Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 13 (chuẩn) - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 13 (chuẩn) - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (Nghe – Viết)

PHÂN BIỆT l / n, i / iê

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc các âm chính i/iê dễ lẫn.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT2b

-Giấy trắng khổ A4 để HS làm BT3a

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 13 (chuẩn) - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Tháng Năm 2013 
Môn : Chính tả
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT l / n, i / iê 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc các âm chính i/iê dễ lẫn.
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT2b
-Giấy trắng khổ A4 để HS làm BT3a
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
-GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết các từ ngữ bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương để đố các bạn viết đúng 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
-GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
-GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
-GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
-GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
-GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
-GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
-Yêu cầu HS làm bài 
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
-Lời giải đúng: nghiêm minh – phát minh – kiên trì – thí nghiệm – thí nghiệm – nghiên cứu – thí nghiệm – bóng điện – thí nghiệm 
Bài tập 3a:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a
-Yêu cầu HS làm bài 
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
-Lời giải đúng: nản chí, lí tưởng, lạc lối (lạc hướng) 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
-Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Chiếc áo búp bê 
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
-HS nhận xét
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài : Người tìm đường lên các vì sao. 
-HS theo dõi trong SGK
-HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý cách viết tên riêng (Xi-ôn-cốp-xki)
-HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: nhảy, rủi ro, non nớt 
HS nhận xét
-HS luyện viết bảng con
-HS nghe – viết
-HS soát lại bài.HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
-4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
-Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-HS làm bài vào vở 
Vài HS làm bài vào giấy trắng 
-HS nêu lời giải
-Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng 
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước , ngưới dân sống ở đồng bằng chủ yếu là người kinh 
-Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở , trang phục truyền thống của người dân ở đồng bắng Bắc Bộ :
+Nhà thường được xây dựng chắc chắn , xung quanh có sân , vườn , ao .
+Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen , của nữ làváy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt khăn lụa dài , đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ 
2.Kĩ năng:
-Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục & lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Bước đầu hiểu sự thích nghi của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	 3.Thái độ:
-Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về nhà ở hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
-Chỉ trên bản đồ & nêu vị trí, hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ?
-Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
 - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
 b.Chủ nhân của đồng bằng 
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
-Nơi đây có đặc điểm gì về mật độ dân số? 
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
+Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà, làng được xây dựng ở đâu?)
+Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ? Cửa chính có hướng gì?)? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào?
+Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
-GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
 c. Trang phục và lễ hội 
*Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
-GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
+Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
+Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
+Trong lễ hội,người dân thường tổ chức những hoạt động gì?Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết ?
+Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
4.Củng cố 
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc kinh 
- Nơi đây có dân cư tập trung đông đút nhất nước ta 
- HS thảo luận theo nhóm
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nhà
-Nhà thường được xây dựng chắc chắn , xung quanh có sân , vườn , ao .
+HS trả lời
-Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-HS trong nhóm thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
+Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen , của nữ làváy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt khăn lụa dài , đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ
+Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân và mùa thu để cầu năm mớimạnh khoẻ , mùa màng bội thu 
-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Băng giấy viết đề bài
III. KNS:
-Thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực
2. Bài mới:
* GT bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể một câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta.
- KT sự CB trước của HS
HĐ1: HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- Phân tích đề, gạch chân dưới các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì, vượt khó
- Gọi HS đọc phần gợi ý
+ Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó ?
+ Em kể về ai ? Câu chuyện đó như thế nào ?
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa trong SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh 
- Nhắc HS : Lập nhanh dàn ý, xưng hô là "tôi"
HĐ2: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
a) Kể trong nhóm :
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV giúp đỡ các em yếu.
b) Kể trước lớp :
- Tổ chức cho HS thi kể
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn những tình tiết về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Gọi HS nhận xét
- Cho điểm HS kể và HS hỏi
3. Củng cố, dặn  ... ui 
- 3 HS lên bảng giải
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài 
Nhân với số có ba chữ số.
-HS tính
164 x 123 =164 x (100 + 20 + 3)
 = 164 x 100 +164 x 20 + 164 x3 
 =16400 + 3280 + 492
 = 20173
- HS theo dõi GV thực hiện phép nhân
- HS làm bài vào bảng con 
- HS lên bảng lớp làm
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
a) 248 b)1163 c) 3124
 x 321 x 125 x 213
 248 5815 9372 
 496 2326 3124
744 1163 6248
79608 145375 665412
- Cả lớp làm vào vở 
- 1 HS lên bảng làm
-Lớp nhận xét
a
262
262
263
b
130
131
131
a x b
34060
34322
34453
1- HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
Bài giải
Diện tích của mãnh vườn
125 x125 = 15625(m2)
 Đáp số 15625 m2
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
	Ngày Tháng Năm 2013 
Môn: Toán
 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾP THEO) 
I.Mục tiêu
	1.Kiến thức: Giúp HS :
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số mà số hạng thứ nhất là 0
 BT : 1 ,2 .
	2.Kĩ năng :
- Vận dụng được vào nhân với số có 3 chữ số.
II.Chuẩn bị :
-Bảng con
-Phiếu ghi bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định
2.Bài củø: Nhân với số có ba chữ số.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài 1 
-GV nhận xét chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dụng và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Nhân với số có ba chữ số(TT)
 b. Giới thiệu đặt tính và tính
-Cho cả lớp đặt tính rồi tính 238 x 203
-Yêu cầu HS nhận xét
c. Thực hành
*Bài 1:
-GV cho HS đặt tính rồi tính
-GV cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
*Bài 2:
-GV cho HS tự phát hiện phép nhân nào đúng. phép nhân nào sai và giải thích vì sao sai
*Bài 3:
Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và sửa bài
-Cả lớp và GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học –tuyên dương
 -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 3 HS lên bảng giải
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: 
Nhân với số có ba chữ số (TT)
-1 HS lên bảng làm
 258
 x 203 
 774 
 516 
 52374
-HS nhận xét về cách tích riêng để rút ra:
 +Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
 +Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả
 523 308 1309
 x 305 x 563 x 202 
 2615 924 2618
1569 1848 2618
59515 1540 264418 
 173404 
-HS nêu kết quả
 456 456 456
 x 203 x 203 x 203 	
 1368 1368 1368
 912 912 912
 2280 S 10488 S 92568 đ
-1 HS lên bảng làm
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả và sửa bài
Bài giải
Số thức ăn cần trong một ngày là:
104 x 375 = 39000 (g)
39000g = 39 (kg)
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 (kg)
 Đáp số: 390 kg
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013 
Môn: Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
	1.Kiến thức : Giúp HS :
-Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.
 BT : 1 , 3 , 5(a)
	2.Kĩ năng :
-Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
-Biết công thức tính ( Bằng chữ ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
II.Chuẩn bị :
-Bảng con
-Phiếu bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định:
2.Bài củø: Nhân với số có ba chữ số (TT)
-Yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài 1 
-GV nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dụng và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: luyện tập
 b. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
 - GV nêu yêu cầu : đặt tính rồi tính
-GV nhận xét
*Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài – Tự làm bài 
-GV nhận xét
*Bài 3: Cách thuận tiện nhất
-Cho HS làm bài
-Cho HS sửa bài
-GV nhận xét
*Bài 4:
 -HS tự làm bài rồi sửa bài
-Bài toán có thể giải bằng các cách khác nhau.
Mỗi HS chỉ cần giải bằng một cách và giải đúng.
Khi sửa bài, GV nên khuyến khích HS nêu các cách giải khác nhau.
-HS có thể có hai cách giải như nhau
-GV nhận xét
*Bài 5:
-Cho HS tự làm bài rồi sửa bài
-GV hướng dẫn cách làm
-GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học –Tuyên dương
 -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 3 HS lên bảng giải
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: luyện tập
- 3 HS lên bảng làm,một HS làm một phần.
- Cả lớp làm bài vào bảng con 
- HS trình bày kết quả
a) 345 x 200 =69000
b) 237 c) 403
 x 24 x 346 
 948 2418
 474 1612
1209
 139438
-1 HS đọc
-3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vụỷ
-HS trình bày kết quả
a) 95 +11 x 206 = 95 + 2266
 = 2361
b)95 x 11 + 206 = 1045 + 206
 = 1251
c)95 x 11 x 206 = 1045 x 206
 = 215270
-HS nhận xét
+3 số trong mỗi giải tính phần a, b, c là như nhau
-Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau.
+Khi tính có thể áp dụng nhân với 11 
-3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một phần. Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả và chữa bài
a) 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12+ 18)
 = 142 x 30 = 4260
b)49 x 365 - 39 x365 = (49 - 39) x 365
 = 10 x 365 = 3650
c)4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18
 = 100 x 18 
 = 1800
-2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả - Sửa bài
Bài giải
Cách 1: 
Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng học là:
8 x 32 = 256 (bóng)
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là:
3500 x 256 = 896000 (đồng)
Đáp số: 896000 đồng
Cách 2:
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học:
 3500 x 8 = 28000 (đồng)
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32 phòng học là:
 3500 x 32 = 896000 (đồng)
Đáp số: 896000 đồng
-1 HS lên bảng làm.Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả
a) Với a = 12 cm, b = 5 cm thì
 S = 12 x 5 = 60 (cm2 )
Với a = 15 m, b 10 m thì
 S = 15 x 10 = 150 (m2 )
b) Nếu chiều dài a gấp lên hai lần thì chiều dài mới là a x 2, thì diện tích hình chữ nhật:
 a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x (a x b)
 = 2 x 5
Vậy khi chiều dài gấp lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên hai lần 
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013 
Môn: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
	Kiến thức, kĩ năng : Giúp HS :
-Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng , diện tích ( m2 , dm2, cm2 )
-Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
-Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh 
BT : 1 , 2(dòng1) , 3 .
II.Chuẩn bị :
-Bảng con
-Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định
2.Bài củ: luyện tập
-Yêu cầu 3 SH lên bảng giải bài 1 
-GV nhận xét chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dụng và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Luyện tập chung 
 b. Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
-Cho HS tự làm bài rồi sửa bài
- GV nhận xét
*Bài 2:
-Cho HS làm bài tập 
-Cho cả lớp làm bài và sửa bài
-GV nhận xét
*Bài 3:
-Cho HS tự làm bài rồi sửa bài
- GV nhận xét
*Bài 4:
-Cho HS tự làm bài rồi sửa bài
- GV nhận xét
*Bài 5:
-Cho HS tự làm bài rồi sửa bài
-GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học-Tuyên dương
 -Chuẩn bị bài sau: Chia một tổng cho một số
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 3 HS lên bảng giải
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài:Luyện tập chung
-3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả-Chữa bài
a) 10kg = 1 yến ; 100kg = 1 tạ
 50kg = 5 yến ; 300kg = 3 tạ
 80kg = 8 yến ; 1200kg=12 tạ
b)1000kg = 1 tấn ; 10 tạ = 1 tấn
 8000kg = 8 tấn ; 30 tạ = 3 tấn
 15000kg = 15 tấn; 200 tạ = 20 tấn
c)100cm2 = 1dm2 ; 100 dm2 = 1 m2
800 cm2 = 8 dm2 ; 900dm2 = 9 m2
1700cm2 =17dm2, 1000dm2=10 m2
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.
-HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Chữa bài 
-3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần,
-Cả lớp làm bài vào vở.
a)2 x 39 x 5 = (2x 5) x 39
 = 10 x 39
 = 390
b)302 x 16 + 302 x 4
 = 302 x (16 + 4)
 = 302 x 20
 = 6040
c)769 x 85 – 769 x 75
 =769 x (85 – 75)
 = 769 x 10
 = 7690
-1 HS lên bảng làm bài.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-HS trình bày kết quả -Chữa bài
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40 (lít)
Sau 1 giờ 15 phút, hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là:
40 x 75 = 3000 (lít)
Đáp số: 3000 lít
-1 HS lên bảng làm
-Cả lớp làm bài vào vở.
-HS trình bày kết quả-sửa bài
a) S = a x a
-Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân với cạnh
b) với a = 25 m 
thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
Đáp số: 625 m2
Rút kinh nghiêm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 
 - Chưa tốt:	
 D. DẶN DÒ:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 KNS moi truong.doc