Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 8 - Nguyễn Thị Thanh Hà

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 8 - Nguyễn Thị Thanh Hà

Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2013

Tập đọc NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I .Yêu cầu cần đạt :

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh họa bài tập đọc SGK. Bảng phụ.

 

doc 37 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 8 - Nguyễn Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 08
( Từ ngày 07/10- 11/10-2013)
Thứ
 Ngày 
 Môn học
 Tên bài dạy 
 2
 07/09
HĐTT
Chào cờ tuần 8
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ 
Toán
Luyện tập 
Lịch sử 
Ôn tập 
Chiều 
Khoa học
Bạn sẽ thấy thế nào khi bị bệnh? 
 3
 08/10
Thể dục
Bài 15
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài 
Toán 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh 
Chiều 
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của (T2) Đ/C Hà dạy 
4
 09/10
Tập đọc 
Đôi giày ba ta màu xanh 
Toán
 Luyện tập
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện 
Chính tả
Nghe – viết : Trung thu độc lập 
 5
 10/10
Chiều 
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
Toán
Luyện tập chung
Thể dục
Bài 16
Ôn TV 
Soạn sổ chiều 
 6
 11/10
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện 
Toán 
 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
LS& Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 
HĐTT
Chủ điểm 2- Hoạt động 3. ATGT: Bài 3
=====================o0o=========================
Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tập đọc NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I .Yêu cầu cần đạt :
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh minh họa bài tập đọc SGK. Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A)Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra hai nhóm học sinh phân vai đọc và trả lời câu hỏi
- Giáo nhận xét – ghi điểm
B) Dạy bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ
 2.2/ Luyện đọc: 	
- Gọi một hs khá đọc bài
- HD cách đọc mỗi khổ
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp các khổ thơ
- Tìm từ khó đọc?
- Câu khó: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kết hợp rèn cách ngắt nhịp các câu thơ: Chớp mắt/Tha hồ/.Hoá trái bom/
- Yêu cầu hs đọc nt lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu học sinh từng đoạn trong bài theo nhóm đôi 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui
 3/ Tìm hiểu bài:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
+ Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
+ Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ?
- Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét, chốt lại, nêu nội dung của bài.
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
4/ Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 1, 2 khổ thơ
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp
- Nhận xét, góp ý, bình chọn	 
 C/ Củng cố - dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Đôi giày ba ta màu xanh
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hai nhóm học sinh đọc phân vai và trả lời câu hỏi 
- 1 hs đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài.
+ Phép lạ, chén ngọt lành, lặn, trái ngon, bi tròn, 
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ và đọc phần chú giải ở cuối bài
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp chú ý theo dõi, phát hiện giọng đọc.
- Học sinh đọc thầm và trả lời:
 + Câu : Nếu chúng mình có phép lạ.
 + Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết
 Khổ 1: Cây mau lớn để cho quả.
 Khổ 2: Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
 Khổ 3: Trái đất không còn mùa đông.
 Khổ 4: Trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
 + Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giời hoà bình.
 + Học sinh đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu 
Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- Học sinh theo dõi 
- Học thuộc 1, 2 khổ thơ 
- Học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp
=============================================
Toán: LUYỆN TẬP
I .Yêu cầu cần đạt :
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
 Bài 1 (b);Bài 2 (dòng 1,2); Bài 4 (a)
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng con, Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức: 
 20 + 35 + 45 75 + 25 + 50
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 	
Bài tập 1: (làm câu b tại lớp bảng con)
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- Lưu ý HSYK khi cộng nhiều số hạng 
Hoặc HD học sinh dây chuyền sau đó ghi kết quả vào 
Bài tập 2: (câu a và b làm 2 phép tính đầu)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- GV: Các em dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
GV củng cố HS dựa vào tính chất kết hợp để tạo ra số tròn chục, trăm, nghìn
Bài tập 4: (làm tại lớp câu a)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
3/ Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-2 học sinh lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính tổng 
- Cả lớp làm bài vào bảng con
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652
 49 672 123 879
- Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
- HS: Dựa vào tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4)+ 78 
 = 100 + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79)
 = 67 + 100 = 167
408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 
 = 500 + 85 = 585.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải
 a/ Số dân xã đó tăng thêm trong hai năm là:
 79 + 71 = 150 (người)
b/Sau hai năm số dân xã đó có tất cả là:
 5256 + 150 = 5406 (người)
 Đáp số: a/ 150 người
 b/ 5406 người
=====================================================
Lịch sử: ÔN TẬP 
I .Yêu cầu cần đạt :
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài đến bài 5.
+ Khoảng năm 700 TCN đến 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về.
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng & trục thời gian.Một số tranh, ảnh bản đồ, lược đồ. 
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng nêu diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Ôn tập
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản giấy lớn và các thẻ ghi nội dung của mỗi giai đoạn, các nhóm HS thi đua gắn thẻ lên mỗi giai đoạn.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo trục thời gian lên bảng yêu cầu HS ghi các sự kiện lịch sử tiêu biểu theo mốc thời gian.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, chốt lại nội dung chính
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ ghi lại các sự kiện tương ứng:
 Nói về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng học sinh nhận xét, tuyên dương
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Học sinh trả lời trước lớp
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét
- Học sinh các nhóm thảo luận chọn thẻ biểu diễn thời gian từng giai đoạn lịch sử
- Đại diện nhóm thi đua lên bảng gắn
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu
+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang ra đời.
+ Năm 179TCN Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc.
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Đại diện các nhóm trình bày và ghi lại các sự kiện tương ứng
theo dõi nhận xét.
 + Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang: Nghề chính của họ là nghề nông. Họ trồng lúa, rau, dưa, cây ăn quả, đay gai,trồng dâu nuôi tằm. Họ biết đúc đồng làm vũ khí. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn. Lễ hội tổ chức vào mùa xuân
+ Nguyên nhân: Nhân dân ta bị áp bức, bóc lột tàn bạo, do căm thù giặc sâu sắc.
+ Kết quả: Chưa đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ lần đầu tiên nhân dân ta giành và giữ được độc lập trong hơn ba năm.
 + Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch đằng đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Nhận xét, bổ sung
=====================================================
 Khoa học: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I .Yêu cầu cần đạt :
 - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi,đau bụng, nôn, sốt,...
- Biết nói với cha mẹ,người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 
 KNS : Tự nhận thức. Tìm kiếm sự giúp đỡ.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK.Phiếu ghi các tình huống.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
2) Dạy bài mới:	
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành trang 32 SGK
Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ 
- Yêu cầu từng HS lần lượt sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 thành 3 câu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại các bạn trong nhóm. 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Học sinh đại diện trình bày trước lớp
- GV lưu ý yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh (đau răng, đau bụng, sốt) thì Hùng cảm thấy thế nào?
- Giáo viên đặt câu hỏi  ... 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian 
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến. 
 + Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại
*********************************************
Toán : GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I .Yêu cầu cần đạt 
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc trù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc bằng ê ke)
Bài 1 ; Bài 2 ( chọn 1 trong 3 ý )
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Ê – ke .Bảng vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.
III/ Các hoạt động dạy – học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh làm bằng cách thuận tiện nhất: 94 + 85 + 6 + 5
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 	
 a) Góc nhọn:
GV phát cho HS giấy có vẽ sẵn các hình.
GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB và chỉ cho HS biết: Đây là một góc nhọn.
 + Hãy đọc tên góc, đỉnh, cạnh của góc?
 + Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc AOB nhận xét?
GV khẳng định: góc nhọn bé hơn góc vuông.
b) Góc tù:
GV vẽ tiếp một góc khác lên bảng. Hỏi HS: đây có phải là góc nhọn không? 
Làm thế nào để biết đây không phải là góc nhọn? 
 + Góc tù so với góc vuông thì thế nào? 
- Giáo viên kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông.
c) Góc bẹt:
Tương tự giới thiệu góc bẹt.
GV vẽ góc bẹt COD yêu cầu học sinh quan sát nêu tên đỉnh cạnh.
Yêu cầu HS dùng ê ke để đo góc và nêu nhận xét:
- Giáo viên khẳng định: Góc bẹt bằng hai góc vuông.
Yêu cầu HS so sánh góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn với nhau.
Trong các góc đã học góc nào lớn nhất?
 3/ Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
Bài tập 2: (chọn 1 trong 3 ý)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
 3/ Củng cố - dặn dò:	
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh làm bài và nêu cách làm
- Học sinh dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn và nêu nhận xét.
+ Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
+ Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS dùng ê ke đo góc và nhận xét: đây không phải là góc nhọn .
- Góc này lớn hơn một góc vuông.
+ Góc tù lớn hơn góc vuông.
- Vài học sinh nêu lại
- Học sinh theo dõi
HS nêu : Góc COB có đỉnh O cạnh OD,OC.
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Vài học sinh nêu lại
- Góc nhọn bé hơn góc vuông.Góc tù lớn hơn góc vuông.Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- HS đọc yêu cầu của bài
HĐ nhóm đôi
- Học sinh quan sát SGK và làm bài 
- Học sinh nêu kết quả trước lớp.
 + MAN, UDV: góc nhọn.
 + ICK: góc vuông.
 + PBQ, GOH : góc tù.
 + XEY : góc bẹt.
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh nêu kết quả trước lớp
+Hình tam giác có ba góc nhọn: ABC.
+Hình tam giác có 1 góc vuông:DEG.
+ Hình tam giác có 1 góc tù: MNP
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
***********************************************
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh viết 5 tên người, tên địa lí nước ngoài trong 
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm
2) Dạy bài mới: 
Bài 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài 
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Giáo viên chốt lại sau mỗi câu trả lời
Bài tập 2:
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi: 
 Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Bài tập 3:
- Giáo viên hỏi HS: 
 + Từ lầu chỉ cái gì?
 + Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
 + Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? 
 + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
 3/ Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở (VBT), phát phiếu cho 3 học sinh làm 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không? 
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- GV gợi ý tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
3/ Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét 
- Vài học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- HS suy nghĩ, trả lời:
+ Học sinh nêu trước lớp
+ Lời của Bác Hồ
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là một từ hay cụm từ hoặc một câu trọn vẹn
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi: 
 + Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời nói trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
 + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh trả lời:
 + Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ. 
 + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
- Học sinh đọc thầm phần Ghi nhớ, 3 HS lần lượt đọc to 
- HS đọc yêu cầu và 1 em làm vào bảng phụ 
- Cả lớp làm bài vào vở (VBT), tìm gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn
 + “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
 + “Em đã nhiều lầnmùi soa”
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng. 
- HS đọc: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau:
- Học sinh theo dõi
- Học sinh tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”
b) gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”,  đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
**********************************************
HĐTT: SINH HOẠT TUẦN 8	
* Tổng kết tuần 8:
- BCS lớp báo cáo hoạt động của tuần 8:
+ Vệ sinh trường lớp. HS thực hiện 5 nhiệm vụ HS.
+ HS có thành tích cao trong học tập. 
+ Tuyên dương HS có nhiều điểm 10 trong tuần.
+ GVCN nhận xét, đánh giá tuần qua.
+Ưu điểm:
+Hạn chế:
* Triển khai kế hoạch tuần 9:
 -BCS lớp tiếp tục theo dõi mọi hoạt động của lớp.
 - Các tổ tiếp tục thi đua học.
- Đôi bạn cùng tiến tiếp tục kèm cặp lẫn nhau.
- Tiếp tục luyện viết cho HS.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
+ GD đạo đức, cho HS .Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Thể dục: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY - T C"NHANH LÊN BẠN ƠI"
1/MỤC TIÊU:
- Học 2 động tác vươn thở và tay. YC bước đấu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài TD phát triển chung
- Trị chơi"Nhanh lên bạn ơi".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2/SÂN TẬP,DỤNG CỤ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi.
3/TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
P2 và hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y cầu bi học.
- Xoay các khớp cổ tay,cổ chân, đầu gối hông.
- Chạy thường quanh sân trường thành một hàng dọc.
- Trò chơi" Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.Cơ bản:
- Học động tác vươn thở.
+Lần 1:GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa phân tích
giảng giải từng nhịp để HS bắt chước.
+Lần 2: GV vừa hơ nhịp chậm vừa quan st nhắc nhở.
+Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.
+Lần 4: GV cho cn sự lớp ln hơ nhịp cho cả lớp tập. 
GV dnh thời gian để sửa sai cho các em.
- Động tác tay:
GV nêu tên động tác, rồi vừa làm mẫu vừa giải thích cho
HS bắt chước.
Tiếp theo cho 1-2 HS tập tốt ra làm mẫu, sau đó GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Trị chơi"Nhanh lên bạn ơi"
GV nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó cho chơi chính thức có phân thắng thua. 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
X X -----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
 r
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cng HS hệ thống bi.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học. Về nhà ôn 2 động tác TD đ học.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
********************************************************
THEÅ DUÏC
Baøi 16: ÑOÄNG TAÙC VÖÔN THÔÛ VAØ TAY
TROØ CHÔI: NHANH LEÂN BAÏN ÔI.
I.Muïc tieâu:
Hoïc hai ñoäng taùc vöôn thôû vaø tay cuûa baøi theå duïc phaùt trieån chung. Yeâu caàu thöïc hieän cô baûn ñuùng ñoäng taùc.
Troø chôi: Nhanh leân baïn ôi – Yeâu caàu tham gia troø chôi töông ñoái chuû ñoäng, nhieät tình.
II. Ñòa ñieåm vaø phöông tieän.
-Veä sinh an toaøn saân tröôøng.
-Coøi, phaán traéng, thöôùc giaây, 4 côø nhoû, coác ñöïng caùt ñeå phuïc vuï troø chôi.
III. Noäi dung vaø Phöông phaùp leân lôùp.
Noäi dung
Thôøi löôïng
Caùch toå chöùc
A.Phaàn môû ñaàu:
-Taäp hôïp lôùp phoå bieán noäi dung baøi hoïc.
-Khôûi ñoäng.
-Troø chôi taïi choã.
B.Phaàn cô baûn.
1)Baøi theå duïc phaùt trieån chung.
-Ñoäng taùc vöôn thôû.
Laàn 1: Neâu teân ñoäng taùc, laøm maãu vaø phaân tích ñoäng taùc, giaûng giaûi töøng nhòp ñeå HS baét chöôùc.
Laàn 2 laøm maãu chaäm vaø phaân tích ñoäng taùc.
Laàn 3: Hoâ cho HS taäp toaøn boä ñoäng taùc.
Laàn 4: Môøi caùn söï khoâ cho caû lôùp taäp.
GV theo doõi söûa sai.
-Ñoäng taùc tay: 
2)Troø chôi vaän ñoäng
-Troø chôi: Nhanh leân baïn ôi
-Neâu teân troø chôi
-Nhaéc laïi caùch chôi
-Chôi thöû vaø chôi chính thöùc.
C.Phaàn keát thuùc.
-Moät soá ñoäng taùc thaû loûng.
Cuøng HS heä thoáng baøi.
-Nhaän xeùt ñaùnh giaù keát quaû giôø hoïc. Vaø giao baøi taäp veà nhaø.
6-10’
18-22’
12-14’
3-4laàn
2x8 nhòp
4laàn
2x8 nhòp
4-6’
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 CB 1 2
4
 CB
 1 2
 3 4
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´

Tài liệu đính kèm:

  • docT 8 KNS MT Ha Duong Lo.doc