Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 10 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 10 năm 2013

 Tập đọc: Tiết: 19

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT1)

I.Mục tiêu

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.

- Chuẩn bị bài tập 2.

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 10 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
	Tập đọc: Tiết: 19
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT1)
I.Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.
- Chuẩn bị bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài : Điều ước của vua Mi- đát.
3.Bài mới: GV giới thiệu nội dung học tuần 10: ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra giữa học kì.
a/ KT đọc và học thuộc lòng(số HS tronglớp).
-Gọi từng HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn bị.
-Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét – ghi điểm.
b/ Làm bài tập 2
-Yêu cầu Hs đọc bài tập 2.
- Thể nào là kể chuyện?
-Hãy kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
-Yêu cầu đọc thầm truyện.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu(tên bài, tác giả, nội dung chính, nhân vật).
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
HĐ 3: Thi đọc
c/Bài tập 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3
-Giao việc: Tìm trong bài tập đọc những đoạn văn có giọng :
a.Tha thiết, trìu mến.
b.Thảm thiết.
c.Mạnh mẽ, răn đe.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố dặn dò: 
-Em hãy nêu những nội dung vừa ôn tập?
-Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại nội dung bài.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút
-Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập.( Linh,Hoa)
-Là bài có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số các nhân vật, mỗi chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.
-Dế mèn bệnh vực kẻ yếu, phần 1-2; Người ăn xin.
Thực hiện theo yêu cầu.
- 3 HS thực hiện.(My, Lan, Thư)
-Cả lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét, bổ sung.
- Một vài em nhắc lại.
-1HS đọc yêu cầu SGK.
-Tìm nhanh theo yêu cầu a, b, c theo yêu cầu.
-Phát biểu ý kiến.
-Nhận xét bổ sung.
Lần 1: 3HS cùng đọc 1 đoạn.
Lần 2: 3HS khác mỗi em đọc một đoạn.
Toán: Tiết: 46
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. 
-Vẽ đựơc hình chữ nhật, hình vuông. 
Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4(a). HSG làm thêm các bài tập còn lại.
Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi vẽ hình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Thước kẻ vạch chia xăng- ti-mét và e ke
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2 Kiểm tra:- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS vẽ góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
-Nhận xét chữa bài cho điểm
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
b/ Thực hành
Bài 1: Nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:
- GV vẽ lên bảng 2 hình a,b trong bài tập yêu cầu HS ghi tên góc vuông, nhọn,tù bẹt trong mỗi hình.
-Gọi 2 em lên bảng làm bài . cả lớp làm vở.
-So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- Nhận xét , ghi điểm.
Bài 2
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu HS thảo luận cặp quan sát hình vẽ và nêu lên các đường cao của hình tam giác ABC ?
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
-Hỏi tương tự với đường cao BC.
KL:Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác
-Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình
-Nhận xét cho điểm .
Bài 4a:
- GV nêu yêu cầu .
-Yêu cầu tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm và chiều rộng AD=4cm
-Yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại nội dung Luyện tập ?
- Gv nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng làm bài. ( Thảo, Thương)
- Nghe, nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 ,3 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
a)góc vuông BAC nhọn:ABC,ABM,MBC,ACB, AMB, góc tù:BMC, góc bẹt AMC
b)Góc vuông DAB,DBC,ADC góc nhọn ABD,ADB,BDC,BCD tù:ABC
-Nhọn bé hơn vuông,tù lớn hơn vuông
-Bằng 2 góc vuông
- Một em nêu.( Trâm Anh)
- Suy nghĩ trả lời :
-Là AB và BC
-Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và góc vuông với cạnh BC của tam giác
- HS nêu tương tự .
-Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với BC của hình tam giác ABC
-1 em nêu.( X Anh)
-HS vẽ vào vở .
- 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ
( Hoa)
- Theo dõi , nắm bắt 
-1 HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở 
-HS vừa vẽ trên bảng nêu
-1 HS nêu trước lớp cả lớp lên bảng vẽ và nhận xét( Tiên)
Kể chuyện: Tiết 10
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT2)
I.Mục tiêu
-Nghe-viết đúng bài chính tả (tốc đọ viết khoảng 75 chữ/phút); không mắc quá năm lỗi trong bài; trình bày bài văn có lời đối thoại. Nắm được dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
-Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng(Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 
II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập có ghi câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung bài
b/Hướng đẫn viết chính tả : Nghe –viết
- GV đọc cả bài một lượt.
-Yêu cầu đọc thầm.
-Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao 
-Nhắc lại cách trình bày.
-Đọc lại bài viết.
-Đọc từng câu cho HS viết bài. Mỗi câu 2 lần.Gv đọc lại bài.
-Chấm 5-7 bài.
-Nhận xét chung bài viết.
Bài 2: Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”, trả lời câu hỏi.
-Gọi HS nêu yêu cầu
-Nhận xét chốt ý: Tham khảo SGV/213
Bài 3: Lập bảng viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam- nước ngoài.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Em đọc phần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, 8, khi làm bài phần này các em chỉ cần viết tắt.
4.Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND ôn tập ?Chuẩn bị: tiết 3
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc lại tên bài học.
- Đọc thầm theo dõi SGK.
-Cả lớp đọc thầm bài.
-HS luyện viết các từ ngữ và phân tích tiếng 
-Nghe.
-HS viết chính tả.
-Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.( Thưởng)
-Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Đại diện các cặp trình bày trước lớp.
-Nhận xét – bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.( Linh)
-3HS làm vào phiếu theo yêu cầu. Lớp làm vào vở bài tập.( My, Lan, Thư)
*Tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên đó.
*Tên người, tên địa lí nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. 
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
BUỔI SÁNG
Luyện từ và câu: Tiết 19
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
 - Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ ( chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
- Một số tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 27’
Bài tập 1,2
- HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT. 
- 1 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2. GV nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm một tiếng. 
- HS đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm bài trên giấy do GV phát, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- 4 HS làm bài trên giấy trình bày kết quả.
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu BT.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài: Từ đơn và từ phức để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
- HS xem lướt lại các bài: Từ đơn và từ phức.
-GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh yếu 
+ Thế nào là từ đơn?
+ Từ chỉ gồm một tiếng.
+ Thế nào là từ láy?
+ Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
+ Thế nào là từ ghép?
+ Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. 
- Làm việc theo cặp.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp.
- Dán kết quả lên bảng lớp, trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Từ đơn:Dưới, tầm, cánh, chú, là, lũy, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng,
Từ láy: Rì rào, rung rinh, thung thăng.
Từ ghép:Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong .Cao vút.
- HS viết bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
- HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh yếu
+ Thế nào là danh từ?
+ 1 HS trả lời.
+ Thế nào là động từ?
+ 1 HS trả lời.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 DT, 3 ĐT.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu
- Làm việc theo cặp.
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp.
- Dán kết quả lên bảng lớp, trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bơ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước.
Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
- HS viết bài vào vở theo lời giải đúng.
3 : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra GHKII hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Dặn HS làm thử bài luyện tập
Toán: Tiết 47
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số tự nhiên có đến sáu chữ số.
-Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
-Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy toán.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt độn ... êu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
Yêu cầu HS làm vở .2 HS lên bảng làm .
4. Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
- Nghe và rút kinh nghiệm .
- HS nhắc lại .
- Nêu cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Một HS lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con
- Một HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm bài b/c 
- Cả lớp cùng chữa bài.
- Nắm cách nhân.
- 1HS nêu.
- HS thực hiện b/c theo hai dãy 2HS lên bảng làm . VD:
a/ 341231 102426
 x 2 x 5
 682462 512130
- Cả lớp cùng chữa bài
- 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi .
- Nêu yêu cầu của bài
- HS nêu
- Tự làm bài vào vở, một HS lên bảng làm.
a/ 321475 + 423507 x 2=
 321475 + 847014 = 1168489
- Hs lắng nghe
	TVTC: ÔN TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học :
 - HS nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường 1 bức thư.
 - Luyện kĩ năng viết thư, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 - Củng cố kĩ năng viết thư : HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành . 
 - Bức thư đúng thể thức ( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư )
B. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết sẵn yêu cầu bài tập 1.
C. Các hoạt động dạy - học : 
 I-Kiểm tra bài cũ : 
 + Đọc đoạn văn trong bài : Điều ước của vua Mi - đát. ( 3-4 HS )
 ? Vua Mi-đát ước muốn điều gì ?
 ? Vua Mi-đát thực hiện điều ước và sợ hãi ntn?
 + GV nhận xột + cho điểm.
 + Củng cố nội dung bài cũ.
 II-Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Luyện viết :
* Bài tập 1: GV nêu yêu cầu bài tập : Nhớ lại những nội dung đã học về một bức thư ở Tuần 3 (SGK, trang 34) để điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống : 
- GV quan sát HDHS còn lúng túng.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình .
- GV nhận xét + chữa bài , cho điểm.
* Bài tập 2: GV nêu yêu cầu: Dựa vào câu hỏi gợi ý (cột B), hãy lập dàn ý một bức thư ngắn gửi cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
a) Phần đầu thư
b) Phần chính
( Nói với bạn hoặc người thân về ước mơ...)
– Em ước mơ về điều gì tốt đẹp ? (Ước mơ cụ thể, VD : Học giỏi để trở thành nhà bác học, thành kĩ sư, bác sĩ, người thợ giỏi, thành người phi công lái máy bay, Ước mơ có ý nghĩa chung, VD : Cuộc sống hoà bình, hạnh phúc, không có chiến tranh, trẻ em trên thế giới đều được đến trường, được quan tâm chăm sóc,). Em hình dung cụ thể về ước mơ đó như thế nào ?...
– Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó ? (VD : Học giỏi, chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm rèn luyện,)
c) Phần cuối thư
- Gv chấm 3-4 vở + nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
- Tuyên dương HS viết thư hay, đúng nội dung , yêu cầu.
III- Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại . 
- 1 HS lên bảng làm – Lớp vào vở.
 a) Phần đầu thư : Địa điểm và thời gian viết thư; //lời thưa gửi.
 b) Phần chính của thư : Nêu mục đích, lí do viết thư ; thăm hỏi tình hình của người nhận thư ; thông báo tình hình của người viết thư ; nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
 c) Phần cuối thư : Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn ; chữ kí và tên hoặc họ, tên.
- 2-3 đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét , bổ sung cho bài làm của bạn .
- HS nhắc lại yêu cầu.
- 1-2 HS đọc gợi ý bài tập 2.
- HS làm bài vào vở.
+ Tham khảo:
Quảng Bình, ngày 14 - 5 - 2010
Nga thân mến !
 Hôm qua, Hà rất vui khi nhận được thư Nga. Tối nay, Hà viết thư thăm Nga đây. Được biết gia đình Nga mạnh khoẻ, Hà mừng lắm. Nga muốn Hà kể nhiều chuyện cho Nga nghe nhưng tình hình học tập của Hà vẫn chưa có gì mới. Hay là, Hà kể cho Nga biết ước mơ của Hà nhé ! 
 Hè vừa qua, Hà được bố mẹ cho đi tàu hoả ra Thủ đô Hà Nội. Ngồi trên con tàu Thống Nhất, suốt dọc đường có biết bao cảnh đẹp và những điều thú vị. Được gặp chú lái tàu vui tính và chuyện trò với chú, Hà ước mơ lớn lên sẽ trở thành người lái tàu thật giỏi. Có đêm, Hà nằm mơ thấy mình đang lái con tàu băng băng trên đường sắt, qua những miền quê của Tổ quốc. Nào là cánh đồng lúa chín vàng đẹp như tấm thảm, nào là dòng sông uốn khúc quanh co, những ngọn núi xa xa nhấp nhô như làn sóng biển, Rất nhiều người đi trên con tàu do chính tay Hà điều khiển cũng say mê ngắm nhìn cảnh đẹp. Nga thấy ước mơ của Hà thế nào ? Hình như chưa có người lái tàu là nữ nhưng nếu Hà quyết tâm học tập để lớn lên trở thành người lái tàu thật giỏi thì cũng được chứ sao.
 Chúc Nga luôn học giỏi và có những ước mơ đẹp. Hà mong có ngày Nga đi trên chuyến tàu do chính tay Hà lái, đi suốt từ Nam ra Bắc để được thấy đất nước Việt Nam mỉnh thật đáng tuyệt vời và tự hào biết mấy. 
	 Bạn thân	 (Chữ kí : Hà)
 Hồng Hà
- 2-3 HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét bổ sung, góp ý cho bạn.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết thưu hay nhất .
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau : luyện viết.
Chính tả: Tiết 10
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 7)
( Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I- Đọc hiểu)
Thứ 6 ngày 1 tháng 11 năm 2013
	Tập làm văn : Tiết 20
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 8)
( Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I – Viết)
	Toán: Tiết 50
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
-Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2(a,b) . HS giỏi thêm làm các bài tập còn lại
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng phần b bài học
III.Các hoạt động dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng phần b bài học
Hoạt đông GV
Hoạt đông HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Em hãy nêu cách nhân với số có một chữ số.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.
b/ Hướng dẫn:So sánh giá trị của 2 biểu thức
- Viết phần a( bài học) lên bảng. 
-Yêu cầu HS tính kết quả và so sánh kết quả của 2 phép tính.
 7 x5 = 5 x7
- Đưa bảng phụ đã viết phần b.
yêu cầu HS so sánh các giá trị đó
KL: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi : Đó là tính chất giao hoán của phép nhân
c/ Thực hành
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: 
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để điền nhanh kết quả
Bài 2: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- HD HS nhận xét các phép tính.
-Gọi 4 em lên bảng làm bài . Cả lớp làm bảng con .
-Nhận xét , sửa sai 
4.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc lại nội dung tiết học.
 - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS nêu cách nhân.
- 2HS nhắc lại .
-HS theo dõi , nắm yêu cầu .
- HS tính và nêu kết quả của phép tính 
- So sánh kết quả: 7 x5 và 5 x7 đều bằng 35
- So sánh giá trị của các biểu thức trong mỗi trường hợp, rút ra nhận xét.
 a x b = b x a
- Một số em nhắc lại .
- 2 HS nêu.
-Một HS nêu cách thực hiện
- Tìm kết quả dưới hình thức trò chơi tiếp sức.
a/ 4 x6 = 6 x 4 b/ 3 x 5 = 5 x 3
 207 x 7 = 7 x 207; 2138 x 9= 9 x 2138
- 2 HS nêu
-Nhận xét về các phép tính
- 4 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con.
a/ 1357 x5=6785
 7 x853 = 5971
 40263 x 7 = 281841
 5 x 1326 = 6630
- Cả lớp cùng nhận xét , sửa sai
- Nhận xét , chốt kết quả đúng .
TOÁN TC
 Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Thực hiện các phép tính cộng trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số 
Giải các bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó 
II/ Đồ dùng:
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 
II/ Các hoạt động dạy học: 
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng (nếu chưa xong)
HS làm bài tập củng cố vào vở Toán 
Bài 1 :
- Gọi HS lên sửa bài.
- Nhận xét
Bài 2 :
- Gọi HS lên sửa bài.
- Nhận xét
Bài 3 :
HS đọc yêu cầu
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
GV cho học sinh thảo luận nhóm
HS nhận xét 
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Chấm vở- Nhận xét.
- GV chữa bài ở bảng.
- Nhận xét tiết học.
Bài 1: Đặt tính 
12457 +457873 
 ..............................
...............................
...............................
40210 – 268756
.............................
..............................
.............................
803456–597654 
..............................
...............................
...............................
49780 + 724564
..............................
...............................
...............................
Bài 2: Tìm y
a) 12345 – y : 5 = 8260 
.............................................................
..........................................................
...........................................................
b) (y + 217) x 4 = 936
.............................................................
..........................................................
...........................................................
Bài 3: HS lớp 4A xếp thành 4 hàng thì mỗi hàng có 9 em. Biết số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 4 em. Tính số HS nam, số HS nữ của lớp 4A
Bài giải :
.....................................................................
......................................................................
....................................................................
.......................................................................
.....................................................................
...................................................................
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 10
I) Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần 11
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II) Chuẩn bị:
-Nội dung sinh hoạt
III)Các hoạt động dạy và học:
1) Đánh giá các hoạt động tuần qua:
- Đa số học sinh ngoan ngoãn, chuyên cần.
- Học sinh biết lễ phép, đoàn kết với bạn bè, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
-Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè.
.+ Về nề nếp và chuyên cần: cả lớp đều duy trì và thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên trong giờ học vẫn còn một số em hay nói chuyện riêng 
Về học tập: Một số em tinh thần học bài và làm bài ở nhà chưa tự giác
 -Đa số các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
-Kiểm tra bài 15 phút đầu giờ các em làm khá tốt.
-Một số em có tiến bộ chữ viết.
2/.Các hoạt động khác:
-Tham gia giữ vở sạch viết chữ đẹp còn hạn chế, nhiều em chữ viết còn xấu, trình bày cẩu thả,nhắc nhở thường xuyên nhưng tiến bộ chậm .
- Tham gia đóng góp còn chậm .
3. Kế hoạch tuần 11
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Học bài, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
+ Tham gia ủng hộ tháng vì người nghèo:

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 T10 DUYEN.doc