Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 3 năm học 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 3 năm học 2011

TOÁN:

Triệu và lớp triệu( tiếp)-tr14

I/MỤC TIÊU:

*Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.

*Kĩ năng :Rèn Kn đọc viết các số đến lớp triệu.

*Thái độ: Có tính cẩn thận khi học toán.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng fụ Kẻ sẵn các hàng, lớp như SGK.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

 -1 HS k ể tên các hàng, lớp đã học.Cho số: 137 246 và 972 000 000.

 -GV yêu cầu HS nêu chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?

* GV giới thiệu bài mới

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và viết số.

Mục tiêu: Biết đọc và viết các số đến lớp triệu.

PP& HT: Giảng giải,thực hành. Cá nhân,đồng loạt.

DD:; Bảng fụ Kẻ sẵn các hàng, lớp như SGK.

 -GV đưa ra bảng kẻ sẵn khung SGK.

 -Yêu cầu HS lên viết số, cả lớp viết vào giấy nháp: 342 157 413. -Cho 1 em đọc.

 * GV chốt cách đọc: Trước khi đọc tách lớp, sau đọc từ trái sang phải, mỗi lớp đọc như đọc số có 3 chữ số và gắn thêm tên lớp.

 -GV đọc mẫu, cho vài HS đọc lại. -HS nhắc lại cách đọc.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 3 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tiết3	Toán:
Triệu và lớp triệu( tiếp)-tr14
I/Mục tiêu: 
*Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.
*Kĩ năng :Rèn Kn đọc viết các số đến lớp triệu.
*Thái độ: Có tính cẩn thận khi học toán.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng fụ Kẻ sẵn các hàng, lớp như SGK. 
III/ hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
 -1 HS k ể tên các hàng, lớp đã học.Cho số: 137 246 và 972 000 000.
 -GV yêu cầu HS nêu chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
* GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và viết số.
Mục tiêu: Biết đọc và viết các số đến lớp triệu.
PP& HT: Giảng giải,thực hành. Cá nhân,đồng loạt.
DD:; Bảng fụ Kẻ sẵn các hàng, lớp như SGK. 
 -GV đưa ra bảng kẻ sẵn khung SGK.
 -Yêu cầu HS lên viết số, cả lớp viết vào giấy nháp: 342 157 413. -Cho 1 em đọc.
 * GV chốt cách đọc: Trước khi đọc tách lớp, sau đọc từ trái sang phải, mỗi lớp đọc như đọc số có 3 chữ số và gắn thêm tên lớp.
 -GV đọc mẫu, cho vài HS đọc lại. -HS nhắc lại cách đọc. 	 
Hoạt động3: Thực hành.
Mục tiêu Củng cố về hàng, lớp, đọc và viết số.
PP & HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Bài 1: - Một em lên bảng nhìn viết số.
 -Cho HS lần lượt, mỗi em đọc 1 số. -GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2:- GV viết số, HS đọc lần lượt mỗi em một số. - GV nhận xét
Bài 3:- GV đọc cho HS viết số vào vở.2 HS lên bảng viết. - Cả lớp nhận xét
* GV chốt lại cách đọc:tách lớp ,đọc từ trái sang phải ,mỗi lớp đọc gắn thêm tên lớp . 
Hoạt động nối tiếp. -2 HS nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số.
 - HS về nhà làm bài tập trong VBT . Chuẩn bị bài sau.
Tiết4	Tập đọc:
	Thư thăm bạn-tr25
I/Mục tiêu
*Kiến thức:- Bước đầu biết đọc lá thư thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TLCHSGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bứcthư).
*Kĩ năng: rèn kn đọc đúng và diễn cảm cho Hs.
*TháI độ: Biết thể hiện sự cảm thông, chia xẻ với những người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn.
*KNS: Hs biết ứng xử lịch sự trong giao tiép; Biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ; Biết xác định giá trị và Biết tư duy sáng tạo.
*GDMT: Liên hệ(gián tiếp) ý thức BVMT qua các câu hỏi 2&3-SGK
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc(nếu có). 
- Các hình ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn bão lũ-nếu có. 
- Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III/Hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc thuộc bài: Truyện cổ nước mình. Nêu ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối.
 * GV giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Mục tiêu: HS đọc lá thư với giọng luư loát. Hiểu được tình cảm của người viết thư và nắm được tác dụng của phần mở và kết thúc .
PP& HT: Hỏi đáp, Luyện tập,thực hành Cá nhân, nhóm.
DD: - Tranh minh họa bài đọc(nếu có). 
 - Các hình ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn bão lũ-nếu có. 
KNS: Hs biết ứng xử lịch sự trong giao tiép; Biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ; Biết xác định giá trị và Biết tư duy sáng tạo.
a. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV sửa lỗi phát âm và cách ngắt giọng, giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
- HS luyện đọc theo cặp. 2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 1,2. Liên hệ ý thức BVMT qua CH2.
-ý1: Nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng
- 2 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 3,4. Liên hệ ý thức BVMT qua CH3.
-ý2:Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng
- HS đọc thầm lại đoạn mở đầu và đoạn kết thúc trả lời câu hỏi 4. 
-ý3:Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng
 ND: Tình cảm của người viết thư thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Mục tiêu: HS biết đọc lá thư với giọng thể hiện sự cảm thông với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
PP & HT: Luyện tập,thực hành ,Cá nhân ,nhóm.
-DD Bảng phụ ghi đoạn văn hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bức thư. 
- GV treo bảng fụ, HD Hs tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với ND từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn 1 và đoạn 2.
Hoạt động nối tiếp: Hỏi: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? Em đã làm được việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ?
* GV củng cố nội dung các phần của một bức thư cho HS.
Tiết5	Đạo đức:
Vượt khó trong học tập (tiết1)
I/Mục tiêu
*Kiến thức: - Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
*Kĩ năng : Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
*Thái độ: Yêu mến, noi gương Hs nghèo vượt khó trong học tập.
* KNS: Hs có KN lập Kế hoạch vượt khó trong học tập; KN tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
GV & Hs: Các mẫu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó
Mục tiêu: HS nắm được nội dung câu chuyện, kể tóm tắt được nội dung câu chuyện
PP &HT: Luyện tập,thực hành ,Cá nhân ,nhóm.
-GV giới thiệu và kể chuyện -2 HS kể lại nội dung câu chuyện .
-Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động2: Thảo luận
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung câu chuyện và điều câu chuyện muốn nói. Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập. Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
PP&HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
-HS thảo luận theo nhóm câu hỏi 1 và2 trong SGK, th kí tổ ghi nhanh vào phiếu.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến . GV ghi tóm tắt các ý lên bảng.
-Cả lớp chất vấn trao đổi, bổ sung.
* GV kết luận: Bạn Thảo gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn ấy.
- HS thảo luận cặp đôi câu hỏi 3 trong SGK.
- Đại diện một số nhóm trình bày cách giải quyết, GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS cả lớp trao đổi,đánh giá cách giải quyết.
* GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: HS - có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - yêu mến, noi gương Hs nghèo vượt khó trong học tập.
PP&HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
DD: Các mẫu chuyện về tấm gương vượt khó.
Học sinh làm bài tập 1 trong SGK, GV yêu cầu HS chọn và giải thích lý do
- GV kết luận: a,b,d là cách giải quyết tích cực.
- Yc Hs đưa ra những mẫu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập.
Hỏi: Qua bài học hôm nay chúng ta rút ra được điều gì ? 
- 2HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học .
 HS về nhà chuẩn bị bài tập cho tiết 2
	Tiết1	Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011
Toán
Luyện tập-tr16
I/Mục tiêu
*Kiến thức: Đọc, viết được các số đến lớp triệu. Bước đầu nhận biết được giá trị 
	 của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
*Kĩ năng : Rèn Kn đọc viết các số đến lớp triệu và bước đầu nhận biết được giá 
	trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
*Thái độ: Có tính cẩn thận khi học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sách GK, vở ô li.Bảng phụ-dùng lại của tiết trước-BT1
III/ hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
Mục Tiêu: Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu, nhận biết giá trị của từng chữ số trong 1 số.
PP&HT: Ôn tập, thực hành. Cá nhân.
 - Viết số: 137 246 564 yêu cầu HS đọc số, nêu giá trị của từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
- Nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số?
 ** GV giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục Tiêu: Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu, nhận biết giá trị của từng chữ số trong 1 số.
PP&HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
DD: Bảng phụ-dùng lại của tiết trước
Bài 1: GV đưa bảng phụ kẻ lên bảng 
- HD HS quan sát mẫu nêu cách làm bài
 - 1 Hs đọc số. 1 HS lên bảng viết số,GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài.
* GV củng cố các hàng thuộc các lớp triệu , lớp nghìn, lớp đơn vị cho HS
Bài 2: YC Hs đứng tại chỗ đọc số.
- GV hướng dẫn lớp nhận xét ,chữa bài
Bài 3- a,b: GV đọc làn lượt các số. HS viết vào vở, sau đó so sánh kết quả và thống nhất.
Bài 4a,b: - HS tự làm vào vở.
- GV chấm, chữa bài.
Hoạt động nối tiếp. -GV nhận xét tiết học . HS về làm bài trong VBT 
 -Chuẩn bị bài sau.
Tiết2	Luyện từ và câu:
Từ đơn và từ phức-tr27
I/Mục tiêu:
*Kiến thức: HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: Tiếng dùng để tạo nên 
	từ, từ dùng để tạo nên câu. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có 
	nghĩa còn từ bao gìơ cũng có nghĩa.
*Kĩ năng : Phân biệt được từ đơn và từ phức. Bước đầu làm quen với từ điển, biết 
	dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
*Thái độ: Thích tìm hiểu hơn nữa về từ ngữ VN.
II/Đồ dùng dạy học
- 1 bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. 
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong bài: Dấu hai chấm. 1 HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
- GV và cả lớp nhận xét. GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Nhận xét và ghi nhớ
MT: HS hiểu sự khác nhau giữa tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức.
PP&HT: Thảo luận,Luyện tập,thực hành ,Cá nhân ,nhóm.
DD: VBT.
a/ Phần nhận xét: 
- 1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét
- HS trao đổi theo nhóm làm bài 1 và 2 – Ghi KQ vào VBT
- Đại diện nhóm trình bày KQ. GV hướng dẫn nhóm nhận xét chốt lời giải đúng.
b/Phần ghi nhớ:
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. GV giải thích rõ phần ghi nhớ cho HS hiểu.
3.Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức cho HS. Hs làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
PP&HT Luyện tập,thực hành,Cá nhân ,nhóm.
DD: 1 bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. VBT.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài. Trao đổi theo cặp và làm vào vở bài tập.
- GV đưa bảng fụ cho 1 cặp làm. GV hướng dẫn HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: - 1 HS khá đọc và giải thích cho các bạn hiểu yêu cầu của bài tập.
- Hs làm nhóm đôi vào VBT.
- 1 số HS báo cáo kết quả làm việc. GV hướng dẫn HS nhận xét.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS nôí nhau mỗi em đặt 1 câu.
- GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài.
Hoạt động nối tiếp: * GV chốt nội dung của bài: tiếng dùng để cấu tạo từ, từ dùng để cấu tạo câu, từ chỉ có một tiếng là từ đơn, từ gồm 2 ... xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất khoáng: 1 số chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, 1 số tạo men thúc đẩy hoạt động sống. Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
+ Nước rất cần thiết cho cơ thể ( 2 lít/ ngày)giúp cho việc thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
Tiết5
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết. Tr33
I/Mục tiêu
*Kiến thức & KN: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ , tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm nhân hậu - Đoàn kết (BT2,3,4); biết cách MRVT tiếng hiền tiếng ác (BT1).
*Thái độ: Thích tìm hiểu hơn nữa về từ ngữ VN.
- GDMT: GD tính hướng thiện cho Hs biết sống nhân hâu và đoàn kết với mọi người.
II/Đồ dùng dạy học
-Từ điển tiếng việt- nếu có. Bảng fụ lớp-kẻ mình ô ở BT2. VBT.
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
 -2 HS trả lời: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
 -GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Mục tiêu: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho HS. Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết.
PP & HT: Thảo luận,Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
/Đồ dùng dạy học:
-Từ điển tiếng việt- nếu có. Bảng fụ lớp-kẻ mình ô ở BT2. VBT.
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
GVhướng dẫn HS cách tìm từ . YC Hs HĐ nhóm đôi, ghi KQ vào VBT.
 -Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 -Trọng tài cùng GV tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc.
 Bài tập 2:- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cả lớp đọc thầm.
 - YC Hs HĐ nhóm đô. Gv fát bảng fụ cho 1 nhóm.. GV HD. Nhóm làm VBT.
 - Nhóm có bảng fụ trình bàykết quả.
 - Hs và GVchốt lời giải đúng.Kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3:- GV gợi ý cách làm.
-HS trao đổi theo cặp. Làm bài vào vở bài tập. HS trình bày kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Cả lớp chữa bài.
Bài tập 4: 2 HS đọc yêu cầu của bài, Lớp đọc thầm.
-GV gợi ý cách làm.
-HS phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-3 HS khá, giỏi nêu các tình huống sử dụng 
-HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3 và các thành ngữ, tục ngữ trên.
Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học.
Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ.
Tiết1	Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán:
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân-tr20
I/Mục tiêu:
*Kiến thức&KN: - Sử dụng 10 kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
 -Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của 
	 chữ số đó trong 1 số cụ thể.
*Thái độ: Có tính cẩn thận khi học toán.
II/Đồ dùng dạy học: Sách GK, vở ô li. VBT.
III/ các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
-1 HS nêu : Thế nào là dãy số tự nhiên?
- 1 HS nêu: Hai số tự nhiên liền kề hơn kém nhau mấy đơn vị?
- 1 HS nêu :STN bé nhất? STN lớn nhất?
- GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
Muc tiêu: HS biết đặc điểm của hệ thập phân, để viết số trong hệ thập phân 
PP & HT: Hỏi đáp,Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Đồ dùng dạy học: Sách GK, vở ô li. VBT.
 Biết dùng 10 chữ số và biết giá trị của chữ số phụ thuộc vào hàng.
- Cho số: 42 365 789.
-1 HS nêu từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
 -1 HS trả lời: ở mỗi hàng có thể viết được mấy chữ số?
-Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề: 10 đơn vị ở hàng này lập thành 1 đơn vị ở hàng trên liền nó.
 H: Số 42 365 789 được viết bởi chữ số nào?
 H: Để viết các STN người ta dùng các số nào?
 * GV chốt: Để viết các STN ngời ta dùng 10 chữ số: 0,1, 2, 3, .., 8, 9.
 - Cho số: 999
 - HS nêu giá trị của mỗi chữ số: 9, 90, 900.
 H: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào yếu tố nào?
* GV chốt: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số. Đây chính là 1 số đặc điểm của STN trong hệ thập phân.
Hoạt động3: Thực hành.
Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết và giá trị của chữ số.
PP & HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Bài 1: - GV kẻ bảng như SGK lên bảng.
-4 HS lần lượt, mỗi em lên bảng làm 1 dòng, cả lớp làm vào vở . 
-GV hướng dẫn lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2: - HS đọc bài mẫu, 1 HS nêu cách làm bài. 
 - HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài 3 ( Viết GT của chữ số 5 của dãy số: HS làm bài vào vở.GV chấm, chữa bài. 
Hoạt động nối tiếp: -GV nhận xét tiết học. Hs về làm bài; CB bài sau.
Tiết2
Tập làm văn:
Viết thư-tr34
I/Mục tiêu:
*Kiến thức: HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.(ND ghi nhớ).
*Kĩ năng : Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
*Thái độ: Có tính cẩn thận khi học.
- KNS: Hs biết ứng xử lịch sự trong giao tiép; Biết tìm kiếm và xử lí thông tin và Biết tư duy sáng tạo.
II/Đồ dùng dạy học: VBT
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài trực tiếp
Hoạt động 2: Nhận xét và ghi nhớ.
Mục tiêu: HS nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
PP & HT: nhóm, chia sẻ thông tin; Hỏi đáp, Luyện tập,thực hành. Cá nhân.
a. Phần nhận xét:
- 1 HS đọc bài thư thăm bạn, cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV gợi ý để HS dựa vào bài " Thư thăm bạn" trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Lần lượt từng HS trả lời, GV hướng dẫn lớp nhận xét chốt ý đúng.
b. Phần ghi nhớ:
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức ở bài mới để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
PP & HT: Trình bày 1 fút, Hỏi đáp, Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Đồ dùng dạy học: VBT
a. Tìm hiểu đề:
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm tự xác định yêu cầu của bài.
- GV gạch chân các từ quan trọng trong đề bài giúp HS nắm vững yêu cầu của đề khi đặt câu hỏi.
+ Đề bài YC em viết thư cho ai? Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
+ Viết thư cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì? Cần kể cho bạn nghe những gì?
+ Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì?
b. Học sinh viết thư
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong bức thư.
- 2 HS dựa theo dàn ý trình bày miệng lá thư. GV nhận xét.
- HS viết thư vào vở, 2 HS đọc lá thư, GV chấm bài nhận xét.
* GV củng cố lại nội dung của một bức thư ( SGK) 
Hoạt động nôí tiếp: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết hay.
- HS viết chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bức thư.
	Tiết 3	
Lịch sử:
Nước Văn Lang
I/ Mục tiêu
*Kiến thức&KN: 
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước nay ra đời khoảng 700 năm TCN. Mô tả sơ lược về tính chất xã hội thời Hùng Vương Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới nay ở địa phương mà em biết.
*Thái độ: Yêu thích tìm hiểu LS.
II/ Đồ dùng
- Hình vẽ SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Văn Lang.
MụcTiêu: HS hiểu Văn Lang nhà nước đầu tiên ra đời khoảng 700 năm TCN.
PP & HT: Quan sát,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Đồ dùng: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. VBT
-GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vẽ trục thời gian giới thiệu TCN và SCN
-HS đọc thầm SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô trên lược đồ, xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
* GV: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta.
Hoạt động 2: Tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
Mục Tiêu: HS biết tính chất xã hội thời Hùng Vương.
PP&HT: Quan sát, Luyện tập,thực hành.Cá nhân ,nhóm.
-Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào? Điền vào sơ đô khung.
 * GV chốt: Vua, lạc hầu, lạc tướng dẫn đến lạc dân , nô tì.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tục lệ của người Lạc Việt.
Mục Tiêu:HS biết một số tục lệ của người Lạc Việt. 	
PP& HT: Luyện tập,thực hành. Cá nhân ,nhóm.
Đồ dùng:Hình vẽ SGK. VBT.
-HS đọc và quan sát hình vẽ làm việc theo nhóm4.
-Điền vào khung trống – VBT—BT2-tr2,3,4.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
-HS mô tả đời sống của người Lạc Việt.
-Hãy nêu một số tục lệ của người Lạc Việt còn luư truỳền đến ngày nay?Ghi nhớ SGK.(3 HS đọc)
Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét tiết học. yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
 CHIỀU THỨ 3:
Tiết 1
Mĩ thuật: Vẽ tranh.
Đề tài các con vật quen thuộc
I- Mục tiêu
*KT&KN: - Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật mà mình 
 định vẽ. 
 - Biết cách vẽ con vật.
 - Vẽ đc 1 vài con vật theo ý thích.
*Thái độ: Hs yêu thích các con vật.
GMT:- liên hệ: Hs yêu thích các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi, fê fán những hành vi săn bắn động vật tráI fép; biết chăm só động vật, tham gia HĐ chăm sóc và bảo vệ động vật. 
II- Đồ dùng dạy học
*Gv: fấn màu, màu sáp, tranh HD các bước, tranh vẽ cũ, ảnh 1 số con vật.
*Hs: màu sáp, ảnh các con vật.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
.Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét về hình dáng, màu sắc các con vật.
*MT: HS quan sát, nhận xét đc về hình dáng,màu sắc các con vật .
*PP & HT : QS, Cá nhân
*DD: Tranh ảnh các con vật .
*Cách tiến hành:
-Gv cho Hs QS 1 số Tranh ảnh các con vật .
-YC Hs nhận xét về hình dáng, màu sắc các con vật
Hoạt động 2: HD cách vẽ.
*MT: HS biết được cách vẽ. 
*PP & HT : QS, Cá nhân, cặp
* DD: Bút sáp, tranh vẽ mẫu, tranh vẽ cũ.
*Cách tiến hành:
-GV HD Hs QS tranh HD cách vẽ các bước.
-GV làm mẫu(cả vẽ màu).
-Gọi h/s làm mẫu, yêu cầu lớp tập làm.
- Cho Hs QS tranh vẽ cũ để Hs nhận ra những cái sai, đúng trong tranh.
Hoạt động 3: Thực hành.
*MT: Vẽ đc Vẽ đc 1 vài con vật theo ý thích.
*PP & HT : Luyện tập thực hành - Cá nhân.
* DD: VBT. Bút vẽ, tranh HD cách vẽ, ảnh các con vật.
*Cách tiến hành:
- Hs thực hành vẽ.
IV- Nhận xét-dặn dò
- GV thu vài bài , HD Hs nhận xét; GV nhận xét, cho điểm.
Nhận xét tiết học.
Dặn h/s chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu thêm về các quy định của trường

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3-da sua.doc