? Bài giải Số HS học tiếng Anh và Tin học chiếm số phần là : + = (tổng số HS) ĐS : tổng số HS - Nhận xét, cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. Bài sau : Phép nhân phân số. LỊCH SỬ : (Tiết 24) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS ôn tập : - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (Thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện). Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất, - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập; Các tranh ảnh từ bài 7-19. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: HS1: Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê ? HS2: Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này ? * GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : * Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7-19. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV. - Phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu. - HS nhận phiếu và làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu. - 3 HS lên bảng nêu kết quả làm việc. Lớp theo dõi, bổ sung ý kiến. * Hoạt động 2 : Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. - Cho HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn. - Tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng. - HS xung phong kể trước lớp. + Kể về sự kiện lịch sử : Sự kiện đó là sự kiện gì ? Xảy ra lúc nào ? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến chính của sự kiện ? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta ? + Kể về nhân vật lịch sử : Tên nhân vật đó là gì ? Nhân vật đó sống ở thời kì nào ? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà ? + Khuyến khích dùng thêm tranh ảnh, bản đồ, lược đồ các tư liệu khác trong bài kể. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Dặn HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong bốn giai đoạn lịch sử vừa học, làm các bài tập đánh giá. Bài sau : Trịnh - Nguyễn phân tranh. KHOA HỌC : (Tiết 48) ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tt) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Nêu được vai trò của ánh sáng: + Đối với sự sống của con người : có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe. + Đối với động vất: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình minh họa trong SGK/96,97. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ: HS1: Ánh sáng có vai trò ntn nào đối với đời sống của thực vật ? HS2: Hãy nói về nhu cầu ánh sáng của thực vật? * Nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI : * Giới thiệu bài : Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Con người và động vật cần ánh sáng cho sự sống của mình ntn ? Các em cùng học bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. - Hoạt động nhóm 4 trao đổi, thảo luận và trả lời. + Ánh sáng có vai trò ntn đối với sự sống của con người ? + Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người? + Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc. + Vài trò của ánh sáng đối với sức khỏe của con người. + Ánh sáng giúp ta : Nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt được kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống ... + Ánh sáng còn giúp cho con người khỏe mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể ... - GV giảng : Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu. + Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời ? + Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì Trái Đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống, động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết. + Ánh sáng có vai trò ntn đối với sự sống của con người ? + Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. * Hoạt động 2 : Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Hoạt động nhóm 4 trao đổi, thảo luận và trả lời. 1. Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? - Tên một số loài động vật : chim, hổ, báo, hươu, nai, mèo, chó, gà, thỏ, voi, tê giác, sư tử, cú mèo, chuột, rắn, trâu, bò... Những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác tránh rét, tránh nóng, tìm thức ăn, nước uống, chạy trốn kẻ thù. 2. Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày? - Động vật kiếm ăn vào ban ngày : gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, voi, tê giác, thỏ, khỉ ... - Động vật kiếm ăn vào ban đêm : sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú mèo, dơi, ếch, nhái, côn trùng, rắn ... 3. Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ? - Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưa bóng tối. 4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ? * Kết luận : Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hện ra những nguy hiểm cần tránh. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng. - Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Ánh sáng có vai trò ntn đối với đời sống của con người? + Ánh sáng cần cho đời sống của động vật ntn ? Bài sau : Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
Tài liệu đính kèm: