Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 (chuẩn)

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 (chuẩn)

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

 - Làm được các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm hết bài 3.

 - HS tích cực, tự giác trong giờ học

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Bảng phụ vẽ biểu đồ

Trò: Học bài, Vở bài tập, bảng con, vở nháp,.

 

doc 54 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6
Ngày soạn: 22/9/2012 
Ngày giảng:
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần
(Lớp trực tuần thực hiện)
Tiết 2: Tiếng Anh
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 3: Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu : 
	- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
	- Làm được các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm hết bài 3.
	- HS tích cực, tự giác trong giờ học
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ vẽ biểu đồ
Trò: Học bài, Vở bài tập, bảng con, vở nháp,...
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra bài tập 2 VBT.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: 
- Giúp HS nắm yêu cầu.
+ Nhận xét, chữa bài .
* Bài 2 : 
- HD HS nắm yêu cầu của bài.
+ Nhận xét, chữa bài
* Bài 3: 
- Giúp HS nắm yêu cầu:
+ Nhận xét, chữa bài
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
+1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở
T1: Bán được 2m vải hoa, 1m vải trắng (S) 
T 2 cửa hàng bán được 400m vải(Đ)
T3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất(S)
Số mét vải hoa mà tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1là 100m.(Đ) 
Số mét vải hoa tuần 4 bán được ít hơn tuần 2 là 100m.(S)
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
+ 1HS lên bảng làm bài trên phiếu, Lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét, bổ xung
 Tháng 7 có 18 ngày mưa
Số ngày mưa tháng tám nhiều hơn tháng chín là: 15 – 3 = 12 (ngày)
Trung bình một tháng có số ngày mưa là:
(18 + 15 + 3) : 3 = 12(ngày)
 Đáp số: a, 18 ngày 
 b, 12 ngày 
 c, 12 ngày
- HS nêu yêu cầu của bài
+ HS lên bảng làm bài, Lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét, bổ xung
Số cá tàu thắng lợi bán được là:
Tháng1: 6 tấn; Tháng2: 2 tấn; Tháng 3: 7 tấn 
- HS lên bảng vẽ biểu đồ, lớp vẽ vào vở.
- HS nhận xét, bổ xung.
Số cá Thắng Lợi đã đánh bắt được
 7
 6
 5
 4
 3
 2
 1
 0
 T. 1 T. 2 T. 3 Tháng 
4. Củng cố: 
- Chốt lại nội dung bài dạy.
5. Dặn dò 
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho bài học sau.
- HS nghe.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài.
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời của nhân vật với lời ngưòi kể.
	- Hiểu nội dung: Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	- GD lòng trung thực, sự nghiêm khắc bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
	Thầy: Tranh minh hoạ cho bài học
	Trò : Đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Những hạt thóc giống. 
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc. 
- Giới tiệu giọng đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn?
- HD HS luyện đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng câu văn dài.
- Hát.
- HS đọc và trả lời.
- HS nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà
+ Đoạn 2: đoạn còn lại
- 2HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm: 
An-đrây-ca, hoảng hốt,...
- HS đọc: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy một mạch về của hàng / mua thuốc/ rồi mang về nhà.
+ Lần 2: Đọc câu dài; Giải nghĩa từ khó SGK:dằn vặt
- Đọc toàn bài
- GV đọc bài mẫu
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
? Khi câu chuyện xẩy ra An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
? Khi mẹ bảo An- đrây- ca đi mua thuốc cho ông, thái độ cậu thế nào?
? An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
* Đoạn 2:
? Chuyện gì đã xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà.
? Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
? Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là cậu bé có đức tính như thế nào?
- GV chốt lại nội dung của bài.
d. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Nêu giọng đọc toàn bài?
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn:
" Bước vào phòng an ủi em
 Không, con không có lỗi. .... khỏi nhà."
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Nêu nội dung chính của bài.
4. Củng cố:
? Nội dung của bài nói lên điều gì?	
? Nếu đặt tên khác cho truyện em đặt tên câu chuyện này là gì?	
? Nếu gặp An - đrây – ca em sẽ nói gì với bạn. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài.
+ Lần 3: Luyện đọc trong nhóm.
- 1HS đọc toàn bài.
- Nghe GV đọc mẫu
- Đọc lướt, trả lời:
- Câu chuyện xẩy ra khi An- đrây- ca 
9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay.
- Gặp các bạn chơi đá bóng và rủ em nhập cuộ. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- HS đọc thầm + trả lời
- Mẹ khóc vì ông đã qua đời
- Khóc và tự cho là vì mình mà ông đã mất
- Cậu ân hận vì mình mải chơi mang thuốc về chậm mà ông mất, cậu òa khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe; Cậu cho rằng đó là lỗi của mình; Yêu thương ông, nhưng thấy ông sắp chết còn mải đi chơi. 
- An - đrây - ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Toàn bài đọc với giọng trầm, buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt mỏi, yếu ớt, lời mẹ an ủi, dịu dàng, lời An- đrây- ca buồn, day dứt.
- Nghe và phát hiện cách thể hiện giọng đọc. 
- HS đọc theo mẫu trên bảng phụ.
+ HS đọc theo cặp.
- 2- 3 HS thi đọc
- Nỗi rằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Tự trách mình, Chú bé An - đrây - ca , Chú bé trung thực ... 
* Phần điều chỉnh, bổ sung: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học.
Một số cách bảo quản thức ăn
I. Mục tiêu:
	- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp
	- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
	- GD ý thức giữ gìn và bảo quản thực phẩm.
II. Chuẩn bị
Thầy: tranh
Trò: Quan sát cách bảo quản thức ăn trong gia đình
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? 
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm.
- GV phân nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Quan sát hình trang 24, 25
? Tìm hiểu và nêu cách bảo quản thức ăn?
- Nhận xét, kết luận:
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
=> Nhận xét, kết luận: Làm cho các sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc thức ăn.
+ Tổ chức cho HS làm bài tập trên phiếu
* Hoạt động 3 : Hoạt động cá nhân.
? ở trong gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào?
=> Những cách làm trên chỉ giữ được thức
 ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy,
 khi mua những thức ăn đã được bảo quản
 cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
4. Củng cố:
- Bảo quản thức ăn có ích lợi gì?
- Nhận xét giờ học: 
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau : Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng T 26. SGK.
- 2HS tực hiện yêu cầu.
1. Cách bảo quản thức ăn
- Thảo luận theo nhóm tìm hiểu nội dung theo câu hỏi ghi trên phiếu.
+ Mỗi nhóm ghi nhanh các cách bảo quản thức ăn trên phiếu.
 + Đại diện các nhóm HS lên trình bày 
+ Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Hình
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
6
7
ướp khô
Đóng hộp
ướp lạnh
ướp lạnh
Làm mắm(ướp mặn)
Làm mứt (cô đặc với đường)
ướp muối(cá muối)
2. Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ xung
+ Cách bảo quản: Làm cho thức ăn khô để các sinh vật không phát triển được.
- HS làm bài, phát biểu ý kiến
- Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e. 
- Ngăn không cho các sinh vật xâm nhập vào thực phẩm : d 
3. Cách bảo quản thức ăn trong gia đình
- Tên thức ăn Cách bảo quản 
1-Thịt Ướp lạnh 
2- Cá Phơi khô
3-Rau Ướp lạnh 
- HS phát biểu
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................... ... oạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
? Nêu cách bảo quản thức ăn?
? Nêu ích lợi của việc bảo quản thức ăn.
- Nhận xét chung; củng cố bài cũ.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài: 
 *Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm
- GV chia Lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ướp khô; Đóng hộp; ướp lạnh; Làm mắm(ướp mặn); Làm mứt (cô đặc với đường), ướp muối(cá muối)
- HS nêu phần nội dung bài học.
- Nhận xét, bổ xung
1. Nhận dạng một số bệnh
- HS làm việc theo nhóm đã được phân công và hoàn thành nội dung yêu cầu.
- GV yêu cầu hs quan sát các hình 1; 2 
(T 26) SGK
? Người trong tranh bị bệnh gì?
? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
=>GV kết luân:Trẻ em nếu không .... bị còi xương ( bóng điện sáng T 27)
* Hoạt động2: Cả lớp
? Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,
bướu cổ em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
? Nêu các biện pháp phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng mà em biết?
=> GV kết luận.
* Hoạt động 3 : Cả lớp
- GV chia lớp thành 2 đội, nêu yêu cầu: Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước.
+ Nêu cách chơi và luật chơi.
- Thi kể một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
- GV nhận xét, kết luận
4. Củng cố 
- Nhận xét tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi HS chăm ngoan học giỏi, động viên khích lệ HS cần cố gắng.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò : 
- Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh béo phì.
+ Đại diện các nhóm trình bày
+ Các nhóm khác Nhận xét, bổ xung
+ Em bé bị suy dinh dưỡng 
+ Người rất gầy, chân tay rất nhỏ, bụng to
Người ở hình2 bị bứơu cổ, cổ bị lồi to
2. Cách đề phòng do thiếu dinh dưỡng
+ Bệnh quáng gà, khô mắt( thiếu vi-ta-
min A
+ Bệnh phù (thiếu vi-ta-min B) ; Bệnh chảy máu chân răng ( thiếu vi-ta-min C)
- Ăn đủ lượng và đủ chất
- HS nhận xét, bổ xung
3. Chơi trò chơi học tập. 
- HS nhận nhiệm vụ làm việc theo nhóm đã
 được phân công và hoàn thành nội dung
+ VD : Đội 1 nói: “ thiếu chất đạm”; đội 2
 phải trả lời nhanh: “ sẽ bị còi xương suy 
dinh dưỡng”. Tiếp theo đội 2 nêu lại “ .... ” 
đội 1 phải nêu được tên bệnh. Khi đội nào
 không nêu được đội đó thua cuộc.
- HS nhận xét, bổ xung
- HS phát biểu
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Ôn luyện từ và câu
Luyên tập về danh từ chung và danh từ riêng 
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho học sinh về danh từ chung và danh từ riêng.
	- Học sinh nhận biết được các danh từ chung và danh từ riêng, viết đúng các danh từ riêng.
	- Giáo dục học sinh ý thức học.
II. Chuẩn bị:
 - Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? 
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
Bài 1: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào hai nhóm
- GV viết đoạn văn lên bảng.
 Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn.
- HD HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Chép lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
Thủ đô hà nội, thủ đô pa ri, thủ đô bắc kinh, thủ đô tô ki ô, nước việt nam, nước trung hoa, anh hùng lê lợi, đại tướng võ nguyên giáp.
Bài 3: Viết tên các tỉnh miền núi phía Bắc và các thành phố phía Nam nước ta.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- VN viết tên thôn bản nơi các em sinh sống.
- HS phát biểu
- Đọc yêu cầu, nội dung bài.
- HS lên tìm các danh từ chung và danh từ riêng.
- Danh từ riêng: Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ.
- Danh từ chung: nước, cây, lá, cây, tre nứa, tre, nứa, làng, lũy tre, nứa tre, bạn
- Nêu yêu cầu, nội dung:
- Chép vào vở đúng quy tắc: 
- Thủ đô Hà Nội, thủ đô Pa-ri, thủ đô Bắc Kinh, thủ đô Tô-ki-ô, nước Việt Nam, nước Trung Hoa, anh hùng Lê Lợi, đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng viết bài:
a) 5 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta: tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái, tỉnh Lạng Sơn.
b) 5 thành phố ở phía Nam nước ta: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Biên Hòa, thành phố Mỹ Tho, thành phố Vũng Tàu.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: An toàn giao thông + Hoạt động cuối tuần
Phần 1: An toàn giao thông.
Bài 2: vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn
( tiết 3 )
I . Mục tiêu:
	- Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
	- Kĩ năng : HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường , cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hành đúng nội qui.
	- Thái độ : Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT. 
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên : 7 phong bì dày, trong mỗi phong bì là hình một biển báo hiệu ở bài 1. Các biển báo hiệu đã học ở bài 1. Phiếu học tập.
	- Học sinh : quan sát nơi có những vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III. Các hoạt động dạy và học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Người ta kẻ những vạch trên đường để làm
gì?
? Nêu tác dụng của vạch kẻ đường.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới .
a. Giới thiệu bài. 
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cọc tiêu, hàng rào chắn.
* GV đưa tranh ảnh về cọc tiêu trên đường
- GV phân nhóm, giao nhiệm vụ. Quan sát tranh, đọc nội dung mục II SGK tìm hiểu nội dung theo câu hỏi.
? Những ai đã nhìn thấy cọc tiêu?
? Em nào có thể miêu tả các loại cọc tiêu 
mà em đã nhìn thấy.
? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông
+ Nhận xét, kết luận 
- Có nhiều loại vạch kẻ đường như: Vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, vạch giới hạn cho xe thô sơ, vạch liền, vạch đứt đoạn, vạch phân chia làn đường cho các loại xe, mũi tên chỉ hướng đi của xe,...
a) Cọc tiêu.
- HS quan sát .
 - HS về vị trí nhóm, thảo luận theo nội dung câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Lớp nhận xét, kiểm tra kết quả, đánh giá
 => Cọc tiêu được đặt ở các mép các đoạn đường nguy hiểm để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi nền đường an toàn cho hướng đi của tuyến đường.
+ Cọc tiêu có tiết diện vuông, cao 60 cm, sơn trắng, riêng đầu trên sơn đỏ.
* GV đưa tranh ảnh về cọc tiêu trên đường
- GV phân nhóm, giao nhiệm vụ. Quan sát 
tranh, đọc nội dung mục II SGK tìm hiểu 
nội dung theo câu hỏi.
? Những ai đã nhìn thấy rào chắn?
? Em nào có thể miêu tả các loại rào chắn
mà em đã nhìn thấy.
? Rào chắn có tác dụng gì trong giao thông .
+ Nhận xét, kết luận
b) Rào chắn.
- HS quan sát .
- HS về vị trí nhóm, thảo luận theo nội dung câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trình bầy.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Lớp nhận xét, kiểm tra kết quả, đánh giá
=> Rào chắn có hai loại : Rào chắn cố định đặt ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt. Rào chắn di động có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào, đóng mở được.
+ Rào chắn là để ngăn không cho người và xe qua lại.
4. Củng cố: 
	? Khi đi đường em cần chú ý điều gì?
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị cho bài học sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần 2: Hoạt động cuối tuần
Sinh hoạt lớp- Tuần 6
	I. Mục tiêu:
	- HS nắ được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tì m nh hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
	- GD ý thức xây dựng tập thể.
II. Nội dung:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Nội dung sinh hoạt:
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
* GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
* Ưu điểm:
	 - Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 - Đầu giờ trật tự truy bài, tuy nhiên nhiều bạn còn chưa tự giác, còn mất trật tự
	 - Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 	- Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
	* Nhược điểm:
- Một số bạn đi học còn muộn, trực nhật muộn: trực nhật chưa sạch
- Nhiều khi còn quên sách vở, bảng con: Duy, Lệ, Mai.
- Một số em chưa làm bài tập.
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Thanh Phương, Dinh, Tỉnh, Huy.
	c. Phương hướng:
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 	- Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 	- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20 - 10

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 6 CKTKN PHUONG HOA(1).doc