Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (Nhớ – Viết)

PHÂN BIỆT ân / âng

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nhớ – viết lại đúng 10 dòngthơ đầu , trình bày bài chính tả Truyện cổ nước mình sạch sẽ , biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát .

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập có vần ân /âng

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2b

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 4 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH (Nhớ – Viết)
PHÂN BIỆT ân / âng 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nhớ – viết lại đúng 10 dòngthơ đầu , trình bày bài chính tả Truyện cổ nước mình sạch sẽ , biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát . 
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập có vần ân /âng 
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2b
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
GV mời 2 nhóm lên thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr / ch, tên các đồ vật trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
 b.Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
Yêu cầu HS viết tập
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở 
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc HS về nhà đọc lại khổ thơ trong BT2b, ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Những hạt thóc giống. 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở 
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại khổ thơ đã hoàn chỉnh 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Lời giải đúng:
+ Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này / Dân dâng một quả xôi đầy.
+ Sáng một vầng trên sân / Nơi cả nhà tiễn chân.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Địa lí
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Nêu được một số hoạt động sản xúât chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn :
+HS biết ruộng bậc thang & một số nghề thủ công ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Khai thác khoáng sản ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Khai thác lâm sản : gỗ , mây , nứa 
2.Kĩ năng:
-Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
-Nhận biết khó khăn của giao thông miền núi :đường nhiều dốc cao , quanh co , thường bị sụt , lở vào mùa mưa .
	 3.Thái độ:
-Yêu quý lao động
-Bảo vệ tài nguyên môi trường.(Bộ phận )
II.Chuẩn bị:
SGK
Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản..
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Mô tả nhà sàn & giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
Người dân ở vùng núi cao thường đi lại & chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
b.Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét về hoa văn & màu sắc của hàng thổ cẩm.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
d.Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4.Củng cố 
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
5.Dặn dò: 
-GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
HS quan sát hình 1 & trả lời các câu hỏi
+Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo
HS bổ sung, nhận xét
HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Kể chuyện
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
3. Thái độ:
-Cảm phục khí phách của nhà thơ chân chính. 
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe – đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Một nhà thơ chân chính.
b) HS nghe kể chuyện 
*GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng. 
*GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
*GV kể lần 3
c)Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã 
nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng như thế nào? 
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? 
+ Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu 
chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
GV nhận xét, chốt lại 
GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
-Hát vui 
HS kể 
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS nghe
Yêu cầu 1
HS đọc lần lượt từng câu hỏi 
Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ 
+ Dân chúng phản ứng bằng cách truyền miệng nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua & phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ & nghệ nhân hát rong. 
+ Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. 
Yêu cầu 2, 3
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS luyện kể từng đoạn câu chuyện 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Khoa học
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP  ... áo viên nhận xét
*Bài tập 5:
 - HS đọc yêu cầu đề
 - Cho HS làm bài
 - Cho HS trình bày kết quả
 + Số tròn chục lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài
- HS chữa bài
 a/ 0,10, 100
 b/ 9, 99, 999
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài
- HS nêu kết quả
 a/ 859067 < 859167 
 b/ 492037 > 482037
 c/ 609608 < 609609
 d/ 264309 = 264309
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài
- HS sửa bài
- Là số 3 và số 4
- Vậy x là 3, 4
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS nêu kết quả
- 60, 70, 80, 90
- Vậy x là 70, 80, 90
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: “ Yến - tạ - tấn”
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Toán
Yến- tạ- tấn
I/ Mục đích yêu cầu: Giúp HS
 - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kilôgam
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé)
 - Biết thực hiện phép tính với các số đo taỏn , tá 
 * bt : 1.2.3( chọn 2 phép tính )
II/ Đồ dùng day học: 
-Viết bài 2 lên bảng 
III/ Các hoạt động dạy học:
 a.Giới thiệu bài:
 -Hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn kilôgam
 b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn:
*Giới thiệu đơn vị yến:
- HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV giới thiêu: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg, người ta còn dùng đơn vị là yến
-GV viết bảng yến = 10kg
- Cho HS đọc 1yến = 10kg, 10kg = 1yến
- GV hỏi “ Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg ?
 - Có 10kg khoai tức là có mấy yến khoai ?
-Đã học kg, gam
-HS lắng nghe
- 1 HS đọc 
- 1HS trả lời
 20kg
- 1yến
*Giới thiệu đơn vị tạ, tấn: Tương tự như trên
- 1 tạ = 10 yến
- 1 tạ = 100 kg
- 1 tấn = 10 tạ
- 1 tấn = 1.000 kg
ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 6 yến.
C,Thực hành:
 *Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu đề
 - Cho HS làm bài
 - GV hướng dẫn HS đọc kĩ từng phần lựa chọn số đo khối lượng
 - Cho HS trình bày kết quả
 - Giáo viên nhận xét
*Bài 2: 
-Cho HS nêu yêu cầu đề
 - GV hướng dẫn HS câu a
 - 1 yến = 10 kg
 5 yến = 10 x 5
 = 50kg
 - Cho HS làm a, b, c
 - HS trình bày kết quả câu a, b, c
 + Câu b, c sửa tương tự
*Bài 3: 
-Cho HS nêu yêu cầu đề
- Cho HS làm bài
- Cho Hs trình bày kết quả
-Cả lớp nhận xét
-Giáo viên nhận xét
*Bài 4: 
-Cho HS nêu yêu cầu đề
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
-Giáo viên nhận xét
- GV nhận xét
 -1HS đọc
 -Cả lớp làm bài
- HS trình bày kết quả
 a) Con bò nặng 2 tạ
 b) con gà nặng 2g
 c) Con voi nặng 2 tấn
 -Cả lớp nhận xét
 - 1 HS đọc to
 -HS theo dõi
-Cả lớp làm bài vào vở
+Câu a: 1 yến = 10 kg
 10 kg = 1 yến
 5 yến = 50 kg
 8 yến = 80 kg
 1 yến 7kg = 17 kg
 5yến 3kg = 53 kg
-1HS đọc to đề
-Cả lớp làm vào vở
-HS chữa bài
 18 yến + 26 yến = 44 yến
 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
 135 tạ x 4 = 540 tạ
 512 tấn : 8 = 64 tấn
-HS nêu yêu cầu đề
-Cả lớp làm vào vở
-HS chữa bài
-Cả lớp nhận xét
Bài giải
 3 tấn = 30 tạ
Chuyến sau xe đó chuyển được số muối là;
 30 + 3 = 33 (tạ)
Số muối cả 2 chuyến xe đó chở được là
 30 + 33 = 63 (tạ)
 Đáp số: 63 tạ muối
d.Củng cố dặn dò:
 - GV hỏi: 1 yến =.......kg, 1 tấn =........kg
 1 tạ =.......yến, 1 tấn =........tạ
 - Giáo viên nhận xét tiết học.Về xem lại bài 
 - Chuẩn bị bài sau: “Bảng đơn vị đo khối lượng”
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết được tên gọi, kí hiệu , độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ giữa đề-ca-gam và héc-tô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng 
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng
 * BT :1,2.
II/ Đồ dùng day học:
 Một bảng có kẻ sẳn các dòng, các cộ như sách GK nhưng viết chữ và số
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu đề-ca-gam = héc-tô-gam:
-GV gợi ý các đơn vị đo khối lượng đã được học như tấn. Tạ, yến, ki-lô-gam.
- Cho HS nêu lại: 1 kg = 1.000g
- Các đơn vị đo khối lượng các em đã đã học, ngoài ra người ta con dùng đơn vị để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam là đề-ca-gam và héc-tô-gam
* Giới thiệi đề-ca-gam: (dag)
- GV viết lên bảng : 1dag = 10g
- Cho 1- 2 HS đọc lại kí hiệu và độ lớn của đề-ca-gam và mối quan hệ giữa đề-ca-gam và gam: 1dag = 10g
 10g = 1dag 
*Giới thiệi héc-tô-gam: (hg) (Tương tự như trên)
2. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng: 
 - GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng đã học thành bảng đơn vị đo khối lượng
 - GV viết vào bảng kẻ sẵn
 - GV giới thiệu: 1 kg = 10 hg
 - GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau
 - Yêu cầu HS chỉ nhớ mối quan giữa một số đơn vị đo thông dụng như:
 1 tấn = 1.000kg, 1 tạ = 100kg, 1kg =1000g
 - 1HS đọc các đơn vị đo khối lượng
 - HS đọc đo khối lượng theo thứ tự
 - HS nhận xét:những đơn vị bé hơn ki-lo-gam là hg, dag, g ở bên cột phải kg, những đơn vị lớn hơn ki-lô-gam là yến, tạ, tấn, ở bên trái cột kg
 -HS đọc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị do kế tiếp nhau, 
-1-2HS quan sát nhận xét: mỗi đơn vị đo khối khối lượngđều gấp 10 lần đơn vị bé hơm liền nó.
-1-2 HS đọc lại
3/ Thực hành:
*Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài
- GV củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng theo hai chiều
 1 tấn = 1000kg, 1000kg = 1 tấn
*Bài 2:
-Cho HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
*Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS làm
- 8 tấn = 8000kg
Vì : 8000kg < 8100kg nên 8 tấn < 8100kg
- GV và HS nhận xét
*Bài 4:
- HS nêu yêu cầu bài
- GV phân tích đề
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét
-HS làm bài + chữa bài
-HS đọc lại
1HS đọc to
-HS làm bài vào vở
 380g + 195 g = 575 g
-1HS đọc to
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả:
5 dag = 50 g
8 tấn < 8.100 kg
4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg
3 tấn 500 kg = 3.500 kg
-1HS đọc to
-Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
 - HS nhận xét
Bài giải
 4 gói bánh cân nặng là: 
 150 x 4 = 600 (g)
 2 gói kẹo cân nặng là
 200 x 2 = 400 (g)
 Số kg bánh và kẹo có tất cả là:
 600 + 400 = 1000 (g) = 1kg
Đáp số: 1(kg)
4/Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Giây, thế kỷ
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
	Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
 Giây, thế kỉ
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Bieỏt đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ
 * BT :1,2(a)
II/ Đồ dùng day học:
 - Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây
III/ Các hoạt động dạy học:
 a.Giới thiệu bài 
 - Các em sẽ làm quen với hai đơn vị đo thời gian đó là giây và thế kỉ
 b.Giới thiêu giây và thế kỉ
*Giới thiệu giây:
 - Cho HS quan sát đồng hồ thật
 - HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
 + Kim giờ đi từ một số nào đó đến tiếp liền hết 1 giờ.
 + Kim phút đi từ vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
 1 giờ = 60 phút
 - GV giới thiệu kim giây, cho HS quan sát sự chuyển động của nó.
 + Khoản thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây
 + Khoản thời gian kim giây đi hết một vòng là 1 phút tức là 60 giây.
 - GV ghi bảng 1 phút = 60 giây
Vậy: 60 phút bằng mấy giờ ?
 60 giây bằng mấy phút ?
-HS quan sát đồng hồ thật
- HS chỉ kim giờ ,kim phút, kim giây trên đồng hồ
- HS nhắc lại
- 1 giờ
- 1 phút
- 1 giờ = 60 phút, 60 phút = 1 giờ
- 1 phút = 60 giây, 60 giây = 1 phút
 c.Giới thiệu về thế kỉ
- GV giới thiệu: 
Đơn vị đo thời gian lớn hơn “năm” là “thế kỉ” 
 1 thế kỉ = 100 năm
 100 năm bằng mấy thế kỉ ?
- GV giới thiệu:
 Năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một
 Năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai
- Như sách GK
- GV hỏi: Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ?
 Năm 1990 thuộc thế kỉ nào ?
- 1 thế kỉ
- 1 thế kỉ = 100 năm, 100 năm = 1 thế kỉ
HS trả lời: thuộc thế kỉ 20
 thuộc thế kỉ 20
d. Thực hành
*Bài 1:
-HS đọc yêu cầu đề
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét
*Bài 2:
- HS đọc yêu cầu đề
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét
*Bài 3:
-HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài
- GV hướng dẫn phần a
+ Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?
+ Năm nay là năm nào ?
+ Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ?
+ Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, năm đó thuộc thế kỉ nào ? tính đến nay bao nhiêu năm ?
 - GV nhận xét
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
Câu a:
1 phút = 60 giây
60 giây = 1 phút, 
2 phút = 120 giây
1/3 phút = 20 giây
1 phút 8 giây = 68 giây
Câu b:
1 thế kỉ = 100 năm
100 năm = 1 thế kỉ
5 thế kỉ = 500 năm
1/2 thế kỉ = 50 năm
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài;
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX, Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX
b) Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248, năm đó thuộc thế kỉ III
- Năm đó thuộc thế kỉ thứ 11
- Năm 200
- 2005 – 1010 = 995 năm
- Năm đó thuộc thế kỉ thứ 10
- 2005 – 938 = 1067 năm
e.Củng cố dặn dò
- GV Nhận xét tiết học - tuyên dương
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 CKTKN moi truong.doc