Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 16

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 16

TUẦN 16

(Từ ngày 10/12 đến 14/12năm 2012)

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2012

KHOA HỌC

Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết tự làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. .

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, nêu nhận xét các thí nghiệm.

 - Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản.

 - HSKT: Biết tham gia cùng các bạn để làm thí nghiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 - GV: Hình minh hoạ( trang 62-63 SGK)

 - HS: Một số đồ để làm thí nghiệm( túi ni lông, bóng bay )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
(Từ ngày 10/12 đến 14/12năm 2012)
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2012
KHOA HỌC
Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
I. MỤC TIÊU:
 	- HS biết tự làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. .
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, nêu nhận xét các thí nghiệm. 
 	- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản.
	- HSKT: Biết tham gia cùng các bạn để làm thí nghiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	- GV: Hình minh hoạ( trang 62-63 SGK)
 	- HS: Một số đồ để làm thí nghiệm( túi ni lông, bóng bay) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
Tiết kiệm nước
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (35 phút) 
 a) Không khí có ở xung quanh ta: 
- Không khí đã làm cho túi ni lông căng phồng ra. 
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. 
* Không khí có ở mọi nơi xung quanh chúng ta.
b) Không khí có ở xung quanh mọi vật
 - Lấy kim đục thủng túi ni lông ta thấy túi sẹp dần. Để tay vào lỗ thủng ta thấy mát .... 
3. Củng cố - dặn dò: (1 phút) chuẩn bị 3 quả bóng có hình dạng khác nhau
- HS: 2 em trả lời miệng câu hỏi:
+ Vì sao phải tiết kiệm nước?
+ Nêu những việc em dã làm để tiết kiệm nước?
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời- ghi đầu bài
- GV: Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành
- HS : 2 em cầm túi ni lông chạy dọc lớp rồi lấy chun buộc miệng túi lại.
- HS : Cả lớp quan sát các túi trả lời :
+ Cái gì làm cho túi căng phồng ?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
- HS: Các nhóm nêu kết quả, nhận xét.
- GV: Nhận xét và kết luận. 
- GV: Nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm 
- HS : Các nhóm làm thí nghiệm như SGK và trả lời câu hỏi ; nêu nhận xét qua thí nghiệm - HS: Tự làm thí N 2,3 trang 63 rồi nhận xét
- GV: kết luận
- HS: 2 em đọc nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 13 tháng 12 năm 2012
LỊCH SỬ
Tiết 15 : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phòng lụt: lập hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn đến các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
 	- Giáo dục HS ý thức bảo vệ đê điều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Tranh SGK; 	- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
Nhà Trần thành lập
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33phút) 
a, Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta: 
- Truyện ” Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
- Cơn bão số 6, số 9...năm 2010
b, Nhà Trần tổ chức việc đắp đê: 
- Đặt chức quan Hà đê sứ
- Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê
- hàng năm con trai từ 18 tuổi trở lên phải tham gia
- các vua Trần cũng tự mình trông coi việc đắp đê.
c, Kết quả việc đắp đê của nhà Trần: 
- Đê được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông khác ở ĐBBB và Trung Bộ.
- Giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no
3. Củng cố - dặn dò: (2phút)
” cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông Nguyên”
 - GV hỏi: + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trần có những việc làm gì để củng cố đất nước?
- GV: dẫn dắt từ bài trước, cho HS quan sát tranh SGK
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi SGK
+ nêu cảnh lụt lội mà em biết?
- Các nhóm nêu kết quả, nhận xét.
- GV chốt:
- HS: đọc SGK, thảo luận 4 nhóm TLCH: 
- Đại diện nhóm lên bảng ghi những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống bão lụt.
- Cả lớp nhận xét
- GV KL:
- HS đọc SGK và TLCH :
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống ND ta?
- GV KL:
- 3HS: đọc phần ghi nhớ ( SGK) 
- GV: nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau
KHOA HỌC
Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU:
 	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và dãn ra.
 - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - GV: Hình trang 64 - 65.
 - HS: chuẩn bị theo nhóm: Bóng bay, bơm kim tiêm...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
” Làm thế nào để biết có không khí?”
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33phút) 
a, Phát hiện màu, mùi, vị của KK: 
* KK trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
b, Phát hiện hình dạng của KK: 
* KK không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
c, Tính chất bị dãn ra và nén của KK: 
* KK bị nén lại và giãn ra
3. Củng cố , dặn dò: (2phút) 
Bài: ” Không khí gồm những thành phần nào?”
 - HS: nêu VD chứng tỏ không khí ở xung quanh ta, và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
- GV: dẫn dắt từ bài trứơc
- GV: cho HS nhìn, nếm, ngửi để nhận biết được tính chất của không khí.
- HS: nêu - nhận xét
- GVKL :
- Các nhóm thổi bóng, mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được.
- Các nhóm nêu kết quả, nhận xét.
- GV KL :
- HS quan sát hình 65
- HS dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm, thả tay ra, nhận xét
- GV KL:
- HS: 3 em đọc mục bạn cần biết 
- HS: nêu VD về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống
- GV: nhận xét tiết học, dặn dò HS
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VĂN NGHỆ CA NGỢI CHÚ BỘ ĐỘI
 I. MỤC TIấU:
 	- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, sưu tầm tranh ảnh với chủ đề ca ngợi chú bộ đội, những người có công với nước 
 	- Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự tin tham gia các hoạt động tập thể
 	- Giáo dục lòng kính yêu các chú bộ đội và những người có công với nước
III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 	- GV : Các bài hát, bài thơ và tranh ảnh về các chú bộ đội
III. Cỏc HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Ổn định tổ chức (2 phút) 
 B. Các hoạt động: 
1. Giới thiệu bài : (1phút
2. Nội dung bài : (35 phút)
a) Văn nghệ về chủ đề ca ngợi chú bộ đội 
- Hát, đọc thơ về chú bộ đội
b) Tìm hiểu về chú bộ đội
 - Tổ chức nghe nói chuyện 
 - Tham quan, giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị bộ đội(Nếu có điều kiện)
- Trả lời các câu hỏi về chú bộ đội. 
3. Củng cố dặn dò : (2 phút) 
- GV: ổn định trật tự lớp
- GV: Giới thiệu nội dung yêu cầu.
- HS: Hát, đọc thơ ca ngợi anh bộ đội 
- HS+GV: Khen ngợi, động viên
- HS: Nêu những hiểu biết về truyền thống của các anh bộ đội
+ Các anh đó có trách nhiệm gì trong việc xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. 
- HS: Thảo luận theo nhóm đôi
- HS: Đại diện nhóm nêu ý kiến
- HS: Thi trả lời câu hỏi về anh bộ đội
- HS: Trưng bày tranh theo nhóm 
- HS+GV: Nhận xét , bình chọn trang bỏo đẹp có nội dung, ý tửơng hay 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS
Dạy chiều
ĐẠO ĐỨC
Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO(tiết 2) 
I. MỤC TIấU:
 - Giúp HS củng cố về ý thức vâng lời và giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp với khả năng của bản thân.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn với các thầy cô giáo.
- Phê phán nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS.
- HSKT: Biết vâng lời thầy cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - GV: Phiếu học nhúm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 ”Biết ơn thầy cô giáo”
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút)
* Bài tập 5(SGK- 23)
VD: Không thầy đố mày làm nên.......
- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gi?
* Bài tập 3 ,4
Kết luận: Các câu chuyện các em vừa được nghe đều thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn của HS đối với thầy cô giáo 
* Tình huống: Sắm vai xử lí tình huống
* KL: Việc làm của các em thể hiện kính trọng và biết ơn thầy cô giáo....
3. Củng cố - dặn dò: (2phút) 
”Yêu lao động”
- HS: 2 em đọc mục ghi nhớ
 + Nêu những việc là thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo?
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Giới thiệu bài dẫn từ bài cũ
- HS: Nêu yêu cầu của bài tập 
- HS: Cả lớp viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ, bài hát vào phiếu, tên các chuyện kể vào tờ giấy khác và ghi tên kỉ niệm khó quên
- HS: Các nhóm nêu kết quả
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nêu yêu cầu thi kể chuyện 
- HS: Kể trong nhóm câu chuyện mình sưu tầm dược, hoặc kỉ niệm của mình về thầy cô.
- HS: Đại diện kể trước lớp,
- GV: Nêu nhận xét, đánh giá. 
- GV: Nêu tình huống (2-3) tình huống, các nhóm sắm vai thể hiện
- HS: Cả lớp nêu cách xử lí tình huống 
- GV: Nhận xétvà kết luận. 
- GV: nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị bài sau: 
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012
ĐỊA LÍ
Tiết 15: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tiếp)
I. MỤC TIấU:
 	- Trỡnh bày được đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm. Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 	- GV+HS: Tranh, ảnh về nghề thủ công và chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - Kể tên một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
 - Người dân ở đồng bằng BB có hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn,...
- Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh. (đồ gỗ ở Đông Kị Bắc Ninh; chạm bạc Đồng Sâm,...)
- Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
- Nhào đất( đất sét) - > tạo dáng - > Phơi gốm - > Vẽ hoa văn - > Tráng men - > Nung gốm - > sản phẩm gốm.
b) Chợ phiên
- Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất ở địa phương. Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- HS: Phát biểu
- HS+GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Giới thiệu qua tranh, ảnh sưu tầm
- GV : Nêu yêu cầu, cách thức tiến hành
- HS: Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết, đọc mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi:
- GV: Nêu nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ..
- GV: Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.
- HS: Nêu thứ tự tạo ra sản phẩm gốm.
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân 
- HS+GV: Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
- HS: Đọc mục 4 SGK và kiến thức của bản thân & tranh ảnh sưu tầm được thảo luận theo gợi ý:
 + Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?(hoật động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ)
- HS: Mô tả về chợ(đựa vào tranh, ảnh)
+ Chợ nhiều người hay ít người?
+ Trong chợ có những hàng hóa nào?
- HS: Trao đổi nhóm đôi, phát biểu 
- HS+GV: Nhận xét, bổ sung, liên hệ.
- GV: Nhận xét chung giờ học.
HS: Học bài ở nhà, chuẩn bị bài 16
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2012
Duyệt của tổ chuyên môn:
Ngày 10 tháng 12 năm 2012
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ(TUẦN 16)
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
 	- HS được tìm hiểu về những con người anh hùng, về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
 - Hiểu được những hy sinh của các anh hùng đối với đất nước.
 - Giáo dục lòng kính yêu đối với các thế hệ cha anh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Tranh ảnh về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33phút) 
a, Tìm hiểu về những con người anh hùng của quê hương, đất nước:
 - Tổ chức nghe nói chuyện 
b, Cảnh đẹp quê hương :
- Đập Đồng Chanh
- Chùa Tiên ở Đá Bạc
c, Chăm sóc, làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ :
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
 - GV : Ổn định lớp.
- Lớp trưởng kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV : nêu yêu cầu của tiết học hoạt động ngoài giờ. Cách thức tổ chức.
- HS : chuẩn bị một số câu hỏi để giao 
lưu tìm hiểu về những con người anh hùng của quê hương đất nước,
- HS : kể tên cảnh đẹp của quê hương mình 
- HS+GV: nhận xét bổ sung; tìm hiểu các cảnh đẹp đó qua ảnh chụp và qua lời kể
-GV: dẫn HS đến thăm nghĩa trang liệt sĩ, giới thiệu và hướng dẫn các em quét dọn; kể cho các em nghe về các gương anh hùng liệt sĩ.
- HS+GV: hệ thống ND bài.
- GV: nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docThành CM Tuần 16.doc