Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 27 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 27 năm 2013

Tập đọc (tiết 53)

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU:

- Chú ý các từ đọc tốt các từ: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, sửng sốt, tòa án.

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 27 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 11 / 03 đến ngày 15 / 03 /2013 )
Thứ/ngày
Tiết
PP
CT
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ hai
11 – 03 2013
1
27
CC
2
53
TĐ
Dù sao trái đất vẫn quay
3
131
T
Luyện tập chung
4
53
TD
Nhảy dây, di chuyển tung và bắt bóng. Trò chơi: “dẫn bóng”
5
27
Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII
Thứ ba
12 – 03
2013
1
27
Đ.Đ 
Tích cực thamgia các hoạt động nhân đạo
KNS-Đ2HCM
2
27
CT 
Kiểm tra GHKII (TV đọc)
3
27
AN
Ôn tập bài hát: chú voi con ở bản Đôn
4
132
T
Hình thoi
5
53
KH
Các nguồn nhiệt
MT-KNS
NL
Thứ tư
13 – 03
2013
1
53
LT-C
Kiểm tra GHKII (TV viết)
2
27
KC 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
KNS
3
134
T
Diện tích hình thoi
4
27
ĐL
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
MT
5
54
TD
Môn thể thao tự chọn.Trò chơi: “dẫn bóng”
Thứ năm
14 – 03
2013
1
TĐ
Con sẻ
2
TLV
Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
3
KT
Giáo viên bộ môn
4
T
Kiểm tra GHKII (Toán)
5
KH 
Nhiệt cần cho sự sống
Thứ sáu
15 – 03
2013
1
T.Anh
2
MT 
Vẽ theo mẫu: Vẽ cây
3
T
Luện tập
4
LT-C
câu khiến
5
TLV
Trả bài văn tả cây cối
SH
(GDNGLL)
Chống các con vật có hại
Thứ 2
Tập đọc (tiết 53)
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
- Chú ý các từ đọc tốt các từ: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, sửng sốt, tòa án.
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
- Mời vài học sinh đọc Ga-vrốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương
2) Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Dù sao trái đất vẫn quay
 Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy một nét khác của lòng dũng cảm, dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại:Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
 b/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Yêu cầu 1 học sinh giỏi đọc toàn bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu  đến phán bảo của Chúa trời (Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới)
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi (Ga-li-lê bị xét xử)
 + Đoạn 3: Còn lại (Ga-li-lê bảo vệ chân lí)
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trước lớp
- Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải
- Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn theo nhóm đôi 
- Mời học sinh đọc cả bài
à Nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho học sinh. 
 c/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm trả lời câu hỏi: 
 + Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
 + Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
 + Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ?
 + Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài
d) Đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm đoạn“Chưa đầy mộtvẫn quay”. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê: 
Dù sao thì trái đất vẫn quay; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của 2 nhà bác học.
- Tổ chức cho học sinh các nhóm thi đọc
- Nhận xét, góp ý, bình chọn
 3) Củng cố dặn dò: 
 - Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài đọc
- Chuẩn bị bài: Con sẻ
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Một học sinh đọc toàn bài
- Học sinh chia đoạn
- Học sinh nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn trong bài 
- Học sinh đọc phần Chú giải
- Học sinh đọc theo nhóm đôi
- 1 học sinh đọc cả bài
- Học sinh đọc thầm trả lời: 
 + Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
 + Nhằm mục đích ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch-ních.
 + Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
 + Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Nhận xét, góp ý, bình chọn
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Toán (tiết 131)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Rút gọn được phân số.
	- Nhận biết được phân số bằng nhau.
	- Biết giải toán có lời văn có liên quan đến phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Mỗi HS 4 miếng giấy nhỏ hình vuông, một chiếc kéo cắt giấy.
 - Sách giáo khoa Toán 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập 5 làm ở nhà
- Giáo viên nhận xét
B) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 2/ Tổ chức cho học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh rút gọn các phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau. 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
b) Phân số bằng nhau:
 ; 
Bài tập 2: 
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh lập phân số rồi tìm phân số của một số. 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 Phân số chỉ ba tổ HS là 
 Số HS của ba tổ là 32 x = 24 (bạn)
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 	
- Cho học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 Các bước giải đúng
 + Tìm độ dài đoạn đường đã đi
 + Tìm độ dài đoạn đường còn lại. 
Bài tập 4: (dành cho học sinh giỏi)
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 	
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Tóm tắt:
Lần đầu lấy: 32850l
Lần sau lấy:lần đầu 
Còn lại: 56 200l
Lúc đầu có: . . .l ?
C) Củng cố - dặn dò:
 Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện 4 phép tính với phân số; cách rút gọn phân số.
- Chuẩn bị: Kiểm tra giữa học kì II
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
Bài giải
 Số kg cà phê lấy ra 2 lần là:
 2710 + (2710 2) = 8130 (kg)
Số kg cà phê còn trong kho là:
 23450 – 8130 = 13 520 (kg)
 Đáp số: 13 520 kg
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
a) Rút gọn các phân số:
 ; ; ; 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cả lớp theo dõi hướng dẫn
- Cả lớp làm bài vào vở
- Mời trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
a) 3 tổ chiếm số HS của cả lớp.
b) 3 tổ có số học sinh là: 
 32= 24 (học sinh)
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Số lít xăng lần sau lấy ra là:
 32 850 x = 10 950 (l)
Số lít xăng cả hai lần lấy ra là:
 32 850 +10 950 = 43 800 (l)
Số lít xăng trong kho có tất cả là:
56 200 + 43 800 = 100000 (l)
Đáp số: 100 000 l
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Thể dục
Tiết 53: DI CHUYỂN TUNG, BẮT BÓNG, NHẢY DÂY, TC"TRAO TÍN GẬY"
1. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay(đi chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn)
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. 
- Trò chơi"Dẫn bóng". YC biết cách chơi, và tham gia chơi được
2. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, bóng, dây nhảy.
3. Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Đ.Lượng
P2 và hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1-2p
 150m
 10 lần
2lx8nh
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
II.Cơ bản:
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2,3 người.
Cách tổ chức và dạy như bài 51.
- Học mới di chuyển tung và bắt bóng.
GV nêu tên động tác, làm mẫu, sau đó cho các tổ tự quản tập luyện.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Trò chơi"Dẫn bóng".
GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu. Cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
 2-4p
 4-5p
 2-3p
 9-11p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X--------------> §
X X--------------> §
X X--------------> § 
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Kết bạn"
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn một số bài tập RLTTCB đã học.
 1-2p
 1-2p
 1p
 1p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
Lịch sử (tiết 27)
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở yhe61 kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà của, cư dân ngoại quốc,).
	- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ Việt Nam. Sách giáo khoa
- Phiếu học tập (Chưa điền) 
Họ và tên:
Lớp: 4 Môn: Lịch sử	
PHIẾU HỌC TẬP
 Đặc điểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thị trấn ở Châu Á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á
Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
Ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập. Nhiều phố phương .
Phố Hiến
- Các cư dân từ nhiều ... 
Luyện từ và câu (tiết 53) 
CÂU KHIẾN 
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (nội dung Ghi nhớ).
	- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét )
Bốn băng giấy – mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập ). 
Một số tờ giấy để học sinh làm BT2 – 3 (phần luyện tập )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A) Kiểm tra bài cũ: MRVT: Dũng cảm	
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài làm về nhà.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
B) Dạy bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài: Câu khiến
 2/ Nhận xét:
Bài 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Mời học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! 
Tác dụng: Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
Bài 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Mời học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
 Cuối câu có dấu chấm than ở cuối câu
Bài 3: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu tự làm bài đặt câu, viết vào vở 
- Mời học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Ghi nhớ 	
 Yêu cầu học sinh đọc nhiêu lần cho thuộc phần Ghi nhớ, một HS lấy ví dụ minh hoạ. 
 3/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Dán bốn băng giấy, mỗi băng viết một đoạn văn, mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến. 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Đoạn d: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. 
Bài tập 2: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên phát giấy cho học sinh các nhóm, ghi lời giải vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhắc: HS đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng mình yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Mời học sinh nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng
C) Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Cách đặt câu khiến. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc: Câu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì?
- Cả lớp làm bài làm bài
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- HS: Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Cả lớp làm bài 
- Học sinh phát biểu ý kiến 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- HS đọc: Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu đó
- Học sinh đặt câu để mượn.
- Từng học sinh đọc câu mình đặt
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Học sinh thực hiện
- HS đọc: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
- Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh.
- Học sinh thực hiện
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- HS đọc: Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- HS: Hãy đặt 1 câu kiến để nói với bạn,với anh chị hoặc thầy cô giáo
- Cả lớp theo dõi
- HS đặt câu khiến theo yêu cầu.
- Lần lượt từng HS nêu trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:
Với bạn: Cho mình mượn bút của bạn một tí!
Với anh: Anh cho em mượn quả bóng này một lát nhé!
Với cô giáo: Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
Tập làm văn (tiết 54)
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
	Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Bảng phụ, phấn màu, phiếu sửa lỗi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A) Kiểm tra bài cũ: Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết)
- Giáo viên nhận xét chung về tình hình kiểm tra vừa qua.
B) Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Trả bài văn miêu tả cây cối
 2/ Nhận xét chung kết quả bài viết
- Mời học sinh đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung yêu cầu.
- GV nhận xét chung kết quả bài viết của học sinh theo các bước:
 + Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt.
 + Những thiếu sót hạn chế.
 + Báo điểm, phát bài cho học sinh 
 3/ Hướng dẫn học sinh sửa bài
a) Hướng dẫn sửa lỗi từng học sinh:
- Phát phiếu sửa lỗi cho học sinh 
- Mời học sinh đọc mẫu phiếu sửa lỗi.
- Yêu cầu học sinh:
Đọc lời phê của thầy cô
Xem lại bài viết
Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại
- Yêu cầu học sinh đổi vở, phiếu để soát lỗi.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh kém, kiểm tra việc làm của học sinh 
b) Hướng dẫn sửa lỗi chung:
- GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng.
- Mời học sinh nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng.
- GV nhận xét và ghi lại từ, câu đúng, gạch dưới bằng phấn màu lỗi sai.
- Yêu cầu học sinh sửa vào vở.
 4/ Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc 1 – 2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe.
- Yêu câu học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó.
- GV nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà chỉnh lại bài văn của mình.
C) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học
- Giáo viên đọc một bài văn hay cho cả lớp cùng nghe.
- Tuyên dương những học sinh đạt điểm cao, có bài viết hay.
- Nhận xét chung tiết học
- Học sinh theo dõi
- Cả lớp chú ý .
- Học sinh đọc to trước lớp
- Học sinh nhắc lại
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Học sinh nhận phiếu cá nhân
- 1 học sinh đọc các mục phiếu
- Đại diện vài nhóm nêu
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở.
- Học sinh soát lỗi cho nhau
- Cả lớp cùng quan sát
- Vài học sinh nêu ý kiến
- Học sinh đọc lại phần sửa đúng
- Học sinh tự chép vào vở
- Cả lớp lắng nghe
- Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm
- Cả lớp lắng nghe
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
SINH HOẠT TUẦN 27
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Thi đua diành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh lớp, sân trường.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Phòng tránh tai nạn do các con vật
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh biết: - Nhũng thương tích do rắn cắn. Cách phòng tránh rắn cắn
II. Chuẩn bị
	Hình ảnh một số loài rắn.
III. Các hoạt động chính
Hoạt động 1: Các loại rắn và sự nguy hiểm khi bị rắn độc cắn.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết một số loài rắn; sự nguy hiểm khi bị rắn độc cắn
	b) Cách tiến hành:
	- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về một số loài rắn, trong đó có loại rắn hổ và rắn lục.
	- Đặt câu hỏi về một số loại rắn và yêu cầu một số học sinh trả lời:
	Con rắn này có đặc điểm gì về hình dạng, màu da?
	Nhận xét câu trả lời của học sinh và giảng giải:
	Rắn có nhiều loại, loại rắn lành và loại rắn độc. Rắn độc nguy hiểm vì có thể gây chết người. Rắn độc có hai loại chính là nhóm rắn hổ, nhóm rắn lục. Cả hai loại đều rất độc.
	Cách nhận biết rắn độc cắn:
	+ Nhóm rắn hổ
	Tại chỗ rắn cắn: vết đau buốt, phù nề lan tỏa và có thể hoại tử tím đen. Toàn thân (xuất hiện sau vài giờ): khó chịu, buồn nôn, vã mồ hôi, sụp mí mắt làm mắt không mở được, giản con ngươi, khó nói, khó nuốt rồi thở yếu, chân tay liệt không cử động được. Nạn nhân có nguy cơ bị rối loạn tim mạch, suy thở, bất tỉnh và chết.
	+ Nhóm rắn lục:
	Tại chỗ cắn: sưng tấy nhanh, phù to cứng, sau đó xuất hiện hoại tử tím đen, phỏng rộp. Sau vài ngày có thể dẫn đến hoại thư, nhiểm khuẩn. Toàn thân: chóng mặt, lo lắng, rối loạn tiêu hóa (nôn, ỉa chảy). Trường hợp nặng có biểu hiện trụy tim mạch, chảy máu nhiều nơi (trên da, miệng) đái ít hoặc không còn nước tiểu
Hoạt động 2: Cách phòng tránh và xử lí khi bị rắn cắn. 
	a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách phòng tránh và xử lý khi bị rắn cắn.
	b) Cách tiến hành:
	- Đặt câu hỏi và yêu cầu một số học sinh trả lời:
	+ Rắn thường sống ở đâu?
	+ Nguyên nhân nào bị rắn cắn?
	+ Làm gì để phòng tránh rắn cắn?
	Nhận xét câu trả lời của học sinh và giảng giải:
	Trẻ em có thể bị rắn cắn khi đi vào nơi rắn sinh sống như rừng, bụi rậm hoặc trêu nghịch rắn được nuôi ở trại nuôi rắn hoặc nhà hàng rắn 
 Tiến..(bắt đầu từ trang 115—142 của Tài liệu)
 Để phòng tránh rắn cắn, các em không đi vào bụi rậm, rừng rậm vì dễ bị rắn bất ngờ tấn công. Nếu phải đi, cần đi ủng cao, mặt quần vải dày và dùng gậy khua khi đi.
 Khi bị rắn cắn, lúc đầu khó phân biệt chắc chắn là bị rắn độc hay rắn lành cắn. Biểu hiện nhiễm độc có thể không xuất hiện ngay sau khi bị rắn cắn nhưng có thể tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng.
 Xử lí ban đầu cho người bị rắn cắn như sau:
 - Cho nạn nhân nằm yên, không cử động nhiều vì nọc độc có thể lan tỏa toàn thân.
 - Rửa sạch vết cắn sát khuẩn tại chỗ (nước muối hoặc thuốc sát khuẩn vết thương nếu có).
 - Băng ép vết cắn bằng băng bản rộng (không buộc chặt (ga rô) không băng ép nếu bị rắn lục cắn vì có thể làm tổn thương nặng thêm)
 - Có thể rạch rộng vết cắn và nặng hút máu ngay sau khi bị rắn cắn (rạch bằng dao sạch, đã khử khuẩn, rạch dài 10mm sâu 3-5 mm)
 Bất động và đặt vùng bị cắn thấp hơn ngực người bị nạn để nọc độc chậm lan vào tim. Di chuyển đến trạm y tế gần nhất, giữ người bị nạn nằm yên trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lây lan của nọc độc. Nên làm cán để di chuyển người bị nạn.
Kết luận chung :
 Bị rắn cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần biết cách phòng tránh để không bị rắn cắn. Khi bị rắn cắn cần biết cách xử lí để giảm thương tổn.
KT của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngàytháng 03 năm 2013
Tổ trưởng
Ngàytháng 03 năm 2013
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 CKTKNSGiam tai(1).doc