Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 25 năm 2010

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 25 năm 2010

PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU:

- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật)

- Biết phát biểu quy tắc nhân hai phân số & vận dụng vào thực hiện các phép nhân cụ thể.

 -Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.

II.CHUẨN BỊ:

- Hình vẽ trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1/ On định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Gọi 3 hs lên bảng lớp còn lại làm giấy nháp

 Hs khác nhận xét

 Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 25 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Ns: 26/2/2010
Nd: 28/2/2010
TOÁN
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I.MỤC TIÊU:
Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật)
Biết phát biểu quy tắc nhân hai phân số & vận dụng vào thực hiện các phép nhân cụ thể.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ:
Hình vẽ trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
	Gọi 3 hs lên bảng lớp còn lại làm giấy nháp
	Hs khác nhận xét
	Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
GV yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật mà các cạnh có độ dài là số tự nhiên, ví dụ: chiều rộng là 3m, chiều dài là 5m.
Tiếp theo GV đưa hình vẽ đã chuẩn bị.
Chiều rộng của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Để tính diện tích hình chữ nhật, chúng ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
GV treo bảng phụ vẽ hình vuông như SGK hỏi: Hình vuông có diện tích là bao nhiêu?
Hình vuông được chia thành mấy ô vuông nhỏ?
Diện tích mỗi ô vuông là bao nhiêu?
Hình chữ nhật đã tô màu chiếm mấy ô vuông?
Diện tích hình chữ nhật bằng mấy phần diện tích hình vuông?
 Vì diện tích hình vuông là 1m2, nên diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?
GV nêu vấn đề: làm thế nào để tìm ra kết quả của phép tính nhân tìm diện tích hình chữ nhật: S =x (m2)?
GV dựa vào lời phát biểu của HS từ đó dẫn dắt đến cách nhân:
 x = = 
GV yêu cầu HS dựa vào phép tính trên để rút ra quy tắc.
Muốn nhân hai phân số, ta thực hiện như thế nào?
Yêu cầu vài HS nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con + 2HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để tính, không cần giải thích.
-GV cùng HS sửa bài - nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Bài tập y/c chúng ta làm gì?
-GV HD phần a. Sau đó yêu cầu HS làm các phần còn lại vào vở nháp theo cặp+ 2HS lên bảng 
GV nhận xét – tuyên dương
Bài tập 3 :
-Gọi HS đọc yêu cầu bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở - nhận xét
4/ Củng cố: 
Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?
Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò: 
Làm BT 1d và 2c .
Chuẩn bị: Luyện tập.
V/ Rút kinh nghiệm:
TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. 
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời tên cướp cục cằn, hung dữ; lời bá sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh) 
Đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ Oån định lớp:
2/ kiểm tra bài cũ:
	Gọi 3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi
	Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới:	
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. 
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
HS đọc theo nhóm
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
 GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, trắng bệch, loạn óc, man rợ, đập tay, quát, nín thít, trừng mắt, điềm tĩnh, dữ dội, phắt, rút soạt dao ra, dõng dạc, quả quyết, treo cổ, đức độ, hung hăng 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi SGK
Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua chi tiết nào?
Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
Lời nói & cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
Đoạn 2 ý nói gì?
Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly & tên cướp biển?
Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
GV nói thêm: tên cướp cũng có thể sợ bác sĩ đưa ra toà, nhưng hắn khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải khiếp sợ.
Đoạn 3 cho ta biết điều gì
Truỵên ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì? 
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật. 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ treo cổ trong phiên toà sắp tới) 
GV cùng HD HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì?
4/ Củng cố:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, 
chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
V/ Rút kinh nghiệm:
CHÍNH TẢ
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT r / d / gi, ên / ênh 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nghe–viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển.
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/ d/ gi hoặc vần dễ lẫn ên/ ênh 
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2b.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Ổ định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Gọi hs viết từ sai của bài trước
Gv nhận xét tuyên dương
3/ Bài mới:
Hoạt động1: HD HS nghe-viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV lưu ý: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền từng vần cho sẵn (ên / ênh) sao cho tạo ra từ, câu có nội dung thích hợp. Sau đó giải câu đố trong bài.
GV dán 3 tờ phiếu viết nội dung BT, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức – điền tiếng hoặc vần thích hợp vào chỗ trống. 
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc. 
4/ Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Nghe–viết Thắng biển
V/ Rút kinh nghiệm:
LỊCH SỬ
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều & Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong & Đàng Ngoài
Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên. HS nêu được nguyên nhân đất nước bị chia cắt vào thế kỉ XVI
Trình bày được quá trình hình thành Nam triều & Bắc triều trên bản đồ
Luôn có tinh thần giữ gìn & bảo vệ nền độc lập của dân tộc, không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt. 
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI
GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
GV giới thiệu nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung & sự phân chia Nam triều & Bắc triều 
GV yêu cầu HS trình bày quá trình hình thành Nam triều & Bắc triều trên bản đồ 
 GV: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê .Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc và chiến tranh Trịnh – Nguyễn 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV chia lớp thành nhóm , mỗi nhóm hoàn thành yêu cầu sau
-Mạc Đăng Dung là ai ?
 -Nhà Mạc ra đời như thế nào ?Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?
 -Nam triều là triều đình của dòng họ nào PK nào ?Ra đời như thế nào ?
 -Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều ?
 -Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào ?
Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì?
Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?
Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ra sao
Đàng Trong và Đàng Ngoài do ai làm chủ?
GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền ,đời sống nhân dân vô cùng cực khổ .Đây là một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc 
- Hãy chỉ trên lược đồ giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Chiến tranh Nam triều & Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
Cuộc chiến tranh này đã gây ra những hậu quả gì? 
4/ Củng cố Dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ cuối bài
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn ph ... ng để bảo vệ cho mắt (VD: đội mũ rộng vành, đeo kính râm,)
Khi trời nắng, GV có thể làm thí nghiệm dùng kính lúp hướng về phía ánh sáng mặt trời. Đặt tại nơi ánh sáng hội tụ mọi vật, vật sẽ bị nóng lên. Sau đó giải thích cho HS: mắt có một bộ phận tương tự như kính lúp, khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, ánh sáng tập trung tại đáy mắt có thể làm tổn thương mắt. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số việc nên/không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết 
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, để bảo vệ cho mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi trang 99
Thảo luận chung: GV có thể đưa thêm các câu hỏi như: Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên đặt đèn chiếu sáng ở tay phải? GV có thể sử dụng thêm các tranh ảnh đã chuẩn bị thêm để thảo luận
Cho HS làm việc các nhân theo phiếu
Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Không bao giờ 
Kết luận của GV:
Khi đọc, viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách và viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải 
4/ Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ 
V/ Rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1.
Bảng phụ viết sẵn 11 từ ngữ ở BT2 (mỗi từ viết 1 dòng).
Vài trang phôtô Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt hoặc Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học
Bảng lớp viết lời giải nghĩa ở cột B, 3 mảnh bìa viết các từ ngữ ở cột A – BT3.
3 tờ phiếu viết nội dung BT4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động 1: MRVT thuộc chủ điểm
Bài tập 1:
GV dán 3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1, mời 3 HS lên bảng gạch dưới các từ ngữ cùng nghĩa với từ dũng cảm;
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: 
Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để tạo thành cụm từ có nghĩa
Bài tập 2:
Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý: Các em cần ghép thử từ dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước, sao cho tạo ra được tập hợp từ có nội dung thích hợp.
GV mời 1 HS lên bảng đánh dấu x (thay cho từ dũng cảm) – vào trước hay sau từng từ ngữ cho sẵn trên bảng phụ.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm
Bài tập 3:
Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV: Các em hãy thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với từ. Để kiểm tra, có thể dùng từ điển.
GV mời 1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa (viết các từ ở cột A) ghép với từng lời giải nghĩa ở cột B, 
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV dán lên bảng 3 tờ phiếu viết nội dung BT, mời HS lên bảng thi điền từ đúng / nhanh. 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu kể Ai là gì? 
V/ Rút kinh nghiệm:
Ns: 3//3/2010
Nd: 5/3/2010
TOÁN
PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
HS biết thực hiện phép chia phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Thái độ:
 -GD hs tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Oån định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
	Gọi 3 hs lên bảng lớp còn lại làm giấy nháp
	Hs khác nhận xét
	Gv nhận xét và ghi điểm vào sổ
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu phép chia phân số
GV nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài hình đó.
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích & chiều rộng của hình đó.
GV ghi bảng: : 
GV nêu cách chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược lại.
Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào?
GV hướng dẫn HS chia:
 : = x = 
Chiều dài của hình chữ nhật là: m
* Để thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân (lấy chiều dài x chiều rộng = diện tích)
Yêu cầu HS tính nháp: : 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: 
Yêu cầu HS viết phân số đảo ngược .
GV nhận xét
Bài tập 2
 Gọi HS đọc YC đề bài 
Cho HS nêu lại cách thực hiện chia cho phân số sau đó làm bài
Yêu cầu HS thực hiện phép chia
GV nhận xét
Bài tập 3 :
 HS đọc YC đề bài 
Bài tập này nhằm nêu lên mối quan hệ giữa phép nhân & phép chia phân số (tương tự như đối với số tự nhiên)
GV nhận xét
Bài tập 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở – nhận xét.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
Nêu cách thực hiện chia hai phân số
Nhận xét tiết học.
Về nhà làm BT3b và Chuẩn bị bài: Luyện tập
V/ Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC 
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp
Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan
Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh
Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế 
- HS biết áp dụng kiến thức đã học trong cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá
Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế; ba chiếc cốc 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Oån định lớp:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng, lạnh 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày 
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100
Lưu ý: một vật có thể là nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác 
GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. GV đề nghị HS tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
Lưu ý: trước khi thực hiện hoạt động 2, nếu còn thời gian cho phép, GV có thể cho HS tiến hành thí nghiệm về sự nóng hơn và lạnh hơn của các vật 
Hoạt động 2: TH sử dụng nhiệt kế 
Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong trường hợp đơn giản 
Cách tiến hành:
GV giới thiệu cho HS 2 loại nhiệt kế (đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí). GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế.
 Gọi một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế 
Kết luận của GV:
Mục Bạn cần biết
4/ Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)
V/ Rút kinh nghiệm:
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp & gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
 - HS thêm yêu mến cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm BT3.
Bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT3)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Oån định lớp:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Nhận diện 2 kiểu mở bài trực tiếp & gián tiếp
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập HS đọc yêu cầu của bài tập, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài
GV nhận xét kết luận:
Hoạt động 2: Vận dụng viết 2 kiểu mở bài
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhắc HS:
+ Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý.
+ Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ có 2 – 3 câu, không nhất thiết phải viết thật dài.
GV nhận xét, chấm điểm cho những đoạn mở bài hay.
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV kiểm tra xem HS đã quan sát ở nhà một cái cây, sưu tầm ảnh về cái cây đó mang đến lớp như thế nào.
GV dán tranh, ảnh một số cây.
GV nhận xét, góp ý.
Bài tập 4:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV gợi ý: các em có thể viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của BT3.
GV nhận xét, khen ngợi & chấm điểm những đoạn viết tốt.
4/Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây.
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 25(1).doc