Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 3

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 3

TẬP ĐỌC

THƯ THĂM BẠN

I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng:

 -Bước đầu bbiết đọc diễn cảm một đoạn thư yhể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nổi đau của bạn.

 - hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muớn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.)

II. Đồ dùng dạy học:

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

• Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

• Các tranh , ảnh , tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .

 

doc 45 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày30 tháng 8 năm 2010
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN 
I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: 
 -Bước đầu bbiết đọc diễn cảm một đoạn thư yhể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nổi đau của bạn.
 - hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muớn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.)
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
Các tranh , ảnh , tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu 
hỏi : 
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và giới thiệu.
- - Ghi tên bài lên bảng .
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25 , sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) .
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải trong SGK .
-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc . 
 * Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát , đau thương
 gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? 
. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều gì ?
 c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư .
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thư..
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn .
- Gọi HS đọc toàn bài .
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào ?
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- Quan sát tranh và lắng nghe..
- Lắng nghe . 
- HS đọc theo trình tự : 
+ HS 1 : Đoạn 1 : Hòa bình  với bạn .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Hồng ơi  bạn mới như mình .
+ HS 3 : Đoạn 3 : Mấy ngày nay  Quách Tuấn Lương .
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- Đọc thầm , thảo luận , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi :
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với Hồng .
+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi .
- Đọc thầm , trao đổi , trả lời câu hỏi :
+ Những câu văn : Hôm nay , đọc báo Thiếu niên Tiền Phong , mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn . Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi .
+ Những câu văn : 
Nhưng chắc là Hồng  dòng nước lũ .
Mình tin rằng  nỗi đau này .
Bên cạnh Hồng  như mình .
- Đọc thầm .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp . Trả lời :
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi người nhận thư .
+ Những dòng cuối thư ghi lời chúc , nhắn nhủ , họ tên người viết thư .
+ Tình cảm của Lương thương bạn , chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau 
thương , mất mát trong cuộc sống . 
- 2 đến 3 HS nhắc lại nội dung chính .
- Mỗi HS đọc 1 đoạn .
- HS luyện đọc diễn cảm..
- 3 HS đọc .
- 2 HS đọc toàn bài .
- nhận xét cách đọc của bạn. 
-HS cả lớp.
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
-Đọc viết được một số đến lơp triệu.
 –HS được củng cố về hàng và lớp.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 1,2 tiết trước. 
 -Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô (thầy) có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 
342 157 413
 +Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
 +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 -GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai.
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
-Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng.
-HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
-Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
-Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
-3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm bài.
BÀI 5 Khoa học VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 -Kể được tên có chứa nhiều chất đạm ( thịt,cá,trứng,tôm,cua,...),chất béo(mỡ,dầu,bơ,...)..
 -Nêu được vai trò của của chất đạmvà chất béo đối với cơ thể: 
+Chất đạm gúp xây dựng và đỗi mới cơ thể 
+Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ cáccác thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 -Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa chất đạm và chất béo.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo.
 -HS chuẩn bị bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.
 1) Kể tên các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường,thức ăn chứa nhiều chất béo...
 -Nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
t Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
t Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
 - GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ?
 -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày.
 * GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy ? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.
 * Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
 t Cách tiến hành:
 -Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ?
 -Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ?
 * Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.
 -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13.
 * Kết luận:
 +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
 +Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn”
t Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gố từ động vật và thực vật.
t Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV hỏi HS.
 +Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ?
 +Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ? 
 -Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé !
 § Bước 2: GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau:
 -Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS.
 -GV vừa nói vừa giơ tờ giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên những loại thức ăn vào giấy, sau đó các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào làm đúng nhanh, trang trí đẹp là nhóm chiến thắng.
 -Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cách trình bày theo hình cánh hoa hoặc hình bóng bay.
 § Bước 3: Tổng kết cuộc thi.
 -Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình trước lớp.
 -GV cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 * Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-
-Làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS nối tiếp nhau trả lời. 
-Trả lời.
-HS lắng nghe.
-Trả lời.
-2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS lần lượt trả lời.
+Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.
+Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.
-HS lắng nghe.
-Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, ch ...  rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
-Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh .
-HS đọc.
-Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả .
-Vì người Aâu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.
-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng Thuỷ sang .
-Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
-3 HS dọc .
-Vài HS trả lời .
-HS khác nhận xét và bổ sung .
-HS cả lớp .
KĨ THUẬT : Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu thường.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường
 -Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường.
 -Vài em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu.
 -GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước:
 +Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. Có thể yêu cầu HS vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn, hướng dẫn thêm.
 -GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 +Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
 +Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
 +Hoàn thành đúng thời gian quy định.
 -GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
 -Đánh giá sản phẩm của HS . 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS lắng nghe.
-HS nêu.
-2 HS lên bảng làm.
-HS thực hành
-HS thực hành cá nhân theo nhóm.
-HS trình bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn .
KĨ THUẬT :BÀI 3 KHÂU THƯỜNG (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu 
 -Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường . các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
 -Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu thường.
 -Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
 +Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
 +Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: các mũi khâu xuất hiện ở mặt phải là mũi chỉ nổi, mặt trái là mũi chỉ lặn.
 -GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường:
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
 -Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải , kim, cách lên xuống kim.
 -Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim.
 -GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý khi khâu.
 -GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường:
 -GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
 -Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
 -GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách:
 +Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 +Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải dược đường dấu. Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 -Hỏi :Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo ?
 -GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
-GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì?
 -GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
 -Cho HS đọc ghi nhớ
 -GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
-HS đọc phần 1 ghi nhớ.
-HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện thao tác.
-HS quan sát H4.
- Lắng nghe.
-HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS quan sát H6a, b,c và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ cuối bài.
-HS thực hành.
-HS cả lớp.
THỂ DỤC :BÀI 6 ĐI ĐỀU ,VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI 
 TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”
I.Mục tiêu :
 -Bước đầu biết cách đi đều , đứng lại và quay sau.
- Bước đầu thực hiện động tác đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại.- biết cách chơi và tham gia được trò chơi bịt mắt bắt dê. 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 – 6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
 Trò chơi: “Làm theo khẩu hiệu”
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ 
 -Ôn quay sau. 
 * Lần 1 và2 GV điều khiển lớp tập. 
 * Lần 3và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố.
 -Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * GV làm mẫu động tác chậm. 
 * GV vừa làm động tác vừa giảng giải kĩ thuật động tác :. 
 * GV hô khẩu lệnh cho tổ HS đại diện làm mẫu tập.
 * Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc, GV quan sát sửa sai sót cho HS các tổ .
 * Cho HS cả lớp tập lại theo đội hình 2, 3, 4 hàng dọc.
 b) Trò chơi : “Trò chơi bịt mắt bắt dê”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho một nhóm HS làm mẫu cách chơi. 
 -Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS chạy theo thành một vòng tròn .
 GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút 10 – 12 phút
5 – 6 phút
1 – 2 lần 
3 – 4 lần 
1 lần 
5 – 6 phút
3 -6 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-Chơi theo đội hình vòng tròn
-Cả lớp cùng tập.
-Học sinh 2 tổ chia thành 2 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-Cả lơp tập hợp và tập dưới sự điều khiển của GV.
-HS chuyển thành đội hình vòng bên phải (trái). 
-Theo dõi.
-Vả lớp chia làm hai tổ và tập luyện.
-tập hợp theo đội hình vòng tròn.
-Cả lớp cùng chơi.
-Thực hiện. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
-HS hô “khoẻ”.
Đạo đức : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 1 )
 I.Mục tiêu: - Học xong bài này, HS có khả năng::
 -Nêu được ví dụ về sự vược khó trong học tập. 
 -Biết được vược khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 –Có ý thức vược khó vươn lên trong học tập. 
–Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vươc khó.
II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
 -GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
 -GV chia lớp thành 2 nhóm.
 òNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 òNhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
 -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
 -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
 -GV nêu yêu cầu câu 3:
 +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
 -GV ghi tóm tắt lên bảng 
 -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
 -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
 -GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
 -Thực hiện các hoạt động:
 +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
 +Yêu mến, noi theo những tấm gươngHS nghèo vược.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lặp lại.
-HS lắng nghe.
 -Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
-HS làm bài tập 1
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-1- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
-Cả lớp chuẩn bị.
-HS cả lớp thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc