Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 8

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 8

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP (Tr. 46)

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

 - Tính tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. Giải bài toán có lời văn.

- Vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập

- HS có ý thức tự giác làm bài, tính toán chính xác.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV: ND các bài tập cần làm

 - HS: SGk, vở, bút

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
THỨ HAI
Ngày soạn: 25/ 10/ 2013 Ngày giảng: 28/ 10/ 2013
Tiết 1: Chào cờ
............
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP (Tr. 46)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
	- Tính tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. Giải bài toán có lời văn.
- Vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập 
- HS có ý thức tự giác làm bài, tính toán chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: ND các bài tập cần làm
 - HS: SGk, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
 - Hát, KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của lớp, chấm vở.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài:– ghi đầu bài 
 b) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV HDHS làm bài phần b
- GV cùng HS chữa bài, ghi điểm HS.
Bài 2:
+ Hãy nêu yêu cầu của bài học?
+ Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào?
- Cho HS làm bài theo 4 nhóm. Phát phiếu cho các nhóm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
+ Phân tích đề
+ Tóm tắt:
Có: 5256 người
Sau một năm tăng: 79 người
Sau một năm nữa tăng : 71 người
a.Sau 2 năm tăng : người ?
b.Sau 2 năm xã có :  người ?
- Chấm vở một số HS.
+ GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
? Muốn tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất ta làm thế nào?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về làm bài trong vở bài tập.HDHS làm bài tập 3,5 trong SGK.
- HD chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
 8’
12’
10’
4’
- Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở
 54 293
+ 61 934
 7 652
 123 879
 26 387
+ 14 075
 9 210
 49 672
- HS chữa bài vào vở.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
- Các nhóm nhận phiếu và làm bài.
- Trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) + 78 
 = 100 + 78
 = 178
* 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) 
 = 67 + 100 
 = 167
 b) 789 + 285 + 15 
 = 789 + (285 +15)
 = 789 + 300 
 = 1 089
 * 448 + 594 + 52
 = (448 + 52) + 594 
 = 500 + 594 
 = 1 094
- HS chữa bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải:
 Số dân tăng thêm sau 2 năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
 Số dân của xã sau 2 năm là:
 5256+ 150 = 5 406 (người)
 Đáp số: a) 150 người; 
 b) 5 406 người
- HS đổi chéo vở để kiểm tra.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- Ghi nhớ.
...................................................................
Tiết 3: Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom
 - Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
 - Luôn luôn mơ ước và quyết tâm thực hiện mong muốn đó của mình.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
	- HS : SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
 - Hát, KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS đọc bài: “ở Vương quốc Tương Lai” và trả lời câu hỏi.
 - GV nhận xét – ghi điểm cho HS.
3. Dạy bài mới:
3.1) Giới thiệu bài – Ghi bảng.
3.2) Nội dung bài mới :
a. Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài.
- GV chia đoạn: bài chia làm 5 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ.
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- HD HS luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HD HS luyện đọc câu khó.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét các- cặp đọc
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ và trả lời câu hỏi: 
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? 
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
Phép lạ: phép làm thay đổi được mọi vật như mong muốn
+ Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?
+ Câu thơ: “Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc hay.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài (đoạn 1 +2).
+ GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi đại diện một số cặp đọc
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét chung. Ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
? Các bạn nhỏ trong bài thơ có những ước mơ gì?
- Bây giờ cho em một điều ước em sẽ ước điều gì?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Đôi giày ba ta màu xanh”. 
- NX tiết học.
1’
4’
1’
10’
10’
10’
4’
- Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- HS đánh dấu đoạn.
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS tự phát hiện.
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS luyện đọc câu khó.
- 1 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc bài, cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Câu thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần bắt đầu một khổ thơ. Lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình tốt đẹp để trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
Khổ 1: Ước mơ cây mau lớn để cho quả ngọt.
Khổ 2: Ước mơ trở thành người lớn để làm được mọi việc.
Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
Khổ 4: Ước mơ không còn chiến tranh.
- Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn Thiếu nhi: Ước không có mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- HS tự nêu theo ý mình
VD: Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời. Vì em rất thích khám phá thế giới.
* ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- Nêu giọng đọc của bài
- HS tìm từ nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cặp khác nhận xét
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc một khổ thơ
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng, cả lớp bình chọn bạn đọc hay và thuộc nhất.
- HS trả lời.
- Liên hệ
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
 ...................................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo theo đường dấu đã vạch.
 - Giáo dục HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận,biết lao động tự phục vụ.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Tranh quy định khâu mũi đột thưa, vật mẫu.
 - HS: dụng cụ thêu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
b. Nội dung bài mới:
a) Hoạt động 1:
 - Giới thiệu mẫu 
 - Nhận xét về đặc điểm của mũi khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái, so sánh với mũi khâu thường?
 - Khi khâu phải khâu thường mũi một 
 - Thế nào là khâu đột thưa?
 - Kết luận hoạt động 1.
 b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
 - GV treo quy trình khâu đột thưa 
 - Nêu cách vạch dấu đường khâu?
 - Khi khâu, khâu từ đâu đến đâu? cách lên kim?
 - Nêu cách khâu.
 - GV chốt: Khâu từ phải sang trái thực hiện theo quy tắc “lùi một tiến ba”. 
 - Không rút chỉ lỏng quá hoặc chặt quá. 
Cuối đường khâu xuống chỉ, kết thúc.
 - GV đọc ghi nhớ. 
 - Cho HS tập khâu trên giấy.
 - GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại các bước khâu đột thưa?
- Tổng kết tiết học nhấn mạnh ND
- Chuẩn bị bài sau tiếp tục thực hành.
- Nhận xét tiết học.
1’
2’
1’
10’
18’
4’
- Hát
- KT đồ dùng của HS.
- HS ghi đầu bài vào vở
- QS và nhận xét mẫu và hình 1 sgk
- Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường 
- Ở mặt trái đường khâu mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- HS nêu
- Quan sát hình 2 (giống vạch dấu khâu thường)
* Khâu đột thưa theo đường dấu
- Khâu từ phải sang trái lên kim tại điểm 2
+ Rút chỉ lên cho nút chỉ sát vào mặt sau của vải.
+ Khâu mũi thứ nhất (H 3b)
+ Lùi lại, xuống kim tại điểm 1 lên kim tại điểm 4.
+ Rút chỉ lên được mũi khâu thứ nhất
+ Khâu mũi thứ hai (H3c)
+ Lùi lại xuống kim tại điểm 3 lên kim tại điểm 6. Rút chỉ lên được mũi thứ hai.
- HS đọc ghi nhớ sgk
- Tập khâu.
- HS nêu
....................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
 - THND học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục cho HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
 - HS có ý thức tiết kiệm tiền của.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Đồ dùng để chơi đóng vai. Các thẻ màu
	- HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
 - GV ghi đầu bài
b. Nội dung bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập 4
+ Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng để tạo vận dụng tiết kiệm.
+ Cách tiến hành: GV đọc các tình huống. HS giơ thẻ
- GV nhận xét và chốt lại
- GV chốt lại các ý: Những bạn tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hà ... : (Mục bạn cần biết SGK)
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. Biết cách pha chế dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H4, H5 SGK.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lời thoại.
+ Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- Giáo viên tổ chức hướng đãn học sinh pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị để nấu cháo muối.
- Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị và quá trình thực hành của học sinh.
* Hoạt động 3: “Đóng vai"
 + Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
 + Cách tiến hành :
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn.
- Giáo viên gợi ý tình huống.
+ Ngày chủ nhật bố mẹ về quê, em bé bị đi ỉa chảy nặng( đi nhiều lần)
- GV chốt lại toàn bài để rút ra bài học.
4. Củng cố - dặn dò:
? Khi bị bệnh ta cần ăn uống như thế nào?
- GV củng cố nội dung toàn bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
10’
9’
8’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- HS đọc bài học.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- Học sinh thảo luận theo câu hỏi
- Cháo, sữa.
- Nên cho ăn loãng 
- Nên cho ăn nhiều bữa trong 1 ngày.
* Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh quan sát. Đọc lời thoại trong H4, H5 trang 35 SGK : 2 học sinh :
 + 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh.
 + 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ.
- Phải uống dung dịch Ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối.
- Đề phòng suy dinh dưỡng vẫn phải cho ăn đủ chất.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị.
- Nhóm 1, nhóm 2 pha dung dịch.
- Nhóm 3, nhóm 4 chuẩn bị vật liệu nấu cháo.
* Đại diện nhóm lên thực hành trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Xử lý tình huống: Em nói với bà là nấu cháo muối lấy nước cho em bé uống. Em bé đã dừng đi ỉa chảy.
- Mỗi nhóm 2 em lên bảng: Đưa ra tình huống rồi xử lý tình huống.
- Nhóm khác nhận xét
- HS đọc bài học.
- HS nêu
.......................
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (Tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở vương quốc tương Lai (bài TĐ tuần 7) – BT1.
	- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3)
	- Giáo dục HS có ý thức suy nghĩ, tưởng tượng khi học tập phát triển câu chuyện
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Một tờ phiếu ghi ví dụ..
	- Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể lại câu chuyện đã kể ở lớp hôm trước.
 - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài – ghi đầu bài
 b) Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: 
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi HS kể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV treo bảng phụ chuyển lời thoại thành lời kể.
- Treo tranh minh hoạ truyện:Ở vương quốc tương lai.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho HS kể từng màn
- Nhận xét cho điểm cho HS.
*Bài tập 2:
- Trong truyện: ở vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không? 
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
gv giảng: Vừa rồi các em kể câu chuyện theo trình tự thời gian. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Mi-tin và Tin-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh còn Tin-tin thăm khu vườn kỳ diệu (hoặc ngược lại). 
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện theo dúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét ghi điểm.
*Bài tập 3:
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
4. Củng cố - dặn dò:
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Những cách đó có gì khác nhau?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
- Viết lại câu chuyện vào vở.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
10’
10’
11’
4’
- 1 HS kể.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Câu chuyện trong phân xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
+ Một hôm, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời: 
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
* Lời kể: .Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em nói khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.
- Hai HS đọc từng cách, lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh, kể trong nhóm 2.
- 3 – 5 HS thi kể. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Kể trong nhóm (mỗi HS kể về một nhân vật Mi-tin hay Tin-tin).
- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS khác nhận xét bạn.
- Đọc yêu cầu của bài 
- Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi
* Kể theo trình tự thời gian:
+ Mở đầu đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
+ Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu
* Kể theo trình tự không gian:
+ Mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
+ Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đến khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại).
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
- HS trả lời
.............................................................................
Tiết 4: Địa lý
HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN 
(THMT mức độ bộ phận)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên :
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Giáo dục HS có ý thức học tập khám phá vùng kinh tế mới của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học : 
 	 - Bản đồ địa lý TNVN
 	 - Tranh, ảnh về vùng trồng cà phê, một số sản phẩm cà phê.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời :
- Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở TN?
- Gọi HS đọc bài học.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 - GV ghi đầu bài
 b. Nội dung:
1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
 * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 - Bước 1:
+ Kể tên những cây trồng chính ở TN (QS lược đồ H1) chúng thuộc loại cây gì?
 + QS bảng số liệu cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở đây?
 + Tại sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
 - Bước 2:
 - GV nhận xét – giải thích về sự hình thành của đất đỏ ba dan.
- THMT: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan không những đem lại lợi nhuận kinh tế mà còn giúp cho việc giữ nước, giữ màu cho đất,... 
 * Hoạt động 2: Hoạt động chung
 - GV y/c HS QS tranh, ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột
 + Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
 + Hiện nay khó khăn nhất trong việc trồng cây ở TN là gì?
 + Người dân ở TN đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
 - GV giảng chốt lại để ghi bảng
 * Chuyển ý:
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ
 * Hoạt động 3: làm việc cá nhân
 - Bước 1:
 + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở TN?
 + Ở TN voi được nuôi để làm gì?
 - Bước 2:
 - GV nhận xét bổ sung hoàn thiện câu hỏi.
 - Tiểu kết toàn bài:
?Trên các cao nguyên ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp nào?
- Yêu cầu Hs đọc bài học
4. Củng cố - dặn dò:
 ? Nêu những lợi thế trong việc phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò, voi ở Tây Nguyên?
 - Tổng kết tiết học(nhấn mạnh ND)
 - Về nhà học bài – chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
17’
10’
 4’
- Hát
- HS kể.
- 2 HS đọc.
- Ghi đầu bài vào vở
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 1 SGK thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cây trồng chính là: cao su, hồ tiêu, cà phê, chè,...
- Chúng thuộc loại cây công nghiệp
- Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đây.
- Vì phần lớn các cao nguyên ở TN được phủ đất đỏ ba dan, đất tơi xốp, phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lên chỉ vị trí ở ở Buôn Ma Thuột hiện nay có nhiều vùng trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm như: cao su, chè, hồ tiêu...
- Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước
- Khó khăn nhất của TN là thiếu nước vào mùa khô.
- Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây
- Dựa vào H1 bảng số liệu, mục 2 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Bò, voi, trâu.
+ Voi được dùng để chuyên chở người và hàng hoá.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS nêu
- 2-3 HS đọc bài học. 
- Đất ba dan, có nhiều đồng cỏ,...
...............................................................................
Tiết 5: SINH HOẠT TUẦN 8
I. Mục tiêu:
	- HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm.
	- Phương hướng tuần 9
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
II. Nhận xét chung:
	1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau. Tuy nhiên ý thức của một số bạn còn kém: Phịa.
 	2. Học tập:
 - Tuyên dương: Hương, Nguyệt, Khuyên,.......ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Phê bình: Pạ, Páo, Chậu, Tồng,........còn chưa cố gắng trong học tập.
- Phê bình: Páo,......còn nghỉ học tự do.
	3. Các hoạt động khác:
+ TD – VS: Tham gia đầy đủ, tự giác.
 Trang phục đúng quy định và gọn gàng.
+ Đóng góp : Vẫn còn một số em chưa nộp.
+ Sinh hoạt đội: Tham gia chưa đầy đủ.
 + Lao động : Tham gia đầy đủ.
III. Phương hướng tuần 9:
 	1. Đạo đức : Nói lời hay, làm việc tốt.
	2. Học tập: Tiếp tục thi đua chào mừng ngày 20/11. Chấm bài để gắn lên bảng thi đua.
	3. Các hoạt động khác
	Tham gia đầy đủ , có tinh thần trách niệm cao.
	Hoàn thành đóng góp sớm.
 Thi đua học tốt, ngoan ngoãn để được gắn tên lên bảng vàng danh dự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8L. 4 NAM 2013.doc