Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 9 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 9 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

THỢ RÈN (Nghe – Viết)

PHÂN BIỆT uôn / uông

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ trong bài thơ Thợ rèn

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần uôn/uông dễ lẫn.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ

-Phiếu khổ to viết nội dung BT2b

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 43 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 9 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2012
Môn : Chính tả
THỢ RÈN (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT uôn / uông 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ trong bài thơ Thợ rèn 
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần uôn/uông dễ lẫn.
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ
-Phiếu khổ to viết nội dung BT2b
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ:
 -GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết các từ bắt đầu bằng l / n hoặc có vần uôn / uông 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-Bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ đã cho các em biết ý muốn được học nghề rèn của anh Cương, quang cảnh hấp dẫn của lò rèn. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết bài thơ Thợ rèn, biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề này. Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ lẫn (cặp âm đầu l / n hoặc vần có các âm cuối n / ng)
 b Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
-GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn?
-GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
-GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
-GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
-GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
-GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
-Chuẩn bị bài: Ôn tập 
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
-HS nhận xét
-HS xem tranh minh hoạ 
Vài HS nhắc lại tên bài 
-HS theo dõi trong SGK
-HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & nêu: Nghề thợ rèn tuy vất vả nhưng rất vui.
-HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: quai (búa), quệt, bóng nhẫy
HS nhận xét
-HS luyện viết bảng con
-HS nghe – viết
-HS soát lại bài
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
+4 HS lên bảng làm vào phiếu
+Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
-Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
+Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2012
Môn: Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN (TT)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
-Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+Sử dụng sức nước để sản xuất điện 
+Khai thác gỗ và lâm sản 
-Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ , lâm sản , nhiều thú quý 
-Biết sự cần thiết để bảo vệ rừng 
2.Kĩ năng:
-Nắm được đặc điểm sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh , có thể phát triển thuỷ điện.
-Chỉ trên bản đồ( lược đồ ) và kể tên các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên : sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Đồng nai .
	3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
* Nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK & HQ:
- Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều nghềnh. Bởi vậy Tây nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Từ đó giáo dục học sinh SDNGTK&HQ chính là bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa vào rừng: củi đun, thực phẩmBởi vậy, cần giáo dục học sinhtầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực trồng rừng. (Mức độ: bộ phận)
II.Chuẩn bị:
-SGK.Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiết 1 )
-Kể tên những loại cây trồng & vật nuôi ở Tây Nguyên?
-Dựa vào điều kiện đất đai & khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi & khó khăn gì?
-Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng?
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b.Khai thác sức nước 
 *Hoạt động1: Hoạt động nhóm
-Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
-Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? 
-Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
-Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
-Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
-Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào?
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Giáo dục SDNLTK & HQ
- Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác nhiều nghềnh. Bởi vậy Tây nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. SDNGTK&HQ chính là bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa vào rừng: củi đun, thực phẩmBởi vậy, cần phải bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực trồng rừng.
 c. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên :
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
-GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7
-Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
-Lập bảng so sánh 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
-Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
-Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
-Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
-Thế nào là du canh, du cư?
-Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
4.Củng cố 
-GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (khai thác sức nước, khai thác rừng)
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt
-Hát vui 
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Tiết 2)
-Sông Mê Công, sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Đồng Nai
-Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông , Các sông ở đây chảy ra nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh 
-Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để chạy tua-bin sản xuất ra điện 
-Giữ nước , hạn chế những cơn lũ bất thường 
-HS quan sát lược đồ hình 4 chỉ các con sông (Mê Công, sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Đồng Nai) & 2 nhà máy thủy điện (Y-a-li, Đrây Hinh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS trình bày
-HS quan sát hình 6, 7 & trả lời câu hỏi
-Tây Nguyên có rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp 
+Rừng khộp thưa, có một loại cây, rừng rụng lá mùa khô
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
-HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2012
Môn : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. 
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý , biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện 
-Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Thể hiện sự tự tin.
- Lắng nghe tích cực.
- Đặt mục tiêu.
- Kiên định.
II.Chuẩn bị:
-Bảng lớp viết đề bài.
-Giấy khổ to viết vắn tắt
* Ba hướng xây dựng cốt truyện:
 +Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
 +Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.
 +Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.
* Dàn ý của bài kể chuyện:
Tên câu chuyện
 +Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè, người thân.
 +Diễn biến:
 +Kết thúc:
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Ổn định 
2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
-Yêu cầu 1 HS kể lại truyện đã nghe, đã đọc 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 
-Tuần trước, các em đã kể lại những câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ đẹp. Trong tiết học này, các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình hay bạn bè, người thân. 
-GV khen ngợi những HS chuẩn bị bài tốt, vẽ cả tranh minh hoạ cho ước mơ của mình. GV gắn lên bảng những bức tranh của HS. 
 b.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể về một ước mơ đẹp của ...  đường thẳng AB.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ (Như sách GK) 
 C
 A E B
 D
-*Trường hợp điểm E ở ngoài điểm AB 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ (như SGK)
 E
 A B
 D
- HS thực hành vẽ vào vở
- HS thực hành vẽ vào vở
 c.Giới thiệu đường cao của hình tam giác.
 - GV vẽ hình tam giác lên bảng. Nêu bài toán “vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC
 A
 B H C
- Đoạn thẳng đó cắt cạnh BC tại H
- Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng vẽ
- Cả lớp vẽ vào giấy nháp
 d.Thực hành
*Bài 1: 
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp BT đã nêu
- GV nhận xét
*Bài 2:
- Cho HS tự làm bài. Yêu cầu vẽ được đường cao của hình tam giác ứng với mỗi trường hợp
GV nhận xét
*Bài 3:
 Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua điểm E và vuông góc với cạnh BC
- Nêu tên các hình chữ nhật
- GV nhận xét
- 3 HS lên bảng vẽ hình
- HS cả lớp vẽ vào vở
a) b) c)
 A C A D
 C E D A E B
 B D C B
- 3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp
- HS cả lớp vẽ vào vở
 A B C
 H H
B H C C A A B 
- 1HS lên bảng vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại G
- Cả lớp vẽ hình vào vở
 A E B
 D G C
- 1 HS nêu tên các hình chữ nhật: ABCD, AEGD, EBCG
3.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau :”Vẽ hai đường thẳng song song”
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2012
Môn: Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu;
 Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê-ke)
II.Đồ dùng day học:
 Thước kẻ và ê-ke (cho GV và HS)
III. Các hoạt động dạy học
 a.Giới thiệu bài
 Giờ học toán hôm nay các em sẽ cùng thực hành vẻ hai đường thẳng song song với nhau.
 b.Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
- GV nêu bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu trên bảng (theo từng bước vẻ như SGK)
 M
 C E D
 A B
 N
- Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB
- GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
- 1 HS lên bảng vẽ
- HS vẽ vào giấy nháp
- Hai đường thẳng này song song với nhau
 c.Thực hành 
*Bài 1: Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD
 C D
. 
 A B
 M
*Bài 2:
-Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng AX qua A và song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB
 Y
 D
 A X
 B C 
 Trong tứ giác ADCB có cặp cạnh AD và BC song song với nhau; cặp cạnh AB và CD song song với nhau
*Bài 3:
 a)Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD (cách vẽ như SGK)
 b)Dùng ê-ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông (tứ giác ABED có 4 góc vuông, HS có thể nhận ra đó là chữ nhật)
 C
 B E
 A D
- 1HS lên bảng vẽ hình
- HS cả lớp thực hiện vẽ hình vào vở
- 1 HS lên bảng lớp vẽ hình
- Cả lớp vẽ vào vở
- 1HS lên bảng 
- Cả lớp vẽ vào vở
c.Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học - Tuyên dương
-Chuẩn bị tiết sau: Thực hành vẽ hình chữ nhật
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	Ngày tháng năm 2012
Môn: Toán
THỰC HÀNH VEế HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:
 Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước
 II. Đồ dùng day học:
 - Thước kẻ và ê-ke
III. Các hoạt động dạy học
 a.Giới thiệu bài 
Các em sẽ được thực hành vẽ hình chư nhật
 b.Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm
- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước như trong SGK (vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm)
- Vẽ đoạn thẳng chiều dài = 4cm
- Vẽ đường thẳng vuông góc với EC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CD = 2cm.
- Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD
- HS lắng nghe
- HS vẽ vào giấy nháp
 A B
 2cm
 D 4cm C
 c.Thực hành
*Baứi 1:
a) Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.
- GV theo dõi và quan sát giúp đỡ HS vẽ cho đúng
b) HS tính chu vi hình chữ nhật
*Bài 2:
- Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3cm
- GV cho biết AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, cho HS đo độ dài đọan thẳng AC và BD, ghi kết quả rồi nhận xét để thấy AC=BD
AC= 5cm, BD = 5cm, AC = BD
- Cho HS nhận xét: Hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau
- HS vẽ hình vào vở
 A 5cm B
 3cm
 D C
 Chu vi hình chữ nhật 
 (3 + 5) x 2 = 16 (cm)
- HS vẽ hình vào vở 
 A 4cm B 
 3cm
 C D 
d.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học –Tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau : “Thực hành vẽ hình vuông’
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày tháng năm 2012
Môn: Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu;
 Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ được một hình vuông, biết độ dài một cạnh cho trước
II.Đồ dùng day học:
 - Thước kẻ và ê-ke
III.Các hoạt động dạy học
a.Giới thiệu bài
 - Các em sẽ được thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước
b.Vẽ hình vuông có cạnh là 3 cm
- GV nêu bài toán “vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3cm”
- Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài trước đã học
- GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng.
 * Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
 * Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 cm
 * Vẽ đường thẳng BC vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 cm
 * Nối Avà B ta được hình vuông ABCD
- Cả lớp lắng nghe va theo dõi
- HS vẽ hình vuông ABCD theo tưng bước hướng dẫn GV vào giấy nháp
 A B
 3cm
 D 3cm C
c.Thực hành
*Bài 1:
 a- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm
 b- HS tự tính được chu vi hình vuông
 P = a x 4
 Diện tích hình vuông
 S = a x a
- Đơn vị đo chu vi là cm
- Đơn vị đo diện tích là cm2 
*Bài 3:
 Trước hết HS vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm (theo cách vẽ như SGK) Sau đó:
- Dùng ê-ke kiểm tra để thấy 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
- Dùng thước đo kiểm tra để thấy 2 đường chéo AC và BD bằng nhau
-GV nhaọn xeựt 
- Cả lớp vẽ vào vở
 A B
 4 cm
 D C
- Chu vi hình vuông 
 4 x 4 = 16 (cm)
- Diện tích hình vuông
 4 x 4 = 16 (cm2)
- Cả lớp vẽ hình vào vở
 c.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học –Tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau : “ Luyện tập”
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2012
Môn : Toàn
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu;
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh.
 - Kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc với nhau bằng ê ke
 II. Đồ dùng day học:
 - Ê-ke (cho GV và HS)
III.Các hoạt động dạy học
 a.Giới thiệu bài 
 - Hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc 
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
 A B
 D
C
 - Cho HS đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?
- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng, tô đậm hai đường thẳng (đã kéo dài. 
 A B
 D C
-Cho HS biết: Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau
- GV hỏi: Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông ?
- Các góc này có chung đỉnh nào ?
- GV dùng ê-ke vẽ góc vuông đỉnh O
 M
A
 N
 - Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành mấy góc vuông ?
 - Các góc này có chung đỉnh nào ?
 c.Thực hành
 *Bài 1:
 - Yêu cầu HS dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không ?
 *Bài 2:
 - Cho HS biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD
 -Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 3:
 - Cho HS dùng ê-ke để xá định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông
-Cho HS nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình
*Bài 4:
-Cho HS đọc đề bài và tự làm bài
-Cho HS chữa bài
-GV và HS nhận xét
- Hình ABCD là hình chữ nhật
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông
- Cả lớp theo dõi
- Là 4 góc vuông
- Chung đỉnh C
-Là 4 góc vuông
- Có chung đỉnh o
- HS dùng ê-ke để kiểm tra
- HS trả lời:
 a) Hai đường thẳng YH và YK vuông góc với nhau
 b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau
 -HS nêu:
 - BC và CD có một cặp cạnh vuông góc với nhau.
 - CD và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
 - AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau
-Cả lớp dùng ê-ke để kiểm tra
-HS nêu:
 a) AE, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
 - CD, DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
 b)Góc đỉnh P và góc đỉnh N: là góc vuông
- PN, MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- PQ, PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- 1 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở
-HS chữa bài:
a) AD, AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
B0Nêu được các cặp cạnh cách nhau mà không vuông góc:
-AB và BC
-BC và CD
d.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học - Tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau: Hai đường thẳng song song.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 KNS moi truong.doc