Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 năm học 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 năm học 2013

Tập làm văn Tiết 61

 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHÂN

 CỦA CON VẬT (Trang128)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.

2. Kỹ năng: - Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.

3. Thái độ: Giúp HS yêu quý con vật.

II. Đồ dùng dạy - học.

- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK- HĐ2.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật.

III.Các hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

+ CH: Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia hết cho 5. Số cam ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả.
4. Củng cố: (2p) 
- GV: cùng HS hệ thống bài.
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập làm văn Tiết 61
 Luyện tập miêu tả các bộ phân 
 của con vật (Trang128)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
2. Kỹ năng: - Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
3. Thái độ: Giúp HS yêu quý con vật.
II. Đồ dùng dạy - học. 
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK- HĐ2.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật.
III.Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức: (1p)	
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
+ CH: Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Phần Luyện tập.
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS: 1 em đọc nội dung bài 1, 2.
- HS: Đọc kỹ đoạn văn “Con Ngựa”, làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- HS: Dùng bút chì gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả.
- GV treo 1 số ảnh con vật.
- HS đọc 2 VD sgk.
- GV gợi ý hs viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như BT2:
- HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở.
- GV nhận xét.
(1p)
(29p)
Bài 1, 2. (Trang128)
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
- Hai tai:
- Hai lỗ mũi:
-Hai hàm răng:
- Bờm:
- Ngực:
- Bốn chân:
- Cái đuôi
to, dựng đứng trên cái đều đẹp.
ươn ướt, động đậy hoài
trắng muốt
được cắt rất phẳng
nở
khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài 3. (Trang128) Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
 4. Củng cố (2p) 
 - GV hệ thống bài.
- GV: Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà quan sát các bộ phận của con vật để hoàn chỉnh bài.Về nhà tập viết lại bài.
Kể chuyện Tiết 31 
 Kể chuyện được chứng kiến 
 hoặc Tham gia (Trang127)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng nói:
- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
+Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
+ Rèn kỹ năng học nhóm, mạnh dạn, tự tin trước đông người.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK.
III. Các hoạt đông dạy - học
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- HS: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu? 
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
* Tìm hiểu đề bài.
- GV: Viết đề bài lên bảng
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- HS đọc gợi ý sgk/58,59?
- 1HS đọc. Lớp đọc thầm.
- GV khuyến khích HS tìm kể câu chuyện ngoài sgk điểm cao hơn. Lưu ý HS có thể kể ngoài gợi ý 1 như: Em tham gia trang trí lớp học, em cùng bố, mẹ dọn dẹp nhà cửa,...
- HS nối tiếp nêu câu chuyện định kể.
* Thực hành kể, trao đổi về ý nghĩa truyện.
a) Trong nhóm
- HS kể theo cặp đôi
- HS: Các nhóm kể từng đoạn và kể truyện 
b) Kể trước lớp
- HS : 2,3 nhóm kể trước lớp
- HS trao đổi về ý nghĩa chuyện
- HS thi kể. Lớp bình xét, chọn bạn kể hay nhất.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
(1p)
(27p)
Đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể lại câu chuyện đó.
VD: Tuần vừa qua cống ở thôn tôi bị tắc, nước cống dềnh lên, tràn ngập lối đi. Các cô chú công nhân phải xuống cho máy hút bùn, khơi thông cống. Tôi muốn kể những việc cả xóm tôi cùng làm để giúp đỡ công nhân thông cống.
4. Củng cố: (2p)
- GV hệ thống bài. 
- GV: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1p) Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 
 Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
Toán Tiết 155
 ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
(Trang 161)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện cộng, trừ. Rèn kĩ năng giải toán.
3. Thái độ : Giáo dục cho HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt BT5.
- HS: Bảng con làm bài 1
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- HS chữa bài tập: Bài 4: Viết số có ba chữ số,với các chữ số: 0; 2;5
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS làm bài vào bảng con.
- GV chốt kết quả đúng.
- HS nêu yêu cầu bài 2
- 2HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào nháp
- GV nhận xét chốt kết quả đúng
- HS nêu yêu cầu bài 3
- 3HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào nháp
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- HS nêu yêu cầu bài 4 
- HS làm bài vào vở
- GV chấm bài, nhận xét chốt kết quả đúng
- HS nêu yêu cầu bài 5
- GV treo bảng phụ ghi sẵn tóm tắt lên bảng. Hướng dẫn hs làm.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa.
- GV chấm bài, nhận xét chốt kết quả đúng
(1p)
(27p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
-
+
 6195 5342
 2785 4185
 8980 1157
Các ý khác làm tương tự.
a, 53245; 90030 
b, 23054; 61006
Bài 2 : Tìm x
a, x + 126 = 480 
 x = 480 - 126 
 x = 126 
b, x - 209 = 435 
 x = 435 + 209 
 x = 644 
Bài 3: 
a + b = b + a; a - 0 = a 
(a + b) + c = a + (b + c); a - a = 0 
a + 0 = 0 + a = a 
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện: 
168 + 2080 + 32 = (168 +32) + 2080
 = 200 + 2080 = 2280
Hai ý còn lại kết quả: 200; 790
Bài 5: Giải toán
 Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 -184 = 1291 (quyển)
 Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
 Đáp số: 2766 quyển.
4. Củng cố: (2p)
- GV hệ thống bài 
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau học. 
Luyện từ và câu Tiết 62
 Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu 
(Trang 129)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu 
(trả lời câu hỏi ở đâu).
2. Kỹ năng: Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
3. Thái độ: Có ý thức dùng đúng ngữ pháp khi nói và viết
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng Phụ - HĐ2.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- HS: Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Phần Nhận xét 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS: Cả lớp suy nghĩ lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến. 
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
+ CH tìm CN và CN trong các câu trên? Tìm trạng ngữ và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
+ CH đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được?
- GV nhận xét, bổ sung rút ra ghi nhớ.
- GV: Treo bảng Phụ ghi phần Ghi nhớ.
- 3HS đọc nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS đọc yêu cầu.
- GV gọi 3 HS lên bảng gạch chân trạng ngữ..
- HS thực hiện. Suy nghĩ và nêu miệng:
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu
- GV gọi HS đọc yc bài và làm bài vào vở.
- HS: Thực hành viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu có trạng ngữ.
- HS: Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV gọi HS đọc yc bài và làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở.
- HS: Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV: Nhận xét đánh giá.
(1p)
(13p)
(15p)
Bài 1 (129) 
- Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nới chốn cho câu:
a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng.
b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
Bài 2 (129) 
- Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
- Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
Ghi nhớ: Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu, người ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu
 - Tạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?
Bài 1(129). Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trước rạp, ....
- Trên bờ,...
- Dưới những mái nhà ẩm ướt,...
Bài 2( 129) Thêm các trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu:
- ở nhà,...
- ở lớp,...
- Ngoài vườn,....
Bài 3(130)
VD: Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
- Trong nhà, em bé đang ngủ say.
- Trên đường đến trường, em gặp nhiều người.
- ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng trời. 
4. Củng cố: (2p) 
- GV: Khắc sâu bài học.
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn làm vào vở.
Địa lí: Tiết 31
 Thành phố Đà Nẵng 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết một số đặc điểm của thành phố Đà Nẵng.
2. Kỹ năng: Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
- Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
3. Thái độ: Tự hào về thành phố Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam -HĐ2 
III.Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
+ CH: Nêu một số đặc điểm của thành phố Huế?
- GV: Nhận xét .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đà Nẵng - thành phố cảng.
- GV treo bản đồ lên bảng.
- HS quan sát.
+ CH: Chỉ thành phố Đà Nẵng và mô tả vị trí TP Đà Nẵng? 
+ CH: Kể tên các loại hình giao thông ở Đà Nẵng?
+ CH: Kể tên các đầu mối giao thông quan trọng ở ĐN?
+ CH: Tại sao Đà Nẵng là thành phố cảng?
- GV kết luận
Hoạt động 3: Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp.
- HS trao đổi theo cặp
+ CH: Kể tên các hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng từ ĐN đưa đến nơi khác?
+ CH: Nêu một số ngành sản xuất của Đà Nẵng?
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Đà Nẵng- địa điểm du lịch.
+ CH: ĐN có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao?
+ CH: Những nơi nào của ĐN thu hút được nhiều khách du lịch?
- GV nhận xét, kết luận
- 3HS đọc ghi nhớ trong sgk.
(1p)
(11p)
(9p)
(6p)
- TP Đà Nẵng nằm ở phía nam của đèo Hải Vân. Nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Giáp các tỉnh: Thừa thiên Huế, Quảng Nam.
- Đường thuỷ, đường biển, .....đường hàng không.
- Cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn,......Sân bay Đà Nẵng
- Đà Nẵng là thành phố cảng là đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, là một trong những thành phố lớn của nước ta.
- Hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng: Ô tô, máy móc, quần áo...
- Hàng hoá từ Đà Nẵng đưa đến nơi khác: Vật liệu xây dựng......
- Khai thác than, khai thác đá, dệt....
* Kết luận: ĐN có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư ở ĐN, trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung.
- Có vì ĐN nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp......
- Chùa non nước, bãi biển.....
4. Củng cố: (2p) 
+ CH: ĐN có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao? ( Có vì ĐN nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp......)
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập làm văn: Tiết 62
 Luyện tập xây dựng đoạn văn 
 miêu tả con vật (Trang130)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
 - Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
2.Kỹ năng: Biết sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn miêu tả con vật.
3. Thái độ: Giúp HS yêu quí con vật.
II. Đồ dùng dạy - học. 
- GV: Bảng nhóm - BT2.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức: (1p)	
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
- 2HS: Đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS đọc kỹ bài “Con chuồn chuồn nước” trong SGK xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- GV nêu câu hỏi.
+ CH bài văn có mấy đoạn?
+ CH nêu ý mỗi đoạn:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm cá nhân vào nháp. Một HS làm vào bảng nhóm. Đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS viết đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.Viết tiếp câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống.
- GV chữa bài nhận xét, bổ sung.
(1p)
(28p)
Bài 1. (Trang130)
- Có 2 đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu ...phân vân; 
+ Đ2: Còn lại.
ý 1: Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
ý2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
Bài 2. (Trang130) Sắp xếp các câu thành một đoạn văn.
Bài 3 (Trang130) Viết đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.Viết tiếp câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống.
4. Củng cố: (2p) 
- GV: Khắc sâu bài học.
- GV: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Về nhà quan sát các bộ phận của con vật để hoàn chỉnh bài.
Giáo dục tập thể:
	 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần từ đó có hướng khắc phục. 
- HS mạnh dạn đóng góp ý kiến riêng của mình để đưa phong trào lớp đi lên.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 32.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sổ tay của GV có ghi chép đầy đủ các ưu, nhược điểm trong tuần
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Nhận xét các mặt giáo dục trong tuần
- GV nhận xét về: 
 + Đạo đức
 + Học tập
 + Lao động, vệ sinh, thể dục
- HS nghe và nêu ý kiến
- GV kết luận
2. Kế hoạch hoạt động tuần 32.
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập.
- Thực hiện tốt giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện đúng các nội quy , quy định của trường, lớp.
- Thực hiện tốt việc trang trí lớp học.
- Duy trì nề nếp lao động, vệ sinh.
3. Múa hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc