I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi:“Nhanh lên bạn ơi”.
II. Lên lớp:
1. Phần mở đầu:(8p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Học sinh chạy một vòng xung quanh sân và sau đó đứng thành vòng tròn.
2. Phần cơ bản:(25p)
a. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn động tác vươn thở và tay (Mỗi động tác 3- 4 lần)
- Học động tác chân.
+ GV làm mẫu lần 1, vừa làm mẫu vừa hướng dẫn.
+ GV làm mẫu lần 2, vừa làm mẫu vừa hô cho HS tập theo.
+ Chia tổ cho HS luyện tập.
- Tập phối hợp cả 3 động tác.
Tuần 9 Thứ tư ngày 06 tháng 11 năm 2013 Thể dục Động tác chân của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!” I. Yêu cầu cần đạt: - Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi:“Nhanh lên bạn ơi”. II. Lên lớp: 1. Phần mở đầu:(8p) - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập. - Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Học sinh chạy một vòng xung quanh sân và sau đó đứng thành vòng tròn. 2. Phần cơ bản:(25p) a. Bài thể dục phát triển chung: - Ôn động tác vươn thở và tay (Mỗi động tác 3- 4 lần) - Học động tác chân. + GV làm mẫu lần 1, vừa làm mẫu vừa hướng dẫn. + GV làm mẫu lần 2, vừa làm mẫu vừa hô cho HS tập theo. + Chia tổ cho HS luyện tập. - Tập phối hợp cả 3 động tác. b. Trò chơi vận động:“Nhanh lên bạn ơi”. - Giáo viên phổ biến lại luật chơi. - Học sinh tiến hành chơi. - Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc:(7p) - Tập một số động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. ==========@?========== Luyện Tiếng Việt Luyện vốn từ: Ước mơ. I. Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm: trên đôi cánh ước mơ. Ghép được một số từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó. - Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm. II. đồ dùng dạy – học: Ghi sẵn bài tập 3 vào bảng phụ hoặc bảng lớp ( thành 2 bảng) III. Các hoạt động dạy- học 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập 1: Tìm những từ chứa tiếng ước có nghĩa là: Cầu mong điều gì đó: M: ước mơ, . Cùng thoả thuận với nhau thực hiện điều gì: M: điều ước, - HS đọc yêu cầu bài tập, Gv giúp Hs nắm yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở. - HS tiếp nối nhau nêu các từ ngữ mà mình tìm được. Gv ghi bảng, nhận xét. 1. Cầu mong điều gì đó: ước mơ, mơ ước, ước muốn, ước ao, 2. Cùng thoả thuận với nhau thực hiện điều gì: điều ước, ước hẹn, hẹn ước, nguyện ước 3. Bài tập 2. HS thảo luận theo nhóm đôi, để hoàn thành bài tập sau: a. Ghép thêm vào sau từ ước mơ các từ sau để thể hiện sự đánh giá : (đẹp đẽ , viễn vông , kì quặc , cao cả .) b. Những từ ngữ nào thể hiện: - Sự đánh giá cao: - Sự đánh giá thấp: - Gv tổ chức cho HS chữa bài: 1 em lên bảng làm bài 2a. Bài 2b cho các em trả lời miệng. Bài 3.( HS khá, giỏi) GV tổ chức cho Hs làm bài và chữa bài dưới hình thức trò chơi. Bài tập: Nối mỗi thành ngữ, tục ngữ với nghĩa thích hợp: A B a. ước của trái mùa 1. đạt được điều mình mơ ước b. Tre già, măng mọc 2. Coi trọng phẩm chất hơn vẻ đẹp bên ngoài c. Cầu được ước thấy 3. Mong muốn những điều trái với lẽ thường. d. Đứng núi này, trông núi nọ 4. Lớp trước già đi có lớp sau thay thế. e. Tốt gỗ hơn tốt nược sơn 5. Không bằng lòng với cái mình đang có, mơ tưởng cái không phải của mình. g. ước sao được vậy Gv cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập . GV treo bảng phụ ( 2 bảng lên bảng) Chia lớp thành hai đội chơi ( mỗi đội 6 em) - Các đội chơi lên hoàn thành bài tập của nhóm mình dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức”. GV và cả lớp nhận xét và chấm điểm cho các đội chơi. Bài tập 4.( HS khá, giỏi). Nêu tình huống sử dụng các thành ngữ : a, c, d ( yêu cầu trình bày miệng) 2. Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài, ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3. ==========@?========== Luyện Toán Luyện tập vẽ hai đường thẳng vuông góc. I. Mục tiêu: Giúp Hs: Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Biết vận dụng để vẽ đường cao của hình tam giác. II. Đồ dùng dạy học: Thước, ê- ke. II. Hoạt động dạy – học: Gv Tổ chức cho Hs làm các bài tập sau: Bài 1: GV ghi đề bài: Vẽ đường thẳng đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng MN. . O O. M N M N - HS đọc lại yêu cầu bài tập. - Làm bài cá nhân vào vở luyện toán ( dùng thước và ê ke để vẽ). GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu. - Gọi hai Hs lên bảng vẽ. - một vài em đứng tại chỗ trình bày cách vẽ. Bài 2. a. Vẽ đường cao MH của hình tam giác MNP. M P N b. Vẽ đường cao EI của tam giác EDG: D G E c. Vẽ đường cao PK của hình tam giác MNP M N P - GV ghi yêu cầu bài tập lên bảng. - HS nêu lại yêu cầu bài tập. - GV chia lớp thành 3 tổ và giao nhiệm vụ cho từng tổ: Tổ 1: làm theo yêu cầu a Tổ hai: yêu cầu b. Tổ ba: yêu cầu c. Các tổ thảo luận và làm bài. 3 em Đại diện ba tổ lên thực hiện vẽ. GV và cả lớp nhận xét. Đối với Hs khá, giỏi GV có thể yêu cầu các em thảo luận và vẽ thêm đường cao PI của tam giác MNP ( vì góc M là góc tù nên đường cao PI sẽ nằm ngoài tam giác). Bài 3. a. Cho hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ). Hãy vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với cạnh DC, cắt DC tại G E A . . B D C b. HS khá, giỏi: Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình trên. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Gọi hai em lần lượt lên chữa bài. - GV chấm, chữa bài. 2. Củng cố, dặn dò: Gv cùng hS hệ thống lại bài học . ==========@?========== Thứ sáu ngày 08 tháng 11 năm 2013 Luyện tiếng việt. Luyện kể chuyện: Lời ước dưới trăng. I. Mục tiêu: Hs luyện kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ(SGK); kể nối tiếp được toàn bộ của câu chuyện Lời ước dưới trăng. HS khá, giỏi: Kể được toàn bộ câu chuyện. - Hiểu truyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. II. Các hoạt động dạy- học a) Giới thiệu bài và nêu yc tiết học b) Gv chia nhóm. Hs kể chuyện theo nhóm. GV cho hs thi kể chuyện giữa các nhóm.(Mỗi nhóm 4 em kể tiếp nối toàn bộ câu chuyện). Các nhóm chọn ra bạn kc hay nhất để thi với các nhóm khác. c) Hướng dẫn HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hs nêu ý nghĩa câu chuyện. d) Củng cố- dặn dò: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? ==========@?========== Luyện toán Luyện vẽ hình chữ nhật I.Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước. II. Đồ dùng dạy- học: Thước kẻ và ê-ke( cho GV và HS). III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1. Tổ chức chức cho HS làm bài cá nhân vào vở. :a) HS thực hành vẽ hình chữ nhật: chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. b) HS tính chu vi hình chữ nhật. Bài 2. HS làm việc theo nhóm. a. Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4 cm, chiều rộng BC = 3 cm.Sau đó nối A với C, B với D. - Tổ chức cho các nhóm lên chữa bài ở bảng. Gv và cả lớp nhận xét. b. ( Hs khá, giỏi) GV: AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, HS đo độ dài hai đường chéo xem độ dài hai đường chéo AC và BD có bằng nhau không. ( nhận xét: Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.) 3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. - Nhận xét tiết học ==========@?========== Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo. Chúng em viết về thầy cô giáo I. Mục tiêu: - HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình. - Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: HS: Giấy A4, giấy viết, bút màu. GV: Giấy A0, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy- học: 1.ổn định tổ chức: 1 phút. Lên lớp: *GV nêu nội dung của tiết học: + Viết về thầy giáo, cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy giáo, cô giáo. + Viết về kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò. Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện. *Hình thức thể hiện: Các em viết trên giấy A4 hoặc giấy HS dưới dạng 1 bài báo. Trang trí bài báo cho đẹp Mỗi tổ trình bày trên 1 tờ A0. Thời gian nộp bài sau 2 tuần. *Cử ban giám khảo chấm: Lớp trưởng, 2 lớp phó, 3 tổ trưởng. * Giải thưởng: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, giải thưởng dành cho bài viết hay, giải thưởng dành cho bài báo trang trí đẹp nhất. * Viết bài: - HS tiến hành viết bài. - GV HD và góp ý thêm cho HS hoàn thành bài. 3. Nhận xét- Dặn dò: - NHận xét giờ học. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Tài liệu đính kèm: