Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 - Trường tiểu học Nghĩa Tân

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 - Trường tiểu học Nghĩa Tân

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT1)

I.Mục tiêu

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.

- Chuẩn bị bài tập 2.

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 10 - Trường tiểu học Nghĩa Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
	Tiết 1:	CHÀO CỜ
____________________________________________
Tiết 2:	Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I (TIẾT1)
I.Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định HK I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc và câu hỏi về nội dung bài.
- Chuẩn bị bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:Gv yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài : Điều ước của vua Mi- đát.
3.Bài mới: GV giới thiệu nội dung học tuần 10: ôn tập, củng cố kiến thức, kiểm tra giữa học kì.
a/ KT đọc và học thuộc lòng(số HS tronglớp).
-Gọi từng HS lên bốc thăm về chỗ chuẩn bị.
-Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét – ghi điểm.
b/ Làm bài tập 2
-Yêu cầu Hs đọc bài tập 2.
- Thể nào là kể chuyện?
-Hãy kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
-Yêu cầu đọc thầm truyện.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu(tên bài, tác giả, nội dung chính, nhân vật).
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
HĐ 3: Thi đọc
c/Bài tập 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3
-Giao việc: Tìm trong bài tập đọc những đoạn văn có giọng :
a.Tha thiết, trìu mến.
b.Thảm thiết.
c.Mạnh mẽ, răn đe.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố dặn dò: 
-Em hãy nêu những nội dung vừa ôn tập?
-Nhận xét tiết học.
HS nhắc lại nội dung bài.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút
-Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập.( Linh,Hoa)
-Là bài có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số các nhân vật, mỗi chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.
-Dế mèn bệnh vực kẻ yếu, phần 1-2; Người ăn xin.
Thực hiện theo yêu cầu.
- 3 HS thực hiện.(My, Lan, Thư)
-Cả lớp làm vào vở bài tập.
-Nhận xét, bổ sung.
- Một vài em nhắc lại.
-1HS đọc yêu cầu SGK.
-Tìm nhanh theo yêu cầu a, b, c theo yêu cầu.
-Phát biểu ý kiến.
-Nhận xét bổ sung.
Lần 1: 3HS cùng đọc 1 đoạn.
Lần 2: 3HS khác mỗi em đọc một đoạn.
______________________________________
Tiết 3:	 Toán
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. 
-Vẽ đựơc hình chữ nhật, hình vuông. 
Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4(a). HSG làm thêm các bài tập còn lại.
Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi vẽ hình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Thước kẻ vạch chia xăng- ti-mét và e ke
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2 Kiểm tra:- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS vẽ góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
-Nhận xét chữa bài cho điểm
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
b/ Thực hành
Bài 1: Nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:
- GV vẽ lên bảng 2 hình a,b trong bài tập yêu cầu HS ghi tên góc vuông, nhọn,tù bẹt trong mỗi hình.
-Gọi 2 em lên bảng làm bài . cả lớp làm vở.
-So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- Nhận xét , ghi điểm.
Bài 2
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu HS thảo luận cặp quan sát hình vẽ và nêu lên các đường cao của hình tam giác ABC ?
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
-Hỏi tương tự với đường cao BC.
KL:Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác
-Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình
-Nhận xét cho điểm .
Bài 4a:
- GV nêu yêu cầu .
-Yêu cầu tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm và chiều rộng AD=4cm
-Yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại nội dung Luyện tập ?
- Gv nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng làm bài. ( Thảo, Thương)
- Nghe, nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 ,3 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
a)góc vuông BAC nhọn:ABC,ABM,MBC,ACB, AMB, góc tù:BMC, góc bẹt AMC
b)Góc vuông DAB,DBC,ADC góc nhọn ABD,ADB,BDC,BCD tù:ABC
-Nhọn bé hơn vuông,tù lớn hơn vuông
-Bằng 2 góc vuông
- Một em nêu.( Trâm Anh)
- Suy nghĩ trả lời :
-Là AB và BC
-Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và góc vuông với cạnh BC của tam giác
- HS nêu tương tự .
-Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với BC của hình tam giác ABC
-1 em nêu.( X Anh)
-HS vẽ vào vở .
- 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ
( Hoa)
- Theo dõi , nắm bắt 
-1 HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở 
-HS vừa vẽ trên bảng nêu
-1 HS nêu trước lớp cả lớp lên bảng vẽ và nhận xét( Tiên)
___________________________________________
Tiết 4:	 Khoa học
ÔN TẬP:CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TT)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Sự trao đổi chất của cở thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng được đuối nước.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK.
- Các phiếu câu hỏi ôn tập.
- Phiếu ghi tên các món ăn.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoat động của GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2. Kiểm tra :
-Yêu cầu HS nhắc lại tiêu chuẩn của một bữa ăn cân đối.
+Bữa ăn của bạn đã cân đối chưa? Đảm bảo sự phối hợp đã thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài.
HĐ 1: “Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lí” 
-Tổ chức HD thảo luận nhóm.
-Em hãy chọn những thức ăn bổ dưỡng trình bày một bữa ăn ngon và bổ?
HĐ 2: Thực hành: ghi lại và trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí ở Bộ Y Tế.
- Gọi HS nêu phần thực hành 
-Làm thế nào để bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
-Yêu cầu mở sách trang 40 và thực hiện theo yêu cầu SGK.
4. Củng cố -dặn dò.
- Gv nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
-Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét đánh giá chế độ ăn uống của bạn.
-Lắng nghe.
-Hình thành nhóm.
-Nhận nhiệm vụ và thảo luận.
-Các nhóm dán kết quả và trình bày giải thích cách chọn và sắp xếp của mình.
-Lớp nhận xét.
- Ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. 
- 2HS nêu lại .
_________________________________________
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1:	 Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ( T2)
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập,sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí.
-GDKNS : Kĩ năng xác định của thời gian là vô giá; Kĩ năng lập kế hoach khi làm việc,học tập để sử dụng thời gian hiệu quả;Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày;Kĩ năng bình luận.phê phán việc lãng phí thời gian.
II.Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 
III.Các hoạt động dạy học
Hoat động của GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra.
+Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 
+Nêu những việc làm của em thể hiện việc tiết kiệm thời giờ?
-Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:GV nêu nội dung bài.
*Bài 1:Nêu những hành vi , việc làm biết tiết kiệm thời giờ?
-Làm việc cá nhân 
-Nêu yêu cầu làm việc.
- GV nhận xét kết luận đúng.
Bài 4:Thảo luận nhóm
- Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi. Về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nào? và dự kiến thời gian biểu của mình.
-Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? 
GV kết luận: Tuyên dương một số HS đã biết thực hiện tốt việc tiết kiệm thời giờ
HĐ 3: Bày tỏ thái độ
-Trình bày giới thiệu tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm được
 -Nhận xét biểu dương và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
4.Củng cố dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học .
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
( Thùy, Lan)
- Nhắc lại tên bài học.
-1HS đọc yêu cầu bài tập 1.( My)
-HS trình bày trước lớp.
.a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
.B, d, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
- Hình thành nhóm và thảo luận theo yêu cầu.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Trưng bày tư liệu, tranh vẽ về sử dụng và tiết kiệm thời giờ thảo luận về các tư liệu đó.
-Đại diện một số bàn giới thiệu cho cả lớp về tư liệu:
-Một số HS trình bày sản phẩm sưu tầm được.
-2 HS đọc ghi nhớ.( My Thưởng)
____________________________________
Tiết 2: 	Âm nhạc
 ( CÔ HƯỜNG DẠY)
____________________________________
Tiết 3:	Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
LẦN THỨ NHẤT(Năm 938)
I.Mục tiêu
Sau bài học HS :
-Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 938) do Lê Hoàn chỉ huy:
 +Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
-Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là đội quân chỉ huy nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống xâm lược, Thái hậu họ Dương đã tôn ông lên ngôi Hoàngđế (Nhà Tiền Lê). ông chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi. 
II.Đồ dùng dạy học
-Một số loại bản đồ phù hợp với nội dung bài học.
Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông GV
Hoạt đông HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào?
- 2 HS nêu nội dung bài học.
 -Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu của bài.
b/ Hướng dẫn:
HĐ 1: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 SGK đoạn: Năm 979  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
-Hãy tóm tắt tình hình nước ta khi quân tống xâm lược?
-Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?
-Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì?
-Triều Đại của ông được gọi là triều gì?
-Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
-HĐ 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 
- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-Treo lược đồ:
-Nêu yêu cầu thảo luận .
-Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
-Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
- Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc?
- Kể lại 2 trận đánh lớn giữ quân ta và quân Tống.
- Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
* Cuộc kháng chiến chống quân  ... c bài: Từ đơn và từ phức để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
- HS xem lướt lại các bài: Từ đơn và từ phức.
-GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh yếu 
+ Thế nào là từ đơn?
+ Từ chỉ gồm một tiếng.
+ Thế nào là từ láy?
+ Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
+ Thế nào là từ ghép?
+ Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. 
- Làm việc theo cặp.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp.
- Dán kết quả lên bảng lớp, trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Từ đơn:Dưới, tầm, cánh, chú, là, lũy, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng,
Từ láy: Rì rào, rung rinh, thung thăng.
Từ ghép:Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong .Cao vút.
- HS viết bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài tập 4
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
- HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh yếu
+ Thế nào là danh từ?
+ 1 HS trả lời.
+ Thế nào là động từ?
+ 1 HS trả lời.
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 DT, 3 ĐT.
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu
- Làm việc theo cặp.
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp.
- Dán kết quả lên bảng lớp, trình bày.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bơ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước.
Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
- HS viết bài vào vở theo lời giải đúng.
3 /Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra GHKII hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Dặn HS làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8.
_____________________________
	Tiết 4:	
Khoa học
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu :
- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...
- HS biết vận dụng những tính chất của nước vào cuộc sống.
*Giáo dục HS BVMT : HS biết cần phải bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Hình vẽ trang 42, 43 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm :
+ 2 cốc li thuỷ tinh giống nhau, 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa. 
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong. 
+ Một số tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước. 
+ Một miếng vải, bông, giấy thấm, túi ni long 
+ Một ít đường, muối, cát  và thìa.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b. bài mới :
HĐ1: Phát hiện màu mùi vị của nước 
- GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng 
+ Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh GV làm và trả lời câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
+ Làm thế nào bạn biết điều đó?
+ Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
- Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm đọc lập suy nghĩ 
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước 
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm
+ HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nuớc, tấm kính và khai đựng nước 
+ Y/c các nhóm cử 1 HS lên đọc thí nghiệm. Các HS khác quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nước có hình gì?
- Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm 
KL: Nước không có hình dạng nhất định
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
*GD HS BVMT
- GV kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy ntn?” 
- GV y/c các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả 
- GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
HĐ4: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
- GV tiến hành hoạt động cả lớp 
+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào?
+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước 
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 SGK
+ Y/c 4 HS lên làm thí nghiệm trước lớp 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
+ Y/c 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước 
3. Củng cố dặn dò :
- Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết 
- Dặn HS về nhà nhà tìm hiểu các dạng của nước. 
- GV nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Tiến hành hoạt động nhóm 
+ Quan sát và thảo luận
+ Chỉ trực tiếp
+ Nước không có màu, mùi, vị 
+ Nhận xét bổ sung 
+ Lắng nghe
+ Tiến hành làm thí nghiệm
+ Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận 
+ Đại diện của nhóm lên làm thí nghiệm 
+ Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước 
+ Nhận xét bổ sung 
+ Lấy giấy thấm, khăn lau
- HS làm thí nghiệm
+ Em thấy vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước 
+ 3 HS lên bảng làm thí nghiệm
+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
_________________________________
 Tiết 1: Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2013
	Tập làm văn 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 8)
( Kiểm tra đọc thành tiếng)
 _______________________________________________
	Tiết 2: Toán
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
-Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2(a,b) . HS giỏi thêm làm các bài tập còn lại
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng phần b bài học
III.Các hoạt động dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng phần b bài học
Hoạt đông GV
Hoạt đông HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Em hãy nêu cách nhân với số có một chữ số.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.
b/ Hướng dẫn:So sánh giá trị của 2 biểu thức
- Viết phần a( bài học) lên bảng. 
-Yêu cầu HS tính kết quả và so sánh kết quả của 2 phép tính.
 7 x5 = 5 x7
- Đưa bảng phụ đã viết phần b.
yêu cầu HS so sánh các giá trị đó
KL: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi : Đó là tính chất giao hoán của phép nhân
c/ Thực hành
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập: 
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để điền nhanh kết quả
Bài 2: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- HD HS nhận xét các phép tính.
-Gọi 4 em lên bảng làm bài . Cả lớp làm bảng con .
-Nhận xét , sửa sai 
4.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc lại nội dung tiết học.
 - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS nêu cách nhân.
- 2HS nhắc lại .
-HS theo dõi , nắm yêu cầu .
- HS tính và nêu kết quả của phép tính 
- So sánh kết quả: 7 x5 và 5 x7 đều bằng 35
- So sánh giá trị của các biểu thức trong mỗi trường hợp, rút ra nhận xét.
 a x b = b x a
- Một số em nhắc lại .
- 2 HS nêu.
-Một HS nêu cách thực hiện
- Tìm kết quả dưới hình thức trò chơi tiếp sức.
a/ 4 x6 = 6 x 4 b/ 3 x 5 = 5 x 3
 207 x 7 = 7 x 207; 2138 x 9= 9 x 2138
- 2 HS nêu
-Nhận xét về các phép tính
- 4 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con.
a/ 1357 x5=6785
 7 x853 = 5971
 40263 x 7 = 281841
 5 x 1326 = 6630
- Cả lớp cùng nhận xét , sửa sai
- Nhận xét , chốt kết quả đúng .
Tiết 3:	 Luyện toán
ÔN LUYỆN
Mục tiêu:
Giúp HS ôn luyện củng cố về:
Thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
Thực hành tính nhân.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Em hãy nêu cách nhân với số có một chữ số.
Hoạt động 1: 
Y/c HS hoàn thành bài tập trong VBT
Bài 1: 
- Y/c HS làm vào bảng con
- Gv yêu cầu HS làm vào bảng con
- Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Kiểm tra bảng, nhận xét.
Bài 2: GV yêu cầu HS trung bình trở lên tự làm
GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu
- Trong biểu thức có phép tính cộng và nhân ta thực hiện như thế nào? 
- Lớp cùng Gv nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Làm thêm một số bài sau:
Bài 1:Đặt tính rồi tính:
102123 2 ; 210412 3 ; 142507 4
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a/ 2407 3 + 12045 ; b/ 30168 4 – 4782
c/ 326871 + 117205 6 ; d/ 2578396 – 100407 5
-Thu chấm vở , nhận xét .
Nhận xét tiết học
4.Củng cố, dặn dò:
-GV nhắc lại nội dung tiết học.
 - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Gv nhận xét tiết học
- 2 HS đọc đề bài
-Thực hiện vào bảng con .
- HS nêu
2 HS chữa bài ở bảng
-Thực hiện cá nhân .
- Một số HS chữa bài trước lớp
-Nhận xét , lắng nghe .
_________________________________________
Tiết 4:	
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 10
I) Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần 11
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II) Chuẩn bị:
-Nội dung sinh hoạt
III)Các hoạt động dạy và học:
1) Đánh giá các hoạt động tuần qua:
- - Đa số học sinh ngoan ngoãn, chuyên cần.
- Học sinh biết lễ phép, đoàn kết với bạn bè, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
-Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè.
.+ Về nề nếp và chuyên cần: cả lớp đều duy trì và thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên trong giờ học vẫn còn một số em hay nói chuyện riêng 
Về học tập: Một số em tinh thần học bài và làm bài ở nhà chưa tự giác
 -Đa số các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
-Kiểm tra bài 15 phút đầu giờ các em làm khá tốt: Linh,
-Một số em có tiến bộ chữ viết: Linh, My , Thưởng
-Còn một số em còn quên sách, vở: My
2/.Các hoạt động khác:
-Tham gia sinh hoạt đội ,sao đầy đủ.
-Tham gia giữ vở sạch viết chữ đẹp còn hạn chế, nhiều em chữ viết còn xấu, trình bày cẩu thả,nhắc nhở thường xuyên nhưng tiến bộ chậm .
- Tham gia đóng góp còn chậm .
3. Kế hoạch tuần 11
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Học bài, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
+ Tham gia ủng hộ tháng vì người nghèo:
 **************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 10 CKT KNS BVMT 2013 2014.doc