Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4

Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

1 / Đọc :

 -Biết đọc phân biệt lời các nhân vật ,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

2/ Hiểu :

 - Hiểu ND :Ca ngợi sự chính trực,thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành -vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi SGK )

II. Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .

 -:Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 năm 2010 - 2011 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu: 
1 / Đọc :
 -Biết đọc phân biệt lời các nhân vật ,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
2/ Hiểu :
 - Hiểu ND :Ca ngợi sự chính trực,thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành -vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
 -:Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:2 3 phút
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi về nội dung .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 1 phút 
- Giới thiệu chủ điểm.: 
- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài học. 
 a. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 15 18 phút
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36 , SGK . (2 lượt ) 
- Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK .
-GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc : 
 * Tìm hiểu bài 8-11 phút
- Gọi HS đọc đoạn 1 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 2 ,3.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết . Họ làm những điều tốt cho dân cho nước .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài .
- Ghi nội dung chính của bài .
 * Luyện đọc diễn cảm 5-7 phút
- Gọi HS đọc bài .
.- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
GV đọc mẫu .
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc. 
- Nhận xét , cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò:2-3 phút
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- Lắng nghe .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
+ HS 1 : Đoạn 1 : Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Phò tá  Tô Hiến Thành được .
+ HS 3 : Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá .
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý .
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh , tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử . Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử .
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .
+ Vì ông không màng danh lợi , vì tình riêng mà giúp đỡ , tiến cử Trần Trung Tá .
- Lắng nghe .
- HS đọc thầm 
. Nội dung chính : Ca ngợi sự chính trực thanh liêm tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn , cả lớp theo dõi . 
- Lắng nghe .
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay .
.- HS lần lược đọc đoạn văn
- HS đọc.
TOÁN SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên ,xếp thứ tự các số tự nhiên.
-Bài tập cần làm: bài1( cột1),bài2(a,c),bài3(a).
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:1 phút
2.KTBC:2-3phút 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập đã cho về nhà.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :30-33 phút 
 a.Giới thiệu bài:1 phút 
 -GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 b.So sánh số tự nhiên: 
 -GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325,  rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 - với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn so sánh được số nào bé hơn và lớn hơn. 
-Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
 -GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
 -Số 99 có mấy chữ số ?
 -Số 100 có mấy chữ số ?
 -Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn ?
 -Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
 -GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
 -GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
 -Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.
 -Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào ?
-Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
-Nêu cách so sánh 7891 với 7578.
 -Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?
 -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 -GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
 -Hãy so sánh 5 và 7.
 -Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5 ?
 -Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
 -Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó ?
 -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 -GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.
 -Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?
 -Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 -Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :
 -GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
 -Số nào là số lớn nhất trong các số trên ?
 -Số nào là số bé nhất trong các số trên ?
 -Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
 d.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
*Làm các cột còn lại.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
*Làm thêm phần b.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
Làm thêm phần b.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:2-3 phút
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài.
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+100 > 89, 89 < 100.
+456 > 231, 231 < 456.
+4578 4578 
- Lắng nghe.
-100 > 99 hay 99 < 100.
-Có 2 chữ số.
- Có 3 chữ số.
-Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
-Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
-HS so sánh và nêu kết quả: 123 < 456; 
7891 > 7578.
-Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
-So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn.
-So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 < 456 hay
4 > 1 nên 456 > 123.
-Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891.
-Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nêu như phần bài học SGK.
-HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 
-5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.
-5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.
-Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
-Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.
-1 HS lên bảng vẽ.
-4 4.
-Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.
-Là số bé hơn.
-Là số lớn hơn.
+7689,7869, 7896, 7968.
+7986, 7896, 7869, 7689.
-Số 7986.
-Số 7689.
-Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.
-HS nhắc lại kết luận như trong SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT( cột 1 ).
-HS nêu cách so sánh.
-Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) 8136, 8316, 8361
c) 63841, 64813, 64831
-Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) 1984, 1978, 1952, 1942.
b) 1969, 1954, 1945, 1890.
-HS cả lớp.
KHOA HỌC TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
 NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. 
 -Biết được để có sức khỏe tốt cần ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
` - Chỉ vaò bảng tháp dimh dưỡng và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bôt đường . nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng ; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm ; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Phiếu học tập theo nhóm.
 -Giấy khổ to.
 -HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:2-3 phút
 Gọi 3 HS lên bảng đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:26-29 phút
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Biết để có sức khỏe tốt cần ăn nhiều thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
t Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia nhóm 4 HS.
 -Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 +Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?
 +Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào +Vì sao phải ăn nhiều loại thức ăn và thường ...  thứ ba, thứ tư, thứ năm
 +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
 -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
 -GV và HS quan sát, nhận xét.
 -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
 * GV cần lưu ý những điểm sau:
 +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, 
 +Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV kết luận hoạt động 2. 
 -Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ mục 2ù.
-Cả lớp quan sát.
-HS nêu.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.
-HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc.
-HS tập khâu.
-HS cả lớp.
Hát nhạc .
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới: 
 a)Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải.(phần ghi nhớ).
 -GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
 +Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu lược.
 +Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
 -GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
 -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
 +Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
 +Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng.
 +Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
 -Đánh giá sản phẩm của HS. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành
- HS theo dõi.
-HS trình bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn.
-Cả lớp.
Đạo đức : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 2)
 Tiết: 2
I / MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS có khả năng::
 -Nêu được ví dụ về sự vược khó trong học tập. 
 -Biết được vược khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 –Có ý thức vược khó vươn lên trong học tập. 
–Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vươc khó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài mới : 28 phút
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
 +Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK .
 +HS nêu cách giải quyết.
 -GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 -GV kết luận : -
mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phụcvượt qua khó khăn trong học tập , đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn .
*Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài tập 3- SGK /7) 
 -GV giải thích yêu cầu bài tập.
 -GV cho HS trình bày trước lớp.
 -GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4- SGK / 7)
 -GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
 +Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
 -GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
 -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
4.Củng cố - Dặn dò: 1-2 phút
 -HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
 -Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập.
-Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
-HS đọc.
-Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS trình bày .
-HS lắng nghe.
-HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
-Cả lớp trao đổi , nhận xét.
-HS cả lớp thực hành.
ANTOÀN GIAO THÔNG : Bài 1
 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I Mục tiêu
1. kiến thức :
-HS biết thêm 12 biển báo hiệu -Hiểu ý nghĩa ,tác dụng. 
2 Kĩ năng : -Nhận biết các biển báo giao thông gần trường. 
3 Thái độ : -Khi đi đường có ý thức chú ý biển báo. –tuân theo luật.
II Nội dung
1-ôn các biển báo đã học. 
2 -Học các biển báo mới.
III Chuẩn bị
.-23 biển báo. 
 -Vẽ 2 biển báo mà em thường gặp
IV Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Ôn và giới thiệu bài 
-Để điều khiển người và các phương tiện trên đường phố được an toàn người ta đặt các biển báo hiệu. 
–Y/c dán biển báo đã chuẩn bị. Hỏi : Các em đã thấy biển báo này chưa,nó có ý nghĩa gì ?
 *Nhắc lại:
 -Trò chơi: để nhớ lại các biển báo đã học ( chơi như SHD )
-Kiểm tra lại,tuyên dương. 
HĐ2 : Tìm hiểu nội dung biển báo mới. –Đưa biển báo mới H110a,112. 
-Hỏi:Hãy nhận xét hình dáng,màu sắc,hình vẽ của biển báo ?
-Biển báo này thuộc biển báo gì?
 –Ý nghĩa: cấm người đi đường,phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đã chỉ.
-Chi các hình vẽ, BB này cấm gì?
 110a (xe đạp ) 
-122 (Stóp )
-208 ,209,23.
 -Tiếp tục : 301,303,304,305.
 -Gắn 12 BB không theo thứ tự y/c sắp xếp lại. /*Hoạt động 3 :Trò chơi : 
-Treo 23 BB cho quan sát 3 phút, sau đó gấn tên.
 -Hỏi từ nhóm 1-4 bất kì về ý nghĩa của một BB
. -Tổng kết,tuyên dương nhóm nhanh, đúng.
 V Củng cố dặn dò : 
-tóm tắt lại :
 +năm nhóm 
-Nhận xét tiết học
. –Đi đường cần chú ý BB để thực .
-1em dán bảng.
 –phát biểu.
 -3 nhóm tham gia.
 –Nhân xét.
 –Hình tròn.
 –màu: nền đỏ,viền trắng 
–Hình vẽ màu đen. 
–BB cấm.
 -Cấm xe đạp.
 -Dừng lại.
 –Nhìn hình,nêu ý nghĩa: giao nhau với đường ưu tiên, giao nhau với có tín hiệu đèn, có những nguy hiểm khác.
 –Căn cứ vào đặc điểm, xếp theo nhóm.
-4 nhóm,1nhóm 6 BB thi đua (1 em lên gắn).
 -trả lời.
 –Ghi nhớ.
THỂ DỤC :BÀI 7 ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
 TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY VÀO NHAU” 
I.Mục tiêu :
 -Biết đi đều, vòng trái, vòng phải, đúng hướng. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi “ chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “ 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và vẽ sân chơi trò chơi. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh 
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 -Trò chơi: Chơi một vài trò chơi đơn giản để HS tập trung chú ý “Trò chơi kết bạn”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ: 
 -Ôn đi đều vòng phải, đứng lại, do GV và cán sự điều khiển .
 -Ôn đi đều vòng trái, đứng lại. 
 -Ôn tổng hợp tất cả nội dung đội hình đội ngũ nêu trên, do GV điều khiển.
 b) Trò chơi: “Thay đổi chỗ ,vỗ tay nhau ” 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -GV cho một tổ HS chơi thử .
 -Tổ chức cho cả lớp chơi. 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc: 
 -Tập hợp HS thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút
14 – 15 phút
2 – 3 phút 
2 – 3 phút
2 – 3 phút 
5 – 6 phút 
4- 7 phút
2 – 3 phút
2- 4 phút
4 – 6 phút 
2 – 3 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
-Đội hình trò chơi.
-HS đứng theo đội hình 2 hàng dọc.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc từ 4 hàng dọc chuyển thành 4 hàng ngang. 
- HS hô “khoẻ”.
THỂ DỤC : BÀI 8 TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU, 
 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI 
 TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ”
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này, HS biết :
-biết cách đi đều vòng phải,vòng trái đúng hướng.
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “bỏ khăn”. 
II.Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 -2 chiếc khăn tay. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu :
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 -Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 -Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ :
 -Đi đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 -Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa
 -Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 -GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố .
 b) Trò chơi : “Bỏ khăn”:
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi. 
 -Tổ chức cho cả lớp chơi thử .
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi nhiệt tình, không phạm luật.
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS chạy thường quanh sân tập 1 đến 2 vòng. 
 -HS làm động tác thả lỏng. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút 12 – 13 phút
2 – 3 phút
3 phút
3- 5 phút
2 phút
5 – 6 phút 
4 – 6 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
-Đội hình trò chơi.
-HS đứng theo đội hình 3 hàng ngang. 
-HS đứng theo đội hình 3 hàng dọc.
 -Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
-HS hô “khỏe”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc