Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11 - Trường Tiểu học Kim Thành

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11 - Trường Tiểu học Kim Thành

TUẦN 11

 Thứ ngày tháng năm 2013

Tiết 2. Tập đọc. Ông Trạng thả diều

I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK).

- KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 11 - Trường Tiểu học Kim Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
 Thứ ngày tháng năm 2013	
Tiết 2. Tập đọc. Ông Trạng thả diều 	 
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK). 
- KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới.
HĐ 1. - Giới thiệu chủ điểm:
- Giới thiệu bài:
HĐ 2. HD luyện đọc 
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Gọi HS đọc 4 đoạn lượt 2.
- Giảng từ ngữ mới trong bài: trạng, kinh ngạc 
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
HĐ3. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?
+ Nêu câu hỏi 4 SGK, HS thảo luận trả lời.
- 
Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Kết luận: .
HĐ 4. Luyện đọc theo nội dung bài.
- Gọi HS đọc lại 4 đoạn của bài.
- GV đọc mẫu. yêu cầu HS lắng nghe, theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.
- Kết luận giọng đọc toàn bài.
- HD đọc diễn cảm 1 đoạn.
+ GV đọc mẫu.
+ Gọi HS đọc lại đoạn vừa luyện đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.- Nhận xét tiết học. 
.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- 4 đoạn:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
- HS phát âm các từ sai: chăn trâu, vi vút, vỏ trứng.
- 4 HS nối tiếp đọc lượt 2 theo đoạn.
- HS đọc nghĩa của từ ở phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm 4
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể học thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
+ Nhà nghèo, phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. ..
+ Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
+ Tuổi trẻ tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Lắng nghe.
- Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc đúng.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- 3 HS thi đọc đoạn vừa luyện đọc.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Rút kinh nghiệm; ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3.Toán: Nhân với 10 ; 100 ; 1000 ; ... Chia cho 10 ; 100 ; 1000 ; ...
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a cột 1,2; b cột 1,2); bài 2 (3 dòng đầu).
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng tính: Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. HD HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
a) Nhân một số với 10. 
- Ghi lên bảng: 35 x 10
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng mấy?
- 10 còn gọi là mấy chục? 
- Vậy: 10 x 35 = 1 chục x 35. 
- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? 
- 35 chục là bao nhiêu? 
- Vậy 35 x 10 = 350. 
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10? 
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta thực hiện như thế nào ?
 b) Chia số tròn chục cho 10.
- Viết bảng: 350 : 10
- Gọi HS lên bảng tìm kết quả 
- Vì sao em biết 350 : 10 = 35 ? 
- Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta thực hiện như thế nào? 
HĐ3. HD nhân một số tự nhiên với 100, 1000, ... chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ...
 HD tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ...
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta thực hiện như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?
HĐ 4. Luyện tập, thực hành:
Bài 1 a (cột 1,2); 1 b (cột 1,2): 
- GV nêu lần lượt các phép tính, gọi HS trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 tạ bằng bao nhiêu kg?
- 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg? 
- HD mẫu: 300 kg = ... tạ 
 Ta có: 100 kg = 1 tạ 
 Nhẩm: 300 : 100 = 3 
 Vậy: 300 kg = 3 tạ 
- Ghi lần lượt từng bài 2 ba dòng đầu lên bảng, gọi HS lên bảng tính, cả lớp tự làm bài vào vở nháp. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại quy tắc
- Về nhà xem lại bài. 
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 10 x 35. 
 là 1 chục. 
- Bằng 35 chục. 
- Bằng 350.
- Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- Ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó 
- 1 HS lên bảng tính (bằng 35) 
- Ta lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
- Ta chỉ việc xóa bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó
- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- Lần lượt HS nối tiếp nhau trả lời Bài 1a) , 1b) cột 1,2 và nhắc lại cách thực hiện. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 100 kg. 
- 10 kg, 1000 kg.
- Theo dõi, thực hiện theo. 
- HS lần lượt lên bảng tính và nêu cách tính:
 - Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm; ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4.Khoa học. Ba thể của nước
 I. Mục tiêu: 
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển biến của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quan st; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin
* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyển thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Chai nhựa trong để đựng nước, nến, ống nghiệm, nước đá, khăn lau bằng vải 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Hãy nêu những tính chất của nước?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
HĐ 2. HD tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét.
 - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2?
- Từ hình 1,2 cho biết nước ở thể nào?
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Dùng khăn ướt lau bảng, gọi HS lên nhận xét.
- Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm như hình 3 SGK/44
* Tổ chức cho HS làm thí nghiệm (Lưu ý HS an toàn khi thí nghiệm).
- Chia nhóm 4, phát dụng cụ thí nghiệm.
- Thầy sẽ lần lượt đổ nước nóng vào cốc của từng nhóm, các em hãy quan sát và nói hiện tượng vừa xảy ra. Ngay sau đó, các em hãy úp đĩa lên mặt cốc nước khoảng vài phút rồi lấy đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét và nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
- Sau vài phút, gọi HS nêu kết quả quan sát của nhóm mình.
- Qua 2 hiện tượng trên em có nhận xét gì?
Giảng: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước nóng tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên...
 - Vậy nước trên mặt bảng đã biến đi đâu mất?
- Nêu ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí.
Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp. Hơi nướckhông thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyển thiên nhiên.
HĐ 3. HD tìm hiểu nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
Hoạt động cá nhân.
- Hãy mô tả những gì em thấy qua hình 4,5?
- Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
- Nhận xét hình dạng nước ở thể này? 
- Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì? 
- Nếu ta để khay nước đá ngoài tủ lạnh, thì sau một lúc hiện tượng gì xảy ra? Nói tên hiện tượng đó?
- Tại sao có hiện tượng này?
Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 0 độ C. Hiện tượng này ta gọi là sự nóng chảy .
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết/45. 
HĐ 4. HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
Hoạt động nhóm đôi. 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể? 
- Các em hãy trao đổi nhóm đôi để vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Gọi một số HS lên bảng vẽ.
- Gọi HS NX và chọn sơ đồ đúng, đẹp.
- Gọi HS nhìn vào sơ đồ trình bày sự chuyển thể của nước.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2  ... c nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.
- HS làm bài vào vở bài tập (2 HS
 mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người, vật. (phát phiếu cho 2 HS ). 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài trên phiếu đính bài lên bảng.
- Gọi HS đọc lại lời giải trên phiếu. 
Kết luận: Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i, chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Viết cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng.
- Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi thế nào? 
Kết luận: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.
- Tình từ là gì? 
- Hãy đặt câu có tính từ?
HĐ3. Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc YC và ND bài tập. 
- Các em hãy gạch chân dưới tính từ trong đoạn văn trên
- Gọi HS lên bảng gạch dưới những từ là tính từ trong đoạn văn 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bạn em (người thân em) có đặc điểm tính tình như thế nào?
- Tư chất của bạn, người thân em thế nào? 
- H/dáng của bạn (người thân) em ra sao?
- Ở câu (a) các em đặt câu với những từ các em vừa tìm được. Ở câu (b) các em đặt câu với những từ miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thước, các đặc điểm khác của sự vật.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. 
- Gọi HS nêu câu mình đặt.
 GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là tính từ? Cho ví dụ
- Nhận xét tiết học. 
 làm trên phiếu)
- HS lần lượt nêu ý kiến. 
- Đính phiếu lên bảng.
- 3 HS nối tiếp đọc lời giải trên phiếu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. 
- Gợi dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
+ Bạn Thuý lớp em có mái tóc rất đẹp.
+ Bạn Thành rất thông minh.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- HS lần lượt lên bảng tìm tính từ: 
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng 
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh 
- HSNX từ t×m ®­îc có phải là tính từ không 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- ngoan, hiền, chăm chỉ, nhân hậu,...
- thông minh, giỏi giang, khôn ngoan, ... 
- Cao, thấp, to, gầy, lùn,...
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau nêu câu của mình đặt: 
+ Mẹ em là người nhân hậu.
+ Cô giáo em rất xinh.
+ Bạn Ngàn là người thấp nhất lớp em.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Rút kinh nghiệm; ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................. Chiều Thứ ngày tháng năm 2013
Tiết 1.ÔN TOÁN: Ôn tập 
I. Mục tiêu: 
Củng cố về tính chất kết hợp của phép nhân và nhân các số tận cùng bằng chữ số 0
- Vận dụng vào tính và giải toán có các dạng liên quan.
- Hướng dẫn hs giải toán qua mạng)
II. Đồ dùng d - h: Bảng phụ
III. Các hoạt động d – h :
A) Lý thuyết:
- Nêu tính chất kết hợp của phép nhân và cách thực hiện nhân các số tận cùng bằng chữ số 0.
- Ví dụ: 324 x 5 x 2 = ? 34 x 2 x 7 x 5 = ?
- GV nhận xét và chốt.
B) Thực hành:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 35 x 2 x 5 9 x 8 x 125
 7 x 4 x 25 67 x 2 x50
 2 x 9 x 5 x 7 6 x 14 x 5 x 25 x 3 x 4
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
321 x 30 570 x 500 2400 x 400 780 x 700
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tính (theo mẫu ):
52 x 16 = 52 x 8 x 2 2654 x 12 =
 = 416 x 2 
158 x 25 = ...................... 7051 x 40 = ...................
 = ....................... 
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Một thùng đựng 100 bút chì màu, mỗi hộp có 6 bút chì. Hỏi 9 thùng có bao nhiêu bút chì màu ?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
Bài 5: Mỗi giờ có 60 phút; mỗi phút có 60 giây. Hỏi
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng vừa nêu lại vừa làm ví dụ.CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 6 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm
 3 giờ 15 phút có bao nhiêu giây ?
- Gọi HS đọc bài toán
H :Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
Y/C HS tự làm bài,giáo viên quan sát giúp đỡ HSY.
- Gọi HS lên bảng làm .
- GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn luyện tính chất kết hợp của phép nhân và nhân các số tận cùng bằng chữ số 0.
- HS đọc đề toán
- HS nêu .
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm
- Lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Rút kinh nghiệm; ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2.Khoa học: Mây được hình thành như thế nào 
I. Mục tiêu:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyển thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học: - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
- Ở các thể rắn, lỏng , khí nước có những tính chất chung và riêng nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. HD tìm hiểu sự hình thành mây, mưa.
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK. Các hình này là nội dung của câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước.
- Gọi 1 bạn đọc câu chuyên trên.
- Dựa vào câu chuyện trên, các em hãy trao đổi nhóm, vẽ sơ đồ hình thành mây và nhìn vào sơ đồ nói sự hình thành mây. 
- Gọi HS lên vẽ sơ đồ 
- Kết luận sơ đồ đúng.
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát hình trong SGK
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Trao đổi nhóm đôi.
- 2 HS lên vẽ.
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao gặp không khí lạnh, hơi nước ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mây.
Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. các đám mây lên cao kết hợp thành những giọt nước lớn hơn và rơi xuống tạo thành mưa.
* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyển thiên nhiên.
- Thế nào là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
HĐ 3. TC đóng vai tôi là giọt nước 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Các em hãy thảo luận và phân các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Áp dụng những kiến thức đã học các nhóm hãy tìm lời thoại cho từng vai trong nhóm. 
- Gọi lần lượt các nhóm lên trình diễn
- Gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý xem nhóm nào trình bày sáng tạo đúng nội dung bài học 
- Tuyên dương nhóm trình bày hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước?
- Nhận xét tiết học.
- Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh.Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, ao, hồ, đất liền. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Hiện tượng nước biển đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- 3 HS đọc to trước lớp. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Thảo luận tìm lời thoại.
- Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn.
- Nhận xét. 
- Vì nước rất quan trọng, cần thiết cho mọi sinh vật trên trái đất.
- Lắng nghe, thực hiện.
Rút kinh nghiệm; ..............................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
 Tìm hiểu về an toàn giao thông
 Trò chơi: Nhảy bao bố
I . Mục tiêu: 
HS biết Về một số luật cơ bản về giao thông
Giúp cho HS biết cách chơi trò chơi Nhảy bao .
Tạo cho các em rèn luyện tính khéo léo trong khi chơi.
Đồ dùng dạy học : Bao
Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Cho Hs tìm hiểu về một số luật lệ giao thông 
Em biết thêm gì về luật giao thông.
Cho HS kể tự do.Khi tham gia giao thông em đã chấp hành đúng luật chưa.
Sau đó GV chốt lại một số ý
Chuẩn bị.Cho HS đưa bao ra sân.
GV hướng dẫn cách chơi.
1.GV hướng dẫn cách nhảy bao
2.GV hướng dẫn cách cầm bao 
3. GV hướng dẫn cách nhảy bao.
4. HS chơi.
Trong lúc HS chi GV theo dõi uốn nắn và cho HS 
6.Kết thúc trò chơi. GV tuyên dương , khen ngợi những HS có ý thức chơi tốt.
III. Cũng cố , dặn dò. Nhận xét tiết học.
HS chú ý trả lời và thi nhau tìm hiểu về luật giao thông 
HS đưa bao ra sân
HS lắng nhìn
HS chú ý
HS chơi thử
HS chơi, chia lớp thành 3 nhóm.
Nhảy thi giữa 3 nhóm để kích thích hứng thú cho các em trong khi chơi
HS chú ý
Rút kinh nghiệm................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 11 cktkn KNS GDBVMT.doc