Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 14 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 14 năm 2013

KHOA HỌC

Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN N¬ƯỚC

I. MỤC TIÊU:

- Nêu đ¬ược một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước : phải vệ sinh xung quanh nguồn nước ; làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

- Vận dụng các biện pháp để bảo vệ nguồn nước

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực hiện.

- HSKT : Nêu được 1 biện pháp bảo vệ nguồn nước đơn giản

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV + HS: Tranh ảnh về bảo vệ nguồn nước.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 14 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
( Từ ngày 3/12 đến 7/12năm 2012)
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 4 tháng 12 năm 2012
 KHOA HỌC
Tiết 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước : phải vệ sinh xung quanh nguồn nước ; làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. 
- Vận dụng các biện pháp để bảo vệ nguồn nước 
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực hiện.
- HSKT : Nêu được 1 biện pháp bảo vệ nguồn nước đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV + HS: Tranh ảnh về bảo vệ nguồn nước. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
“Một số cách làm sạch nước”
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút) 
a) Những biện pháp bảo vệ nguồn 
nước: 
- Hình 1, 2 Không nên làm
- Hình 3, 4, 5, 6 nên làm
- Quét dọn sân giếng, không vứt rác ra sông, đi đường thấy vỏ chai thuốc trừ sâu em nhặt gọn một chỗ rồi đem chôn.
b) Để bảo vệ nguồn nước cần: 
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, đường ống
+ Xây dựng nhà tiêu xa nguồn nước
+ Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước
c) Trò chơi: Thi tuyên truyền giỏi
* Nước là tài nguyên quý mà thiên nhiên ban tặng. Mọi người cần có ý thức chung bảo vệ tốt nguồn nước. 
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
 +Tại sao chúng ta phải đun nước khi uống? 
- HS: 2 em trả lời miệng 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá. 
- GV: Giới thiệu bài dẫn dắt từ bài cũ.
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành. 
- HS: Quay nhóm quan sát các hình thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ.
+ Theo em, việc đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- HS: Đại diện các nhóm nêu ý kiến, giải thích
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS : Nêu những việc mình đã và sẽ làm để bảo vệ nguồn nước ( nhiều em nêu)
- GV : chốt
- GV : Nêu yêu cầu, cách tiến hành, 
- HS : Thảo luận, đóng vai vận động mọi 
người trong gia đình bảo vệ nguồn nước
- HS + GV: Cả lớp cùng nhận xét đánh giá
- HS: 3 em đọc nội dung bài. 
- GV : Nhận xét tiết học, dặn HS học thuộc bài chuẩn bị tiết Tiết kiệm nước.
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 6 tháng 12 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. 
- Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, pháp luật và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn thành quả của những người dân lao động. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV + HS: Tranh ảnh, tư liệu thời nhà Trần. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) 
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
2. Nội dung bài : ( 35 phút) 
a) Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: 
- Nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn. Nhà Trần xây dựng và bảo vệ đất nước.
b) Nhà trần xây dựng đất nước :
 Bộ máy nhà nước thời nhà Trần : 
Vua - quan - phủ - lộ - châu huyện - xã
*Nhà Trần xây dựng lực lượng quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu, lập thêm hà đê sứ để trông coi bảo vệ đê điều.
c) Những thành quả nhà Trần đã dạt được : Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
3. Củng cố - dặn dò: ( 2 phút) 
 Nhà trần và việc đắp đê
- GV : Nêu yêu cầu kiểm tra.
- HS : 2 em trả lời miệng 
- HS + GV : Nhận xét, đámh giá. 
- GV: Giới thiệu bài dẫn dắt từ bài truớc 
- GV: Nêu yêu cầu cách thức tiến hành.
- HS: 2 em đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi: + Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
- HS: Trả lời miệng 
-HS + GV: Nhận xét, bổ sung.
- HS : 2 em điền sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần và Trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội?
+Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?
- HS : 2 em lên bảng hoàn thành sơ đồ và trả lời câu hỏi- nhận xét 
GV : Tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần quan hệ giữa vua, quan, và dân rất gần gũi thân mật?
- HS : 2 em trả lời miệng 
- HS +GV : Nhận xét, bổ sung
- HS : 2 em đọc nội dung bài học
- GV : Nhận xét tiết học, dặn dò 
KHOA HỌC
Tiết 29:TIẾT KIỆM NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
- HS kể được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Hiểu được ý nghĩa của của việc tiết kiệm nước.
- Luôn có ý thức tiết kiệm nước, vận động mọi người cùng thực hiện.
- HSKT: Biết kể một số việc nên làm để tiết kiệm nước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	- GV + HS: Các tranh, ảnh minh hoạ về tiết kiệm nước. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 Bảo vệ nguồn nước
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước 
- Các tranh 1, 3, 5 là những việc nrrn làm vì đó là các hành động có ý thức tiết kiệm nước.
- Các tranh còn lại là không nên làm vì sử dụng nước lãng phí. 
*Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai.
b) Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước: 
 KL: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, nhà nước phải tốn nhiều tiền của để xây dựng, nhiều nơi vãn chưa có nước sạch để dùng. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước để bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- Tiết kiệm nước và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- “ Làm thế nào để biết có không khí”
- GV: Nêu câu hỏi: Để giữ nguồn tài nguyên chúng ta cần làm gì? - HS: 2 em trả lời miệng.
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá. 
- GV: Giới thiệu bài dẫn dắt từ bài cũ
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành 
- HS: Quan sát tranh minh họa SGK, trao đổi, thảo luận 4 nhóm( Mỗi nhóm thảo luận 2 hình vẽ) và trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ?
+ Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- HS: Đại diện nhóm trình bày ý kiến. – - HS + GV: Nêu nhận xét, bổ sung 
- GV: Nêu kết luận. 
- HS : Quan sát hình 7- 8 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hình vẽ b. trong 2 hình ?
+ Bạn Nam ở hình 7 a nên làm gì, Vì sao?
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
- HS: 3 em nêu ý kiến phát biểu
- HS + GV: Nêu nhận xét, bổ sung 
- GV: Nêu kết luận. 
- HS: 2 em đọc nội dung ghi nhớ 
- GV: nhận xét tiết học, dặn thực hiện và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÌM HIỂU VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết quê hương, đất nước và những người con anh hùng của quê hương Việt Nam . Từng bước phát triển sự hiểu biết của HS làm phong phú thêm vốn tri thức ở các em.
 	 - Từng bước hình thành ở các em kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp..
 	 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV + HS: : Tranh ảnh, câu chuyện có liên quan đến cảnh đẹp quê hương 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Ổn định lớp. (2 phút) 
B. các hoạt động .
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung hoạt động: (35 phút) 
a) Tìm hiểu về đất nước con người VN
- Tìm hiểu về đất nướcViệt Nam 
+Truyền thống lịch sử của dân tộc VN
+ Các di tích lịch sử 
+Các danh lam thắng cảnh ... 
- Tìm hiểu những anh hùng ở địa phương em
+ Các gia đình thương binh, liệt sĩ
+ Các bà mẹ Việt Nam anh hùng... 
b) Thi nói về cảnh đẹp quê hương 
- Em nói về quê hương em
- Tham gia các hoạt động làm đẹp trường, sạch lớp.làm sạch đẹp làng xóm nơi em sinh sống. 
3. củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV : ổn định trật tự lớp
- GV : Giới thiệu nội dung yêu cầu.
- HS : Nêu những hiểu biết cá nhân về đất nước, con người Việt Nam
- HS : Dựa vào sự hiểu biết và các bài học về lịch sử để nêu ý kiến. 
- HS +GV : Nhận xét, bổ sung. 
- GV : Yêu cầu HS : nêu những hiểu biết về quê hương của em.
- HS: Thảo luận nhóm đôi 
- HS: Thi nói về quê hương mình.
- HS: Hát, đọc thơ ca ngợi quê hương 
- GV: Em có trách nhiệm gì xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh hơn? 
- GV: Phát động HS thi vẽ tranh về quê hương của em 
- HS + GV: nhận xét , bình chọn tranh đẹp có nội dung, ý tưởng hay 
- GV: Nêu yêu cầu chia nhóm để các em tham gia làm về sinh lớp học 
- GV: Quan sát, nhắc nhở
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò HS
Dạy chiều:
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 14: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo đối với học sinh 
- Nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục HS lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo 
- HSKT: Biết kính trọng lễ phép với thầy cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV:Bảng phụ ghi BT2, 
- HS: 3 tấm bìa giấy màu xanh, đỏ, vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34phút) 
a) Xử lý tình huống: 
* Các thầy cô giáo dạy dỗ các em những điều hay, tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
b) Thế nào là biết ơn thầy cô giáo? 
* Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng thầy cô; tranh 3 việc làm của các bạn cha thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.
c) Hành động nào đúng? 
* Đúng: 1, 2, 4, 5
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
 Thực hành biết ơn thầy cô giáo.
- GV: nêu yêu cầu kiểm tra. 
- HS: 2 em nêu những việc làm cụ thể hàng ngày thể hiện lòng hiếu thảo. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bằng lời, ghi đầu bài. 
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành. 
- HS: Quay nhóm trao đổi , thảo luận theo nhóm dự đoán các cách ứng sử có thể xảy ra 
- HS: Nêu lựa chọn cách ứng sử, trình bày lí do lựa chọn. 
- HS + GV: Nhận xét, kết luận.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS: Thảo luận nhóm đôi bài tập 1
- HS: 2 em đại diện lên bảng chữa bài 
- HS + GV: Nêu nhận xét, kết luận.
- GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 2, nêu yêu cầu, cách thức tiến hành. 
- HS: Nhận xét hành động đúng, sai và giải thích.
- HS: Giơ giấy màu đỏ là hành động đúng, màu xanh nếu hành động sai
- GV: Nhận chốt KQ đúng:
- HS: 2 em đọc nội dung ghi nhớ 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2012
ĐỊA LÍ
Tiết 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa là vựa lúa lớn tíư hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả sứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Quan sát tranh ảnh, bảng số liệu nêu nhận xét về đồng bằng bắc bộ.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
- HSKT: Nêu được 2 hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng BB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
 	- HS: Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Chỉ vị trí của sông Hồng trên bản đồ Địa lí Việt Nam
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
 - Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm.
- Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc
- Rất vất vả
b) Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
- Kéo dài từ 3 đến 4 tháng,....
- Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông( ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,...)
Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và 1 số loại cây khác bị chết
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra
- HS: 2 em lên bảng chỉ trên bản đồ 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Giới thiệu qua tranh, ảnh sưu tầm
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành.
- HS: Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi:
 + Đồng bằng BB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của nước ta?
 - HS: Nêu ý kiến phát biểu
- HS + GV: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành.
- HS: Đọc mục 2 , bảng số liệu và kiến thức của bản thân nêu nhận xét: 
 +Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ có...... tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
 + Nhiệt độ thấp về mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 
- HS: Kể tên 1 số loại rau , quả ....
- HS: Trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung, liên hệ.
- GV: Giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với đồng bằng Bắc Bộ. 
- GV: Nhận xét chung giờ học. Dặn dò HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 15
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2012
Xác nhận của tổ chuyên môn:
Ngày 3 tháng 12 năm 2012
..
...
...
...
.
.
....
....
...

Tài liệu đính kèm:

  • docCM Tuần 15(2012-2013).doc