Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 10 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 10 năm 2012

Toán: Tiết 46

LUYỆN TẬP (Trang 55)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác

+ Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông,

đường cao của hình tam giác và vẽ được hình vuông, hình chữ nhật

3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Thước kẻ, ê ke

III. Các hoạt đông dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

Bài 3: Hình vuông có cạnh 4cm. Tính chu vi, diện tích?

 Bài giải

Chu vi hình vuông đó là:

4 x 4= 16 (cm)

Diện tích hình vuông đó là:

4 x 4= 16 (cm2)

 Đáp số:16cm; 16cm2

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Giáo dục tập thể: 
Chào cờ
Toán: Tiết 46
Luyện tập (Trang 55)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
+ Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác
+ Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, 
đường cao của hình tam giác và vẽ được hình vuông, hình chữ nhật
3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Thước kẻ, ê ke
III. Các hoạt đông dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: ................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
Bài 3: Hình vuông có cạnh 4cm. Tính chu vi, diện tích?
 Bài giải
Chu vi hình vuông đó là:
4 x 4= 16 (cm)
Diện tích hình vuông đó là:
4 x 4= 16 (cm2)
 Đáp số:16cm; 16cm2
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học, dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Thực hành
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 
- HS: Quan sát hình và nêu tên các góc
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 
- HS: Vẽ hình vuông ABCD
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 
- HS: Thực hành vễ hình chữ nhật
(1p)
(27p)
Bài 1 (55) Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
+ Góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC
+ Góc nhọn đỉnh B cạnh BA, BC
+ Góc nhọn đỉnh B cạnh BM, BC
+ Góc nhọn đỉnh B cạnh BA, BM
+ Góc nhọn đỉnh C cạnh CB, CA
+ Góc nhọn đỉnh M cạnh MB, MA
+ Góc tù đỉnh M cạnh MB, MC
+ Góc bẹt đỉnh M cạnh MA, MC
Bài 2 (55) Ghi đúng sai
a) AH là đường cao của tam giác ABC S
b) AB là đường cao của tam giác ABC Đ
Bài 3 (55) Vẽ hình vuông 
 A B
 C D
Bài 4 (55) Vẽ hình chữ nhật 
a) AB = 6cm, AD = 4cm
b) Nêu tên các hình chữ nhật.
 A B
 M N 
 D C 
b) ABCD ; MNCD ; ABMN
Cạnh AB song song với MN và DC
4. Củng cố: (2p)
- Củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác và vẽ hình vuông, hình chữ nhật
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc: Tiết 19
	 	Ôn tập giữa học kì I (Trang 96)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: “Thương người như thể thương thân”
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc
* HSKT đọc trơn được các bài tập đọc trong chủ điểm.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài đã học, phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện đúnh nội dung văn bản nghệ thuật
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu bốc thăm ghi tên từng bài tập đọc
III. Các họat động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Đọc bài “Điều ước củ vua Mi-đát” và nêu nội dung bài? (Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV: Gọi HS bốc thăm 
- HS: Lên bốc thăm chọn bài 
- HS: Đọc cả bài hoặc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu
- GV: Cho điểm
Hoạt động 3: Làm bài tập 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài
+ CH: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ CH: Kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” ?
- HS: Đọc thầm lại bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” “Người ăn xin”
- HS: Làm bài , chữa bài
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài
- HS: Tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc
a) Đoạn văn có gọng: Thiết tha, trìu mến.
b) Đoạn văn có gọng: Thảm thiết
a) Đoạn văn có gọng: Mạnh mẽ, răn đe
- HS: Thi đọc diễn cảm 
- GV: Nhận xét
(2p)
(14p)
(11p)
Bài 1 (96)
- Là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa
- “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” “Người ăn xin”
Tên bài
T/g
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực
Dế Mèn
Nhà Trò
bọn nhện
.......
......
...........
.......
Bài 2 (96)
- Là đoạn cuối truyện: “Người ăn xin”
- Là đoạn Nhà Trò (Truyện: “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, phần 1) kể nỗi khổ của mình
- Là đoạn Dế Mèm hăm dọa bọn nhện, bênh vực Nhà Trò
4. Củng cố: (3p) 
- GV: Nhận xét giọng đọc qua kiểm tra và hệ thống các bài tập mà HS làm
5. Dặn dò: (1p) Về nhà đọc bài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học: Tiết 19
 Ôn tập - Con người và sức khoẻ (trang 38)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng chống 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá
* HS KT: - Biết cách phòng chống 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá
2. Kỹ năng: HS có khả năng:
- áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Con người nhận những gì từ môi trường và thải ra cái gì?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lí?
- GV chia nhóm, hướng dẫn
- HS làm theo nhóm lên thực đơn các món ăn cho 1 bữa ăn hàng ngày
- HS đại diện nhóm lên trình bày tên món ăn trong 1 bữa ăn của nhóm mình
- GV gọi nhóm khác nhận xét
- GV kết luận
Hoạt động 3: Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
- HS: Làm việc cá nhân
- HS ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
- HS: Trình bày trước lớp
(1p)
(13p)
(15p)
Kết luận: Chọn thức ăn hợp lí, đủ chất và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
4. Củng cố: (2p)
- GV: Gọi HS nêu lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí?
5. Dặn dò: (1p) Về nhà nói với bố mẹ những điều đã học 
Kỹ thuật : 
 Tiết 10 
Khâu viền đường gấp mép vải bằng
 mũi khâu đột thưa (Tiết 1) (trang 24)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức: - HS biết cách gấp mép vải và khâu đường viền mép vải bằng mũi khâu đột thưa 
* HS KT: Bước đầu biết cách gấp mép vải và khâu đường viền mép vải bằng mũi khâu đột thưa 
2. Kỹ năng: Rèn cách gấp mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình đúng kĩ thuật 
3. Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm được .
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bộ đồ dùng cắt khâu thêu 
 - HS: Bộ đồ dùng cắt khâu thêu
III. các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2p)Kiểm tra sản phẩm khâu đột thưa làm ở nhà
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu
- GV: Giới thiệu mẫu 
- HS: Quan sát mẫu và trả lời CH
+ CH: Mép vải được gấp mấy lần ở mặt nào? 
+ CH: Được khâu bằng mũi khâu nào?
Đường khâu được thực hiện ở mặt nào?
- GV tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- HS quan sát hình1, 2, 3, 4 SGK
+ CH: Nêu các bước thực hiện?
- HS: Đọc thầm mục 1, 2 kết hợp quan sát hình1, 2a, 2b.
- 1HS lên thực hành vạch dấu, gấp mép vải
- HS: Quan sát H3, đọc mục 3 
- GV làm mẫu , vừa làm mẫu vừa HD
- HS thực hành 
- GV quan sát, uốn nắn.
(1p)
(11p)
(17p)
- Mép vải được gấp 2 lần ở mặt trái. 
- khâu bằng mũi khâu đột thưa ; mặt phải mảnh vải
+ Vạch dấu.
+ Gấp mép vải (2lần)
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa mặt trái mảnh vải .
- Khâu bằng mũi khâu đột thưa khâu ở mặt phải mảnh vải 
4.Củng cố: (2p)
- GV cùng hs hệ thống lại giờ học 
- N xét giờ học
5. Dặn dò:(1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Toán: Tiết 47 
Luyện tập chung (Trang 56)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số. áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận biết được 2 đường thẳng vuông góc. Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó liên quan đến hình chữ nhật
* HSKT: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số 
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cho HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. Giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó 
3. Thái độ: Giáo dục HS say mê làm toán
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: ............................
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) - GV: Gọi HS lên làm bài sau:
Bài 3 (55) Vẽ hình chữ nhật 
 a) AB = 4cm, AD = 2cm
 b) Nêu tên các hình chữ nhật đó.
a) A B
 M N 
 D C 
b) ABCD ; MNCD ; ABMN
Cạnh AB song song với MN và DC
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học để dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Thực hành
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm làm bảng con
+ CH: Nêu cách đặt tính, cách thực hiện tính?
- HS: Nêu và làm bài
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm làm vào vở
- HS áp dụng các tính chất của phép cộng
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV: Vẽ hình lên bảng và hướng dẫn HS làm 
- HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- HS: Nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS phân tích đề 
- HS: Chỉ trên sơ đồ 2 lần số bé
- HS: Làm bài vào vở
(1p)
(25p)
Bài 1 (56) Đặt tính rồi tính
-
+
 386 259 726 485 
 260 837 452 936
 647 096 273 549
+
-
 528 94 ...  tiếng đã học
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ
* HSKT: Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng HS xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng. Tìm các từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ
3. Thái độ: Giáo dục cho HS thích tìm hiểu về Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” ? (Trung thu độc lập, ở vương quốc tương lai, Nếu chúng mình có phép lạ, Đôi giày ba ta màu xanh. Thưa chuyện với mẹ. Điều ước của vua Mi-đát)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nhắc lại kiến thức đã học dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Làm bài tập 
- 1 HS: đọc đoạn văn
+ CH: Nêu cấu tạo của tiếng?
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS: Tạo nhóm 2, làm bài
- HS: làm bài trên phiếu
- HS nêu yêu cầu của bài
+ CH: Thế nào là từ đơn?
+ CH: Thế nào là từ láy?
+ CH: Thế nào là từ ghép?
- HS: Làm bài theo nhóm 2
- HS nêu yêu cầu của bài
+ CH: Thế nào là danh từ?
+ CH: Thế nào là động từ?
+ CH: Tìm các danh từ, động từ có trong bài
- HS: Làm bài theo cặp
(2p)
(26p)
Bài 1 (99) Đọc đoạn văn
- Gồm: âm đầu, vần, thanh
Bài 2 (99)
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
a) Chỉ có vần và thanh: ao
ao
ngang
b) Có đủ âm đầu, vần, thanh: dưới
.............
d
....
ươi
....
sắc
......
Bài 3 (99) Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy
- Gồm 1 tiếng
- Âm hay vần giống nhau
- Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
Từ đơn
dưới, tầm, cánh, chú, là...
Từ ghép
rì rào, rung rinh, thung thăng...
Từ láy
bây giờ, khoai nước...
Bài 4 (99) Tìm danh từ, động từ
- Là những từ chỉ sự vật
- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Danh từ
tầm, cánh, chú, chuồn chuồn...
Động từ
rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay...
4. Củng cố: (2p) 
- GV: Củng cố về mô hình cấu tạo tiếng. Từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ và động từ
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn chuẩn bị bài sau.
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Toán: Tiết 50
Tính chất giao hoán của phép nhân (Trang 58)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán
* HS KT: Bước đầu nhận biết đợc tính chất giao hoán của phép nhân
2. Kỹ năng: Rèn vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ 
- HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát. vắng: .................
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- Gọi 2 HS thực hiện phép tính
 a, 321475 + 423507 x 2 = 321475 + 847014 = 1 168 489
 b; 843275 - 123568 x 5 = 843275- 617840 = 225438
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: So sánh giá trị của 2 biểu thức
- GV yêu cầu HS tính
 3 x 4 và 4 x 3
 2 x 6 và 6 x 2
 7 x 5 và 5 x 7
- HS : Làm và so sánh kết quả
- GV kết luận
Hoạt động 3: Viết kết quả vào ô trống
- HS: Tính kết quả của a x b và b x a
- HS nhận xét
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Thực hành
- HS nêu yêu cầu bài 2 
- GV hướng dẫn: áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân
- 4 HS : Làm bảng lớp
- HS làm bài vào vở 
- GV chốt kết quả đúng
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn HS làm bảng con
- HS làm bảng con
- HS nêu yêu cầu bài tập 3 
- HS : Nêu kết quả của các biểu thức
- HS nhận xét
- GV chốt kết quả đúng
- HS nêu yêu cầu bài 4
- GV treo bảng phụ 
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
(1p)
(5p)
(5p)
(18p)
3 x 4 = 4 x 3 = 12
2 x 6 = 6 x 2 = 12
7 x 5 = 5 x 7 = 35
Kết luận: Kết quả bằng nhau khi các thừa số giống nhau
 a x b = 4 x 8 = 32
 b x a = 8 x 4 = 32
 a x b = b x a
a x b = b x a
*Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
3
4
4 x 6 = 6 x 3 x 5 = 5 x
Bài 2: Tính
a, 1357 x 5 = 6785
 7 x 853 = 5971
b, 40263 x 7 = 281841 
 5 x 1326 = 6630
Bài 3: Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
d)
g)
b)
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
a x1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống giờ học
- HS nêu lại ghi nhớ
5. Dặn dò: (1p)
- Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu: Tiết 20
Kiểm tra định kì giữa học kỳ i
Đọc-hiểu; Luyện từ và câu
(Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Tập làm văn: Tiết 20 
 Kiểm tra định kì giữa học kỳ i
Chính tả - Tập làm văn
(Kiểm tra theo bộ đề chung của tổ chuyên môn)
Địa lí: Tiết 10
Thành phố Đà Lạt( Trang 93)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt
+ Chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN
 	+ Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt
+ Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh, ảnh để tìm kiến thức
+ Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người
* HS KT: bước đầu nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt 
2.Kỹ năng: Rèn cho HS tìm vị trí trên bản đồ, kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lí VN.
- HS: Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- 2 HS đọc thuộc ghi nhớ bài học giờ trước. 
3. Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
- GV cho HS dựa vào hình 1( bài 5) va vốn hiểu biết trả lời các CH:
+ CH: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
 + CH: Đà Lạt có độ cao khoảng bao nhiêu mét?
 + CH: Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- HS: Quan sát hình 1, 2(94) 
- HS chỉ vị trí của hồ Xuân Hương, thác Cam Li trên hình 3 
- HS: Mô tả 1 cảnh đẹp ở Đà Lạt
Hoạt động 3: Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát
- GV cho HS thảo luận nhóm
 + CH: Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
 + CH: Có những công trình nào phục vụ cho việc này?
+ CH: Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt
- HS đại diện các nhóm báo cáo
- GV chốt ý đúng
Hoạt động 4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
 - GV cho HS thảo luận nhóm
+ CH: Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
+ CH: Kể tên 1 số loài hoa, quả, rau xanh ở Đà Lạt?
+ CH: Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại như vậy?
+ CH: Hoa, rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- HS đại diện các nhóm báo cáo
- HS nhận xét
- GV chốt ý đúng
(1p)
(6p)
(12p)
(10p)
- Cao nguyên Lâm viên
- Khoảng 1500 m
- Mát mẻ
- Không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
- Khách sạn, sân gôn, biệt thự...
- Lam Sơn, Công Đoàn, Palace...
- Đà Lạt có nhiều loại rau, quả..
- Rau: bắp cải, súp lơ, cà chua...
- Quả: dâu tây, đào...
- Hoa: lan, cẩm tú cầu, hồng, mi - mô - da.
- Do địa hình cao -> khí hậu mát mẻ, trong lành
- Tiêu thụ ở thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống bài 
5. Dặn dò: (1p)
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. Đề ra phương hướng hoạt động tuần 11
- HS mạnh dạn đóng góp ý kiến riêng của mình để đưa phong trào lớp đi lên.
II. Đồ dùng dạy học
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần
III. Các hoạt động dạy- học: 
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần
- GV nhận xét về : 
 + Đạo đức
 + Học tập
 + Lao động, vệ sinh, thể dục
- HS nghe và nêu ý kiến
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Kế hoạch hoạt động tuần 11
- Đạo đức: Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp thực hiện an toàn giao thông.
- Học tập :+ Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép. Có đủ đồ dùng học tập. Học và làm bài đầy đủ.
+ Ôn bài tốt để kiểm tra định kì giữa học kì I 
+ Thi đua học tập lấy thanh tích chào mừng ngày nhà giáo 20-11
- Lao động, thể dục, vệ sinh: Hoàn thành tốt vệ sinh khu vực được phân công, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thể dục xếp hàng nhanh và tập đều, múa hát tập thể có đầy đủ bông và hoa
- Các hoạt động khác : Thu nộp tiền vở và các khoản tiền đóng góp
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Nhận xét của tổ chuyên môn
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T10.doc