TẬP ĐỌC
Tiết 61: ĂNG CO –VÁT
I . MỤC TIÊU:
- Biết đọc diên cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. (trả lời được các CH trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa (nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TUẦN 31 Thứ hai ngày 11 th¸ng 04 n¨m 2011 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết 61: ĂNG CO –VÁT I . MỤC TIÊU: - Biết đọc diên cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. - Hiểu ND: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. (trả lời được các CH trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa (nếu có ) - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm cả bài. - HS khá giỏi đọc toàn bài . - HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. - 1,2 HS đọc cả bài . - HS đọc thầm phần chú giải từ mới. *HĐ2: Tìm hiểu bài . * Đoạn 1 : 2 dòng đầu - Ang – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? * Đoạn 2 : kín khít như xây gạch vữa. - Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? - Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ? * Đoạn 3 : phần còn lại. - Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ? => Nêu đại ý của bài ? - HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . - Ăng – co Vát được xây dựng ở Cam-pu – chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai. + Gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. + Có 398 gian phòng. - Những tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. - Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , đượv ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. - Vào lúc hoàng hôn Ang – co Vát thật huy hoàng . + Anh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền + Những ngon tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt . + Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách. - HS nêu. *HĐ3: Đọc diễn cảm. - GV đọc diễn cảm đoạn Lúc hoàng hôn.từ các ngách.. - HS luyện đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn . - Chuẩn bị : Con chuồn chuồn nước. - Hs lắng nghe. & MÔN: TOÁN Tiết 151: THỰC HÀNH (tt) I . MỤC TIÊU: - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Thước dây cuộn (hoặc đoạn dây có ghi mét) - Phiếu thực hành (trong VBT) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: - HS sửa bài - HS nhận xét. 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Thực hành. - Yêu cầu: Từ độ dài thực tế (đoạn thẳng AB ) trên mặt đất 20 mét, em hãy vẽ đoạn thẳng trên giấy theo tỉ lệ 1 : 400 *Gợi ý thực hiện: Trước hết tính độ dài thu nhỏ đoạn thẳng AB (cm) Đổi 20 m = 2000 cm. Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm) - HS thực hành - HS thực hành vẽ. *HĐ2: Luyện tập Bài 1: Chiều dài của bảng là 3m, hãy vẽ trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 50 . Đổi 3m = 300 cm Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 (cm) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm. - Gv chữa bài. *Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài tập 1 Đổi 8 m = 800 cm, 6 m = 600 cm Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật và vẽ hình. - Hs đọc đề. - 1 Hs giải phiếu bài tập. - Hs nhận xét. * Hs khá – giỏi tự giải. 3. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên - Làm bài trong SGK & MÔN: ĐỊA LÍ Tiết 31: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I . MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. + Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Bản đồ hành chính Việt Nam. -Một số hình ảnh về thành phố Đà Nẵng. - Lược đồ hình 1 bài 24. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Hoạt động nhóm đôi. - GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được: + Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ? + Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam + Đà Nẵng có những cảng gì? + Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa? - GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển? - Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. - Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. - Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng. - Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại. *HĐ2: Hoạt động theo nhóm . - GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? - Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản... - HS quan sát và trả lời. *HĐ3: Hoạt động cá nhân. - HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? - Nêu một số điểm du lịch khác? - Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? - Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển. - Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. - Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. 3. Củng cố - dặn dò: - GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển? - Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo. - Hs trả lời. & MÔN: LỊCH SỬ Tiết 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I . MỤC TIÊU: - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ơ Phú Xuân (huế). - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị: + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoang hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. + Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc...) + Ban hành bộ lực Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: Gv nêu câu hỏi. - Hs trả lời. 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS thảo luận : Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào? => Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Anh đã đam quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn . - Trình bày thêm về sự tàn sát của của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn . - Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long, Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức . - HS đọc đoạn: “Năm 1792.. Tự Đức” - HS trả lời. - Các tổ lên thi đua chọn đúng thứ tự các đời vua đầu nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) *HĐ2: Hoạt động nhóm. - GV cung cấp thêm một số điểm trong bộ luật Gia Long: Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn) tức là: không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua - Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình bằng bộ luật hà khắc nào? - Vì sao các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lợi của mình cho ai? - Từ việc đặt luật pháp, thay đổi các cơ quan, đến việc tổ chức các kì thi Hội do ai làm? - Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, các vua triều Nguyễn đã đặt ra các hình phạt như thế nào? - Hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo. => Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . 3. Củng cố - dặn dò: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Tìm đọc: Các vua đời nhà Nguyễn - Chuẩn bị bài: Kinh thành Huế - Hs trả lời câu hỏi. & ( Buổi chiều, nghỉ lễ) Thứ ba ngày 12 tháng 04 năm 2011 MÔN: TOÁN Tiết 152: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I . MỤC TIÊU: - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân. - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong một số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - SGK, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1:Bài tập 1 - Củng cố về cách đọc, viết số & cấu tạo - thập phân của một số. - GV hướng dẫn HS làm câu mẫu. - HS nêu lại mẫu - HS làm bài - HS sửa. *HĐ2: Bài tập 2 - Yêu cầu HS tự làm. Bài tập 3: - Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng & lớp. - Yêu cầu HS nhắc lại: Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu gồm những hàng nào? - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả *HĐ3: Bài tập 4: - HS tự làm và chữa bài. Bài tập 5: - Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ trống. - HS làm bài - HS sửa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt) - Làm bài trong SGK. & MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 61: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I . MỤC TIÊU: - Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Nhận xét. - Ba HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2,3 - Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến. - GV chốt lại: Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng. - Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng. + Vì sao I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? + Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? + Tác dụng của phần in nghiêng: Nêu nguyên nhân và thời gian. - HS đọc - HS phát biểu. *HĐ2: Ghi nhớ. - Hai HS đọc ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. *HĐ3: Luyện tập: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu và làm vào VBT ... & MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết 61: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I . MỤC TIÊU: - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đđoạn văn (BT1, BT2). - Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đđầu tìm đđược những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - SGK , bảng phụ có ghi dàn ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. Bài tập 1,2. - GV chốt lại: Hai tai: to, dựng đứng.. Hai lỗ mũi: ươn ướt.. - HS đọc nội dung bài tập 1,2. - HS đọc kĩ đoạn Con ngựa, làm bài vào vở. - HS phát biểu ý kiến. *HĐ2: Luyện tập - GV treo một số ảnh con vật. Lưu ý HS: Đọc kĩ 2 ví dụ trong SGK để hiểu bài. - Viết lại những từ ngữ miêu tả theo hai cột. - HS và giáo viên nhận xét. - Một HS đọc yêu cầu bài tập 3. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Một vài HS nhắc tên con vật em chọn để quan sát. - HS viết bài theo hai cột - HS đọc kết quả. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xt chung tiết học. - Chuẩn bị bi cho tiết học sau. & Thứ năm ngày 14 tháng 04 năm 2011 MÔN: TOÁN Tiết 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tt) I . MỤC TIÊU: - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - SGK, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: - HS sửa bài - HS nhận xét 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Thực hành. Bài tập 1: - Trước khi làm bài, GV yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; GV giúp HS củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5 (xét chữ số tận cùng); cho 3, 9 (xét tổng các chữ số của số đã cho) Bài tập 2: - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu của số chia hết cho cả 2 và 5 (tận cùng bằng 0) - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - HS làm bài - HS sửa. *HĐ2: Bài tập 3: - HD cách giải như sau: x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 ; x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5. Vì 23 < x < 31 nên x là 25 Bài tập 4:Yêu cầu HS tự làm - HS giải thích cách làm nhưng khi trong bài làm chỉ yêu cầu HS viết số. - HS làm bài - HS sửa bài - HS làm bài - HS sửa bài *HĐ3: Bài tập 5:Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 3. Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả. -HS làm bài - HS sửa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xt chung tiết học. - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên - Làm bài trong SGK. & MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I . MỤC TIÊU: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); bước đầu viết được đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng lớp viết : - Hai câu văn ở BT 1 (phần nhận xét ). - Ba câu văn ở BT11 (phần luyện tập ). - Ba băng giấy – mỗi băng viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2 (phần luyện tập ) - Bốn băng giấy – mỗi băng chỉ viết một câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần luyện tập ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Nhận xét. - Hai HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1,2 GV nhắc HS : trước tiên tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ. Bài 1: - GV chốt lại lời giải đúng: Trước nhà Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa đổ vào, Bài 2: Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ làm bài. - HS khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ làm bài. - HS khác nhận xét *HĐ2: Ghi nhớ - Ba HS đọc lại ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. *HĐ3: Luyện tập: Bài tập 1: Trước rạp. Trên bờ. Dưới những mái nhà ẩm nước. Bài tập 2: - GV nhắc HS : phải thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. - GV cho 3 HS lên bảng làm vào phiếu. Câu a: Ở nhà, Câu b: Ở lớp, Câu c: Ngoài vườn. Bài tập 3: - HS đọc nội dung bài tập. - HS làm tương tự bài tập 2 Câu a: Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Câu b: Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi. Câu c: Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. Câu d: Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ làm bài. - HS khác nhận xét - HS lên bảng làm bài. - HS khác nhận xét. - HS suy nghĩ làm bài. - HS khác nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. & MÔN: ÂM NHẠC Tiết 31: ÔN 2 BÀI HÁT: - CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN - THIẾU NHI THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN I . MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ. Tập biểu diễn trước lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Lời bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn Tổ chức hướng dẫn HS ôn theo các hình thức dãy, nhóm, cá nhân, trình bày cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Khởi động giọng. - Hát lĩnh xướng, đối đáp ở đoạn 1, hoà giọng ở đoạn 2 kết hợp gõ đệm theo 2 âm sắc Hát vận động theo nhạc *HĐ2: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan Yêu cầu HS trình bày lại bài hát Cho HS nêu cảm nhận về bài hát, nhắc HS thể hiện sắc thái vui tươi, nhịp nhàng Tổ chức hướng dẫn HS ôn theo các hình thức dãy, nhóm, cá nhân, trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hoà giọng kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc, tiết tấu lời ca Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ - - Hát chuẩn xác theo đàn Trả lời. Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu. Hát kết hợp vận động theo nhạc. *HĐ3: Tập biểu diễn - Tổ chức cho HS tập biểu diễn 2 bài hát theo nhóm, song ca, đơn ca. - Nhận xét đánh giá - Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ. Theo dõi nhận xét lẫn nhau 3. Củng cố - dặn dò: - Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ. Theo dõi nhận xét lẫn nhau Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc. - Hs thực hành theo yêu cầu. & Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011 MÔN: TOÁN Tiết 155: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I . MỤC TIÊU: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để ính thuận tiện. - Giải các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Thực hành. Bài tập 1: - Củng cố về kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính) Bài tập 2: - Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết” - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - HS làm bài - HS sửa *HĐ2: Bài tập 3: - Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức có chứa chữ. - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ tương ứng. Bài tập 4: - Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán &kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. Chú ý: Nên khuyến khích HS tính nhẩm, nêu bằng lời tính chất được vận dụng ở từng bước. Bài tập 5: - Yêu cầu HS đọc đề toán & tự làm - HS làm bài - HS sửa bài - HS làm bài - HS sửa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt) - Làm bài trong SGK & MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết 62: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I . MỤC TIÊU: - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1). - Biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2). - Bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - SGK, VBT, phiếu bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: Hướng dẫn luyện tập . Bài tập 1: GV chốt lại: Đoạn 1: từ đầu đến như còn đang phân vân. (Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ) Đoạn 2: Còn lại (Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn) Bài tập 2: - GV chốt lại: thứ tự b, a, c. - HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước trong SGK, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân, xác định thứ tự đúng cảu các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí. - HS phát biểu ý kiến. *HĐ2: Luyện tập: - GV nhắc HS: - Mỗi em phải viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS viết dựa vào gợi ý trong SGK. - Một số HS đọc đoạn văn viết. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị bi cho tiết học sau. & LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I . MỤC TIÊU: - Viết được đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động của con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Phiếu bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu và ghi đề. *HĐ1: GV ghi đề bài. - Hs đọc đề, phân tich đề bài. *HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. - Yêu cầu học sinh nêu dàn ý của bài văn miêu tả con vật. - Nêu các bộ phận bên ngoài và những đặc điểm nổi bật của con vật đó. - Yêu cầu học sinh kể một số hoạt động và thói quen của con vật nuôi trong nhà mình. - Gv kết luận. - Một số hs nêu. Một số hs nêu. - Một số hs nêu. *HĐ3: Học sinh viết. - Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh viết. - Hs viết văn, 2 hs khá viết trên phiếu bài tập. 3. Củng cố - dặn dò: - Gv nhận xét, đánh giá , sửa chữa bài viết cho học sinh. - Nhận xét tiết học. - Hs chữa bài. & BUỔI CHIỀU ( Dạy bù ngày lễ)
Tài liệu đính kèm: