Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

TRUNG THU ĐỘC LẬP (Nghe – Viết)

PHÂN BIỆT r / d / gi, iên / yên / iêng

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả Trung thu độc lập sạch sẽ

2.Kĩ năng:

-Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

-Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước

II.Chuẩn bị:

-4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a

-Bảng phụ viết nội dung BT3b

 

doc 41 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 8 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
TRUNG THU ĐỘC LẬP (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT r / d / gi, iên / yên / iêng 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả Trung thu độc lập sạch sẽ 
2.Kĩ năng:
-Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho. 
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
-Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước 
II.Chuẩn bị:
-4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a
-Bảng phụ viết nội dung BT3b
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
-GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết các từ bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu mục tiêu yêu cầu tiết học 
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
-GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
-GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
-GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
-GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
-GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
-GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải đúng:
+ (Đánh dấu mạn thuyền): kiếm giắt – kiếm rơi xuống nước – đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu – kiếm rơi – đã đánh dấu 
+ Nội dung: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì. 
Bài tập 3b:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. Cách chơi: 
+ Mời 4 HS tham gia, mỗi em được phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. 
+ 2 HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng / sai; viết chính tả đúng / sai; giải nhanh / chậm. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
-Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Thợ rèn 
-Hát vui
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
-HS nhận xét
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài 
-HS theo dõi trong SGK
-HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
-HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn 
-HS luyện viết bảng con
-HS nghe – viết
-HS soát lại bài
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
 4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
-Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-HS thi tìm từ nhanh 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
-Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
 +Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng.
2.Kĩ năng:
-Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi , trồng nhiêu nhất ở Tây Nguyên .
-Quan sát hình , nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Mê Thuột.
	3.Thái độ:
-Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
 * BVMT : Sự thích nghi và cải tạo MT của người dân miền núi
 Trồng trọt trên đát dốc
 Khai thác khoáng sản rừng 
 Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
II.Chuẩn bị:
-SGK
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
-Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục & sinh hoạt?
-Mô tả nhà rông? Nhà rông được dùng để làm gì?
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
 b.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan 
*Hoạt động1: Hoạt động nhóm
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau 
+Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào?
+Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây?
+Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
+Đất ba-dan được hình thành như thế nào?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. Dưới tác dụng của nắng mưa kéo dài hàng triệu năm, các lớp đá trên bề mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba-dan.
 *Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
-GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
-GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
-Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì?
-Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này?
 c.Chăn nuôi trên đồng cỏ :
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
-Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
-Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên?
-Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
-Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc có sừng)
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2)
-Hát vui 
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
-HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi 
+Cao su, chè , cà phê, hồ tiêu 
+Cà phê được trồng nhiều nhất ở đây
+Ở Tây Nguyên được phủ đất ba dan ,đất thường có màu nâu đỏ , tơi xốp, phì nhiêu thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
-HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
-HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
-HS xem tranh ảnh
-Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
-Người dân ở Tây Nguyên đãdùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây 
-Trâu , bò , voi
-Bò được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên
- Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng
- Ở Tây Nguyên voi được nuôi để chuyên chở người ,hàng hoá 
-HS trả lời 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào gợi ý (SGK ) Biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông, phi lí. 
-Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ:
-Luôn có những ước mơ cao đẹp, tránh những ước mơ viển vông, phi lí. 
II.Chuẩn bị:
-Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ. 
-Bảng lớp viết đề bài
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Lời ước dưới trăng 
-Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng, trả lời câu hỏi trong SGK
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 
-Mỗi em chắc đều biết một vài truyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viển vông, phi lí, chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết kể chuyện hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó 
-GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
 b.Hướng dẫn HS kể chuyện 
*Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
-Gọi HS đọc đề bài 
-GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
-GV yêu cầu HS đọc gơi ý 
-GV nhắc HS: những truyện được nêu làm ví dụ (Ở vương quốc tương lai, Ba điều ước, Lời ước dưới trăng, Vào nghề ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những ước mơ của con người. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ng ... u) : 2
-Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
-Cả lớp theo dõi và nhận xét
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả và chữa bài
Bài giải
Hai lần tuổi con là:
58 - 38 = 20 (tuổi)
Tuổi con là:
20: 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
58 - 10 = 48 9tuổi)
Đáp số: Bố: 48 tuổi
Con: 10 tuổi
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả và chữa bài
Bài giải
Hai lần số HS trai là
28 + 4 = 32 (HS)
Số HS trai là:
32 : 2 = 16 (HS)
Số HS gái là;
16 - 4 = 12 (HS)
Đáp số: 16 HS trai
 12 HS gái
*Bài 3:
 - Một nửa số HS của lớp làm bài theo cách tìm số bé trước
 - Nửa còn lại làm bài theo cách tìm số lớn trước
Bài giải:
Hai lần số cây của lớp 4B là:
600 + 50 = 650 (cây)
Số cây lớp 4B là:
650 : 2 = 325 (cây)
Số cây lớp 4A là:
325 - 50 = 275 (cây)
Đáp số: 325 cây
 275 cây
 - GV nhận xét
*Bài 4
 - GV cho HS tính nhẫm
 - HS nêu cách nhẫm
Bài giải:
Hai lần số cây của lớp 4A là:
600 - 50 = 550 (cây)
Số cây lớp 4A là:
550 : 2 = 275 (cây)
Số cây lớp 4B là:
275 + 50 = 325 (cây)
Đáp số: 325 cây
 275 cây
- Cả lớp tính nhẫm
- HS trình bày kết quả
- Số lớn là 8, số bé là 0
Vì 8 + 0 = 8 + 0 = 8
Hoặc 2 lần số bé là: 8 - 8 = 0
Vậy số bé là 0, số lớn là 8
3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học-Tuyên dương
 - Về nhà học lại quy tắc (SGK)
 - Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	Ngày tháng năm 2013
Môn: Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
 BT : 1 (a,b) ,2 ,4 .
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS nêu cách tìm số bé, cách tìm số lớn.
 2. Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài;
 - Hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 b.Luyện tập 
*Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu đề
 - Cho HS tự làm bài
 - Cho hS sửa bài
- 1 1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả và sửa bài
a) Số lớn là:
 (24 + 6) : 2 = 15
 Số bé là:
 15 - 6 = 9
b) Số lớn là:
 ( 60 + 12) : 2 = 36
 Số bé là:
 36 - 12 = 24
c) Số bé là:
 (325 - 99 ) : 2 = 113
 Số lớn là:
 163 + 99 = 262
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé
*Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu đề.
- Cho HS tự tóm tắt bài toán
? tuổi 
- Cho HS làm bài.
- Cho HS chữa bài
36 tuổi
Tuổi chị
Tuổi em
 ? tuổi ? tuổi
- GV nhận xét
- HS nhận xét bài làm của bạn
- 2 HS nêu trước lớp
- Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
- Số bé = (tổng – hiệu) : 2
- 1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả và sửa bài
Bài giải
Hai lần tuổi em là:
36-8 = 28 (tuổi)
Tuổi em là;
28 : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi chị là
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Chị 22 tuổi
 Em 14 tuổi
*Bài 3
- Cho HS đọc yêu cầu đề
- Cho HS tự làm bài và chữa bài
- 1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài
- HS chữa bài
Bài giải
Hai lần số sách GK do thư viện cho HS mượn
65 + 17 = 82 (quyển)
Số sách GK do thư viện cho HS mượn
82 : 2 = 41 (quyển)
số sách đọc thêm do thư viện cho HS mượn
41 - 17 = 24 (quyển)
 Đáp số: 41 quyển SGK
 24 quyển sách đọc thêm
- GV nhận xét
*Bài 4:
- Cho HS đọc đề
- Cho HS tự làm bài và chữa bài
- 1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
Bài giải
Hai lần số sản phẩm do phân xưởng thứ nhất làm
1200 – 120 = 1080 (sản phẩm)
Số sản phẩm do phân xưởng thứ nhất làm
1080 : 2 = 540 (sản phẩm)
Số sản phẩm do phân xưởng thứ hai làm
540 + 120 = 660 (sản phẩm)
Đáp số: 540 sản phẩm
 660 sản phẩm
*Bài 5:
- Cho HS đọc đề
- Cho HS tự làm bài và chữa bài
- 1 HS đọc to 
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
Bài giải
5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Hai lần số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là
52 + 8 = 60 (tạ)
Số thóc thu hoạch của thửa ruộng thứ nhất là:
60 : 2 = 30 (tạ)
30 tạ = 3000kg
Số thóc thu hoạch của thửa ruộng thứ hai là:
30 - 8 = 22 (tạ)
22 tạ = 2200kg
Đáp số: 3000 kg thóc
 2200 kg thóc
3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học-Tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau : Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Toán
GÓC NHỌN , GÓC TÙ , GÓC BẸT
I.Mục tiêu;
 - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (Bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke)
 - Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
 BT : 1 , 2(chọn 1 trong 3 ý)
II.Đồ dùng day học:
 - Ê-ke (cho GV và HS)
 - Vẽ sẵn các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt lên bảng lớp.
IIICác hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
 - Cho HS tìm đồ vật có dạng góc vuông
 2/Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài
 - Chúng ta đã được học góc vuông. trong giờ học này, các em sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
 b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
*Giới thiệu góc nhọn:
 - GV vẽ lên bảng một góc nhọn
 A
 O B 
- GV giới thiệu “đây là góc nhọn”. Đọc là: “góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB”
- GV vẽ lên bảng một góc nhọn khác
 P
 O Q
- Cho HS tìm những hình ảnh thực tế xung quanh để HS có biểu tượng về góc nhọn.
- GV áp cái ê-ke vào góc nhọn.(như SGK)
 A
 O B
- Cho HS quan sát 
- Cho HS so sánh góc nhọn với góc vuông
*GV giới thiệu góc tù (theo các bước tương tự như trên)
 M
 O N
*GV giới thiệu góc bẹt (theo các bước tương tự như trên)
 C O D 
c.Thực hành
* Bài tập 1
- Yêu cầu HS nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt
* Bài tập 2;
- Yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình tam giác có ba góc nhọn, hình tam giác có góc vuông, hình tam giác có góc tù (có thể dùng ê-ke để nhận biết các góc trong mỗi hình tam giác có là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay không
- HS quan sát 
- HS quan sát 
- Đọc: Góc nhọn đỉnh O; cạnh OP, OQ
- Ví dụ:Góc tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc 2 giờ
- Góc nhọn bé hơn góc vuông
- Góc đỉnh A; cạnh AM, AN và góc đỉnh D: DV, DU là các góc nhọn
- Góc đỉnh B; cạnh BP, BQ, và góc đỉnh O; cạnh OG, OH là các góc tù
- Góc đỉnh C; cạnh CI, CK là góc vuông.
- Góc đỉnh E; cạnh EX, EY là góc bẹt
- Hình tam giác có ba góc nhọn: ABC
- Hình tam giác có góc vuông: DEG
- Hình tam giác có góc tù: MNP
3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học - tuyên dương
 - Về nhà tìm các vật có góc nhọn, góc tù, góc bẹt
 - Chuẩn bị tiết sau : Hai đường thẳng vuông góc
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2013
Môn: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Củng cố việc thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
2- Kĩ năng: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên. Vận dụng tính chất của phép cộng để giải tính giá trị của biểu thức. Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi tổng và hiệu của hai số đó.
II- Chuẩn bị:
III- Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập 3
- Kiểm tra vở bài tập
- Nhận xét, ghi điểm
- 1 HS lên bảng làm bài tập
- HS nhận xét
2- Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Ví dụ: Ghi bảng ( như SGK)
- Hướng dẫn HS 
- Theo dõi
- HS nêu miệng 
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS nêu
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HD mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt bài
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm
- Lớp làm vào vở nháp, 2 HS làm bảng, nêu cách đặt tính và phép thử lại của phép cộng, phép trừ
 - Nhận xét bài
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt bài
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm
- Lớp làm vào SGK, 2 HS lên bảng làm bài
 570 – 225 – 167 + 67
= 345 – 167 + 67
= 178 + 67
= 245
-Nhận xét bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt bài
Bài 4: Hướng dẫn HS làm bài
Bài 5 : Tìm x
* Thu bài chấm, chữa, NX, chốt bài
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp đọc thầm
- Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm
98 + 3 + 97 + 2
= (98 + 2) + (97 + 3)
 = 100 + 100
 = 200
- Nhận xét bài bài
- Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm
Tóm tắt
Giải
Số lít nước mắm chứa trong thùng to
 là:
 ( 600 + 120 ) : 2 = 360 (l)
Số lít nước mắm chứ trong thùng bé là:
 360 – 120 = 240(l)
a) X x 2 = 10
X = 10 : 2 = 5
b) x : 6 = 5
 x = 5x 6 = 30
3-Củng cố, dặn dò: Củng cố phần kiến thức HS nắm chưa chắc 
- 2 HS nêu
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 CKTKN moi truong.doc