Toán tiết 36.tr46
Luyện tập.
I/ Mục tiêu
-Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học : - SGK, vở BT.
III. Hoạt động dạy học :
A KTBC 5 : HS nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, cho ví dụ.
B Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : Củng cố về kĩ năng thực hiện tính cộng, tính chất của phép cộng : 12'
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, tính chất của phép cộng.
* Phương pháp, hình thức dạy học : Quan sát, nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp.
Bài 1-cột2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc cho từng nhóm.
- HS các nhóm thực hành làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm. GV + HS nhận xét.
- GV chốt lại kĩ năng thực hiện tính cộng.
Bài 2-2 dòng đầu : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV : Để tính bằng cách thuận tiện nhất chúng ta nên vận dụng tính chất nào của phép cộng?
- GV HD HS biểu thức : 96 + 78 + 4
? ở biểu thức này ta vận dụng tính chất nào của phép cộng ?((a + c) + b)
- HS làm bài và trình bày kết quả. GV nhận xét chung.
HĐ 3 : Củng cố về giải toán,
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố về giải toán
* PP - HT: Quan sát, động não, vấn đáp, cả lớp.
Bài 4a : HS đọc bài toán.
- GV HD HS phân tích bài toán
- HS suy nghĩ giải toán, 1 HS lên bảng làm.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng a/150 người.
Tuần 8 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011. Toán tiết 36.tr46 Luyện tập. I/ Mục tiêu -Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. II. Đồ dùng dạy học : - SGK, vở BT. III. Hoạt động dạy học : A KTBC 5 : HS nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, cho ví dụ. B Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp. HĐ 1 : Củng cố về kĩ năng thực hiện tính cộng, tính chất của phép cộng : 12' * Mục tiêu : Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, tính chất của phép cộng. * Phương pháp, hình thức dạy học : Quan sát, nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp. Bài 1-cột2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc cho từng nhóm. - HS các nhóm thực hành làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm. GV + HS nhận xét. - GV chốt lại kĩ năng thực hiện tính cộng. Bài 2-2 dòng đầu : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV : Để tính bằng cách thuận tiện nhất chúng ta nên vận dụng tính chất nào của phép cộng? - GV HD HS biểu thức : 96 + 78 + 4 ? ở biểu thức này ta vận dụng tính chất nào của phép cộng ?((a + c) + b) - HS làm bài và trình bày kết quả. GV nhận xét chung. HĐ 3 : Củng cố về giải toán, * Mục tiêu : Giúp HS củng cố về giải toán * PP - HT: Quan sát, động não, vấn đáp, cả lớp. Bài 4a : HS đọc bài toán. - GV HD HS phân tích bài toán - HS suy nghĩ giải toán, 1 HS lên bảng làm. - GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng a/150 người. HĐ 4 : Củng cố, dặndò: -GVhệ thống bài học,HS chuẩn bị tiết sau . Tập đọc : tiết 15.tr76 Nếu chúng mình có phép lạ. I./ Mục tiêu: - Bướcđầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên . HiểuND: Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.(Trả lời được các câu hỏi1,2,4;thuộc 1,2 khổ thơ trong bài) II/.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bảng phụ ghi khổ 2,3,Hdẫn luyện đọc. III/Các hoạt động dạy học A. KTBC : GV yêu cầu HS đọc theo vai vở: ở vương quốc tương lai. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp . (HS quan sát tranh). 2. HĐ1: Luyện đọc . * MT: - Bướcđầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên *.PP&HT: 1 HS đọc toàn bài . - HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài . - GV HD HS cách ngắt nghỉ ở các câu thơ, khổ thơ. - HS luyện đọc theo nhóm . - GV đọc diễn cảm toàn bài . HĐ 2: Tìm hiểu bài : MT:HiêuND: Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.(Trả lời được các câu hỏi1,2,4;thuộc 1,2 khổ thơ trong bài) PP&HT:hỏi đáp,cá nhân,nhóm. - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi, nhận xét bổ sung, GV chốt kết quả đúng. - HS nhắc lại ước mơ của 4 thiếu nhi. GV ghi bảng 4 ý chính: + ý1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + ý2: Ước mơ trở thành người lớn để làm việc. + ý3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét. + ý4: Ước không có chiến tranh. ? Em hiểu câu thơ mãi mãi không có mùa đông ý nói gì ? ? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì ? ? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ? ? Bài thơ nói lên điều gì ? HĐ 3 : Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ : MT: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên PP&HT: Luyện tập thực hành,cá nhân,nhóm. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi khổ 2,3,Hdẫn luyện đọc. -Gọi 4 HS đọc tiếp nối nhau từng khổ,lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc hay,thích hợp. - HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 2 HS đọc diễn cảm toàn bài, gọi HS khác nhận xét . GV cho điểm. - HS luyện đọc thuộc lòng theo cặp, nhẩm và HTL bài thơ. - Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài. - Nhận xét và cho điểm HS. HĐ 4 : Củng cố, dặn dò ? Nếu mình có phép lạ em sẽ ước điều gì ? Vì sao ? - GV nhận xét.- Dặn HS học bài . Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011 Toán tiết 37.tr47 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu I/ Mục tiêu : - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II/. Đồ dùng dạy học :VBT. III./ Hoạt động dạy học : A KTBC : HS tính chu vi hìh chữ nhật với a = 7 cm, b = 10 cm. B Bài mới : 1 GTB ': Trực tiếp. HĐ 1 : HD tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó : * Mục tiêu : HS biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. * Phương pháp, hình thức : Quan sát, nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp. - HS đọc bài toán như SGK. - GV HD HS phân tích, tóm tắt bài toán như SGK. * GV HD HS tìm số bé trước (cách 1) : - GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ tìm hai lần số bé. HS trả lời. - GV : Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?(số lớn sẽ bằng số bé). - GV : Lúc đó trên sơ đồ ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé. - Phần hơn của số lớn so với só bé chính là gì của hai số? (Là hiệu của hai số). - Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?(Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé). - Tổng mới là bao nhiêu?(70 - 10 = 60). - Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu? (70 - 10 = 60). - Hãy tìm số bé?( 60: 2 = 30). - Hãy tìm số lớn?( 30 + 10 = 40 hoặc 70 - 30 = 40). - GV yêu cầu HS trình bày bài giải của bài toán. - HS nêu cách tìm số bé. - GV viết cách tìm số bé lên bảng và yêu cầu HS ghi nhớ. * GV HD HS tìm số lớn trước ( cách 2) : - HS nêu cách tìm 2 lần só lớn trước. - HS nêu cách tìm số lớn? - Nêu cách tìm số bé ? - HS nêu nhận xét cách tìm số lớn. GV viết cách tìm và yêu cầu HS ghi nhớ. HĐ 2 : Thực hành *MT: Bước đầu biết giải bài toán có liên quan tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số. * Phương pháp, hình thức : Quan sát, nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp. Bài 1 : HS đọc bài toán. - GV HD HS phân tích bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó ? - HS suy nghĩ làm bài ( chọn 1 trong 2 cách). - 2 HS lên bảng trình bày kết quả, (mỗi HS làm 1 cách). - GV + HS nhận xét, chốt lại ĐS : Bố 48 tuổi;con10 tuổi. Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - HS suy nghĩ giải toán, 2 HS lên bảng làm, GV+ HS nhận xét ĐS: 16 HS trai 12 HS gái. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau . Luyện từ và câu tiết 15.tr78 Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài I:Mục tiêu - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài(Nội dung ghi nhớ). - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nứơc ngoài phổ biến ,quen thuộc trongcác bài tập1,2(mục III). II. Đồ dùng dạy học : VBT ; Bộ thẻ ghi tên các nước và các thủ đô tương ứng.Bảng fụ III. Hoạt động dạy học : A. KTBC : GV đọc, HS viết : Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp : HĐ 1 : Hình thành khái niệm : * MT:- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. *PP&HT:Hỏi đáp ,thảo luận ,CN,nhóm. Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV đọc mẫu tên người, tên địa lí nứơc ngoài. HS đọc. Bài 2 : HS nêu yêu cầu, gợi ý SGK. - HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : ? Mỗi tên riêng trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ? ? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào ? ? Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào ? - HS trả lời, GV chốt lại. Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. ? Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ? - GV : Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài 3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Chẳng hạn : Hi Mã La Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo Hán Việt, còn Hi - ma - lay - a là tên quốc tế, được phiên âm từ tiếng Tây Tạng. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - HS lấy VD cho từng nội dung. HĐ 2 : Luyện tập : *MT:- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nứơc ngoài phổ biến ,quen thuộc trong các bài tập1,2(mục III). *PP&HT:Hỏi đáp ,thảo luận ,CN, nhóm. DD: - bảng fụ, VBT. - 1 bộ thẻ có ghi tên các nước; 1 bộ thẻ ghi tên thủ đô tương ứng Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS làm cá nhân vào vở bài tập, 1 HS làm ở bảng fụ. - GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. ? Đoạn văn viết về ai ? Em đã biết nhà bác học Lu-i pa-xtơ qua hiện tượng nào ? Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS làm cá nhân vào vở bài tập, 1 HS làm ở bảng fụ. - GV + HS nhận xét. - HS nêu sự hiểu biết của mình về tên người, tên địa lí nước ngoài vừa viết. - GV chốt lại, khắc sâu cách viết, đọc tên người, tên địa lí nước ngoài. Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS quan sát tranh để đoán cách chơi của trò chơi du lịch. - GV tổ chức cho HS chơi: Cách 1: trò chơi : tiếp sức. ( HS khá,giỏi): - HS tham gia chơi. GV + HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Cách 2: trò chơi : Du lịch. DD: 1 bộ thẻ có ghi tên các nước; 1 bộ thẻ ghi tên thủ đô tương ứng CC: - Chia lớp thành 2 nhóm:1 nhóm mỗi Hs cầm thẻ ghi tên 1 nước; một nhóm cầm thẻ ghi tên thủ đô. - 1 Hs cầm thẻ tên thủ đô(hoặc tên nước)lên, .. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : ? Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ta cần viết nh thế nào ? - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. Khoa học tiết 15.tr32 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? I/Mục tiêu -Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: Hắt hơi sổ mũi, chán ăn,mệt mỏi, đau bụng , nôn,sốt... -Biết nói với cha mẹ, người lớn, khi thấy trong người khó chịu, không bình thường. -Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. *KNS: Giúp Hs có KN: + Tự nhận thức để nhận biét 1 số dấu hiệu ko bình thường của cơ thể + Tự tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. II/Đồ dùng dạy học - Hình trang 32 ,33 SGK. III/Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Quan sát hình trong sách giáo khoa và kể chuyện . Mục tiêu:HS nêu những biểu hiện khi bị bệnh . PH &HT: Quan sát tranh, Cá nhân, thảo luận nhóm 2 Đồ dùng dạy học : Hình trang 32 SGK Bước1:Làm việc cá nhân . - HS đọc yêu cầu trong SGK ,quan sát hình trang 32 trong SGK. Bước 2: Làm việc theo nhóm ... ộng dạy học : A. KTBC : HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ? Cho ví dụ ? B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp : HĐ 1 : Hình thành khái niệm : * Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.(ND ghi nhớ) *PP&HT: Hỏi đáp,Thảo luận ,nhóm, cá nhân Đồ dùng dạy học : Bảng phụ-ghi nhớ,VBT.. Bài 1 : HS đọc yêu cầu, nội dung bài 1. - HS thảo luận theo nhóm 2, và trả lời câu hỏi ? + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ? + Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? - HS trả lời, GV + HS nhận xét. - GVKL : Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là 1 từ hay một cụm từ, hoặc có thể là 1 đoạn văn. Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ? - HS trả lời, GV + HS nhận xét. - GVKL : Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay 1 cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn. Bài 3 : HS đọc yêu cầu và nội dung. - GV : Tắc kè là loại bò sát thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc ... kè. Người ta hay dùng nó để làm thuốc. ? Từ "lầu" chỉ cái gì ? ("lầu làm thuốc" chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ. ? Tắc kè hoa có xây được "lầu" theo nghĩa trên không ? ? Từ "lầu" trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? ? Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này được dùng để làm gì ? - HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. HĐ 2 : Luyện tập : MT: Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mụcIII) PP&HT: Hỏi đáp,Thảo luận ,nhóm, cá nhân Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, tìm lời nói trực tiếp. - HS trình bày kết quả, GV + HS nhận xét. Bài 2 : HS nêu yêu cầu. - HS trả lời, GV chốt lại : Đề bài của cô giáo và câu văn của bạn HS không phải là dạng đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng được. Đây là điểm mà chúng ta cần lưu ý. Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS làm cá nhân va hoàn thành bài tập vào vở bài tập. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : ? HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? HS+GV nhận xét - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011 Toán tiết 50.tr49 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. I. Mục tiêu : - Nhận biết đc góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt(bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke). II. Đồ dùng dạy học : - gv+hs:Thước kẻ, ê ke. - GV: thẻ hình. III. Hoạt động dạy học : A. KTBC : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp. HĐ 1 : Giới thiệu về góc nhọn : * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết góc nhọn. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp. Đồ dùng dạy học : - gv+hs:Thước kẻ, ê ke. - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. HS đọc tên các góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - GV giới thiệu : Góc này là góc nhọn. Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA, OB. - GV yêu cầu HS nêu ví dụ về góc nhọn ( hình ảnh thực tế xung quanh) - GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông? (bé hơn). - GV : Góc nhọn bé hơn góc vuông. - GV yêu cầu HS dùng ê ke để vẽ góc nhọn. HĐ 2 : Giới thiệu góc tù : * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết góc tù. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp. Đồ dùng dạy học : - gv+hs:Thước kẻ, ê ke. - GV tiến hành tương tự hoạt động 1. - GV : Góc tù lớn hơn góc vuông. HĐ 3 : Giới thiệu về góc bẹt : * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết góc bẹt. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp. Đồ dùng dạy học : - gv+hs:Thước kẻ, ê ke. - GV vẽ lên bảng góc tù, yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc. - GV : Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD " thẳng hàng" với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. ? Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau? - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - HS nêu ví dụ về góc bẹt (hình ảnh thực tế xung quanh). - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên của góc bẹt. HĐ 4 : Thực hành : * Mục tiêu :Rèn kĩ năng sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp. Đồ dùng dạy học : - gv+hs:Thước kẻ, ê ke. GV: thẻ hình. Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên cá góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - GV nhận xét, vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng, yêu cầu HS nhận biết các góc. Bài 2-chọn H2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - Gv đưa thẻ hình(giống HTG thứ 2 lên bảng. - GV HD HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình tam giác thứ 2 trong bài. - GV yêu cầu HS nêu tên từng góc trong hình tam giác thứ 2 - GV nhận xét, chốt lại cách nhận diện hình. HĐ 5 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau . Lịch Sử tiết 8.tr24 Ôn tập I/Mục tiêu -Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN; buổi đầu dựng nước và giữ nước +Năm 179 TCN đến năm 938: hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập -- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng II/Đồ dùng dạy học Băng vẽ trục thời gian. Tranh, ảnh bảnr đồ, lược đồ III/Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn về hai giai đoạn lịch sử Mục tiêu: Củng cố các giai đoạn lịch sử đã học cho HS PP&HT:Thảo luận,nhóm,CN. Đồ dùng dạy học: Băng vẽ trục thời gian. chia nhóm, phát cho 1 nhóm một bảng phụ kẻ sẵn băng thời gian. Các nhóm khác làm VBT - Các nhóm thảo luận ghi nội dung của mỗi giai đoạn vào bảng. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt kết quả đúng. * GV kết luận : + Giai đoạn 1: Từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN là buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Giai đoạn 2: Từ 179 TCN đến năm 938 là giai đoạn hơn một nghìn năm đấu tranh dành độc lập. Hoạt động 2: Củng cố cho HS các sự kiện tương ứng trên trục thời gian. Mục tiêu: HS trình bày được các sự kiện tương ứng với trục thời giai PP&HT:Thảo luận,nhóm,CN. Đồ dùng dạy học: Băng vẽ trục thời gian. -GVchia nhóm,phát cho1nhóm một bảng phụ kẻ sẵn trục thời gian.Nhóm khác làmVBT. - Các nhóm thảo luận ghi nội dung của mỗi giai đoạn vào bảng. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt kết quả đúng. * GV kết luận: Khoảng 700 năm trước công nguyên nhà nước Văn Lang ra đờiKinh đô đóng ở Phong Châu ( Phú Thọ ). Năm 179 TCN quân Triệu Đà đã chiếm được nước Âu Lạc. Năm 938 quân Hán sang đánh chiếm nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Hoạt động 3: Thảo luận nội dung một số sự kiện trong các giai đoạn lịch sử Mục tiêu: Củng cố cho HS một số nội dung cơ bản trong các giai đoạn lịch sử . PP&HT:Thảo luận,nhóm,CN. - GV chia nhóm. Các nhóm thảo luận nội dung các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chốt kết quả đúng. Hoạt đông nối tiếp:. GV nhận xét tiết học. HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Tập làm văn tiết 16.tr84 Luyện tập phát triển câu chuyện. I. Mục tiêu: - Nắm được trình tự thời gian để kể đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1. -Bước đầu nắm được các phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý của GV(BT2,BT3.) II. Hoạt động dạy học : A. KTBC : HS kể 1 câu chuyện mà em yêu thích. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp : HĐ 1 : HD HS làm bài tập : * Mục tiêu: - Nắm được trình tự thời gian để kể đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1. -Bước đầu nắm được các phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành * PP&HT: LTTH,cá nhân,nhóm Bài 1 :Yêu cầu HS đọc đề bài. ? Câu chuyện : Trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ? - HS đọc mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất. - HS kể chuyện theo nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức HS thi kể từng màn. - GV + HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. ? Trong truyện : VQ ở TL hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không ? ? Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau ? - GV : Các em vừa kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. Bây giờ các em tưởng tượng lại hai bạn Tin-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh, Tin-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại và kể lại câu chuyện. - HS kể mẫu. - HS tập kể theo cặp. - HS thi kể trước lớp. GV + HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay. Bài 3 : HS nêu yêu cầu. - HS trả lời câu hỏi : ? Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể trong bài tập 1 về trình tự sắp xếp các sự việc và về những từ ngữ nối hai đoạn ? - HS trả lời, GV chốt lại. HĐ 2 : Củng cố, dặn dò : ? Có những cách nào để phát triển câu chuyện ? ? Những cách đó có gì khác nhau ? - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. CHIỀU THỨ 3: Mĩ thuật tiết 8.tr Tập nặn (xộ dỏn) tạo dáng tự do Nặn (xộ dỏn) con vật quen thuộc I-Mục tiêu -HS nhận biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương. -HS biết cách nặn(xé dán) con vật và nặn (xé dán)được con vật theo ý thích. -HS thêm yêu mến con vật. II-Chuẩn bị: 1-GV:-SGK, SGV, một số tranh, ảnh con vật quen thuộc -Hình vẽ gợi ý cách nặn(hoặc xé) -Sản phẩm nặn (hoặc xé)con vật của HS -Đất nặn hoặc màu, giấy màu. 2-HS:-SGK, đất nặn, giấy nháp để lót bàn khi nặn III-Các PP dạy học GV sử dụng các PP quan sát, hỏi đáp, trực quan, luyện tập thực hành. IV-Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cả lớp V-Các hoạt động dạy học Nhất trí với nội dung SGV mĩ thuật VI-Củng cố,dặn dò -Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị đồ dùng tiết sau.
Tài liệu đính kèm: