Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 - Trường tiểu học Tịnh Giang

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 - Trường tiểu học Tịnh Giang

TẬP ĐỌC

 Trung thu ®éc lËp

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- Đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngần, nông trường

- Hiểu nội dung bài : Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

Tích hợp KNS:

-Xác định giá trị -Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài TĐ/66 SGK

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần thứ 7 - Trường tiểu học Tịnh Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuêìn 7
Từ ngày 30/09 đến ngày 05/10/2013
Thứ hai 30/09/2013
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
*******c&d*******
TẬP ĐỌC
 Trung thu ®éc lËp 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngần, nông trường 
- Hiểu nội dung bài : Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
öTích hợp KNS:
-Xác định giá trị -Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài TĐ/66 SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.ỔN ĐỊNH: Hát
B. KIỂM TRA BÀI CŨ : Chị em tôi
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của truyện. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài : Ghi đề bài lên bảng
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc :
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt)
- HS đọc theo trình tự :
+ Đoạn 1 : Đêm nay  của các em
+ Đoạn 2 : Anh nhìn trăng  vui tươi
+ Đoạn 3 : Trăng đêm nay  các em
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). 
- Gọi HS đọc toàn bài
- 2 em đọc
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải
- 1 em đọc
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc : Đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của Thiếu nhi.
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời :
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ?
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Đối với thiếu nhi, Tết trung thu có gì vui? 
+ Trung thu là tết của Thiếu nhi, Thiếu nhi cả nước cùng rước đèn và phá cỗ.
+ Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì ?
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới các em nhỏ và tương lai của các em.
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
+ Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quí. Trăng vằng vặc chiếc khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
- Đoạn 1 nói lên điều gì ?
öTích hợp KNS:
-Một đất nước độc lập đồng bào ta đã đỗ biết bao nhiêu xương máu. Vì thế chúng ta phải có ý thức gìn giữ đất nước bằng cách học tập thật giỏi và đạo đức tốt..
- Nói lên cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp : Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chit, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều.
- Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- Ghi ý chính đoạn 2.
- 2 HS nhắc lại
- Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của các em, tương lai của đất nước đến nay đất nước ta đã có nhiều đổi thay.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì 
+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển ntn 
+ 3-5 HS tiếp nối nhau phát biểu
- Ý chính của đoạn 3 là gì ?
- Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
- Ghi ý chính lên bảng.
- Đại ý bài này nói lên điều gì ?
- Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét, cho điểm HS
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Hỏi : Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ ntn ?
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Ở vương quốc Tương Lai.
*******c&d*******
TOÁN
 LuyÖn tËp
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ 
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.
S Bài tập cần làm: 1, 2, 3
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết 30
- 3 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét và cho điểm HS
C. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào giấy nháp.
- GV nêu cách thử lại 
- GV nhận xét và cho điểm HS
- HS nhận xét, chữa bài
* Bài 2
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào giấy nháp.
- GV nêu cách thử lại 
- GV nhận xét, chữa bài
- HS nhận xét, chữa bài
* Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Tìm x.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707 
 x = 4242
- GV nhận xét và cho điểm HS
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài
D. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Biểu thức có chứa hai chữ.
*******c&d*******
CHÍNH TẢ
 Gµ trèng vµ c¸o
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nhớ viết chính xác, trình bày đúng đoạn từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn  làm gì được ai trong truyện thơ lục bát Gà trống và Cáo.
- Làm đúng bài tập chính tả trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- BT 2a hoặc 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.ỔN ĐỊNH: Hát 
B. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : phe phẩy, thỏa thuê, tỏ tường, dỗ dành, nghĩ ngợi, phè phỡn 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về chữ viết của HS.
C. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : Ghi đề bài lên bảng
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- 3-5 HS đọc
- Hỏi :
- HS phát biểu
+ Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì ?
 thể hiện Gà là một con vật thông minh.
+ Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
+ Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng.
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ : phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối
c) Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày
- Viết hoa Gà, Cáo khi là lời nói trực tiếp và là nhân vật
- Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép.
d) Viết, chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 : Lựa chọn phần a hoặc b.
a) Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 em đọc
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK.
- Thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng.
- Thi điền từ trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
Lời giải :
Trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
b) Tiến hành tương tự phần a
Lời giải :
Bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.
* Bài 3
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- 2 HS đọc
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ
- 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ
- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.
- HS đặt câu
- Nhận xét
Lời giải :
Ý chí – trí tuệ
b) Tiến hành tương tự phần a.
Lời giải :
Vươn lên – tưởng tượng.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Trung thu độc lập
*******c&d*******
ĐẠO ĐỨC
 TiÕt kiÖm tiÒn cña ( tiÕt 1 )
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng quần áo,sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hằng ngày
- Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
- Biết vì sao phải tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác trong gia đình cùng thực hiện.
P Điều chỉnh nội dung dạy học: Giảm phương án phân vân
öLồng ghép GDMT:
-Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
ö Tích hợp TKNL:
-Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân và gia đình.
-Đồng tình với các hành vi sử dụng tiết kiệm năng lượng và phản đối với các hành vi lãng phí năng lượng.
öTích hợp KNS:
-Phê phán việc lãng phí tiền của.
-Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân
öTích hợp giáo dục đạo đức HCM:
- Cần ,Kiệm, Liêm ,Chính
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi các thông tin
- Bìa xanh-đỏ-vàng cho các đội	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.ỔN ĐỊNH : Hát
B.KIỂM TRA BÀI CŨ: 
+Bày tỏ ý kiến trong từng tình huống.
C.BÀI MỚI
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
+HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
- HS thảo luận cặp đôi
- Yêu cầu HS đọc các thông tin sau :
+ Ở nhiều cơ quan, công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo : Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
+ Ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ Ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Xem tranh vẽ trong sách bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi
- Hỏi :
+ Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ?
+ Không phải do nghèo
+ Họ tiết kiệm để làm gì ?
+ Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
+ Tiền của do đâu mà có ?
+ Tiền của là do sức lao động của con người mới có
* Tiểu kết : Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiền của do sức lao động của con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động.
Nhân dân ta  ... a phép cộng để thực hành tính.
S Bài tập cần làm: 1, 2 (giảm 2 phép tính)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐINH: Hát
B. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét và cho điểm HS
C. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Lắng nghe.
2. Tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV treo bảng số
- HS đọc bảng số
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- 3 HS lên bảng, mỗi em tính một trường hợp.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a=5, b=4, c=6 ?
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a=35, b=15, c=20 ?
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a=28, b=49, c=51 ?
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.
- Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) + c luôn ntn so với giá trị của biểu thức a + (b+c) ?
 luôn bằng nhau.
- Viết : (a+b) + c = a + (b+c)
- Đọc : (a+b) + c = a + (b+c)
- GV vừa chỉ bảng vừa nêu : 
+ (a+b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a+b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
+ Xét biểu thức a + (b+c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a+b) còn (b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a+b) + c
* Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
- 3 em.
3. Luyện tập thực hành 
* Bài 1(GTải 2 phép tính)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét và cho điểm HS
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- 1 em đọc
- Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta làm ntn ?
- Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
- Yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét và cho điểm HS
- HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét, cho điểm HS.
D. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Luyện tập
*******c&d*******
ĐỊA LÍ
Mét sè d©n téc ë T©y nguyªn
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống (Gia- rai, Ê- đê, Ba- na., Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một ssố dân tộc ở Tây Nguyên
- Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường mặc váy
- HSKG: Quan sát tranh mô tả nhà rông..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, các hoạt động, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng thể hiện nội dung kiến thức 
Tây Nguyên
Các cao nguyên được xếp thành nhiều tầng : 
Kon Tum
Khí hậu :
+ Mùa mưa
+ Mùa khô
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
C. BÀI MỚI :
* Giới thiệu bài : Ghi đề bài lên bảng
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Tây Nguyên – Nơi có nhiều dân tộc chung sống.
- Hỏi : Theo em, dân cư tập trung ở Tây Nguyên có đông không và đó thường là người thuộc dân tộc nào ?
- Do khí hậu và địa hình tương đối khắc nghiệt nên dân cư tập trung ở Tây Nguyên không đông và thường là các dân tộc : Ê-đê, Gia-rai, Xơđăng, 
- HS chỉ trên bản đồ vị trí các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên.
- HS cả lớp theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Hỏi : Khi nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường gọi đó là vùng gì ? Tại sao lại gọi như vậy ?
- Thường gọi là vùng kinh tế mới vì đây là vùng mới phát triển, đang cần nhiều người đến khai hoang, mở rộng, phát triển thêm.
* GV kết luận : Tây Nguyên – vùng kinh tế mới là nơi nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi thưa dân nhất nước ta. Nhưng dân tộc sống lâu đời ở đây là Gia-rai, Ê-đê với những phong tục tập quán riêng, đa dạng, nhưng đều vì một mục đích chung : Xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, 1-2 HS nhắc lại ý chính.
1. Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao ?
* Hoạt động 2 : Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi. Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
- Yêu cầu quan sát hình 4, mô tả những đặc điểm nổi bật của nhà rông.
- 3-4 HS mô tả, lớp nhận xét, bổ sung.
Nhà rông là một ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao, to. Nhà rông nào mái càng cao, càng thể hiện sự giàu có của buôn. Nhà rông thường là nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn lang như hội họp, tiếp khách của buôn 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Trang phục, lễ hội.
- Yêu cầu thảo luận nhóm (4 nhóm) về nội dung trang phục và lễ hội của người dân Tây Nguyên.
- Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ Nhóm 1,3 : Trang phục
Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.
+ Nhóm 2,4 : Lễ hội
Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Có một số các lễ hội như hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, hội đâm trâu  Các hoạt động trong các lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Giải thích thêm : Hiện nay, bộ cồng chiêng của người dân Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là những nhạc cụ đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây.
- GV yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức về Tây Nguyên.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
*******c&d*******
KĨ THUẬT
Kh©u ghÐp hai mÐp v¶i 
b»ng mòi kh©u th­êng (tiÕt 2)
I. MỤC TIÊU : (2 tiết)
- Kiến thức : HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Kĩ năng : Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Thái độ : Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
öLồng ghép hoạt động ngoài giờ:
-Biết làm sản phẩm bằng vải (khăn tay, hoa để tặng mẹ, cô tỏ lòng thương yêu và kính trọng người sinh ra mình và dạy dỗ cho mình nên người (người mẹ, cô giáo) nhân ngày 20/10
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đường khâu ghép 2 mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được.
- Một số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải (áo, quần, vỏ gối )
- 2 mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh kích thước 20 Í 30cm
- Len, chỉ khâu
- Kim khâu len, kim chỉ, kéo, thước, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 2
A.ỔN ĐỊNH: Hát
B. BÀI CŨ : 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Quy trình khâu ghép 2 mép vải gồm mấy bước ?
- GV nhận xét.
C. BÀI MỚI : 
* Hoạt động 3 : HS thực hành.
- GV gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải
- HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải. Được thực hiện theo 3 bước :
B1 : Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của 1 mảnh vải.
B2 : Khâu lược ghép 2 mép vải
B3 : Khâu thường theo đường dấu.
- GV nhận xét, bổ sung
öLồng ghép hoạt động ngoài giờ:
-Biết làm sản phẩm bằng vải (khăn tay, hoa để tặng mẹ, cô tỏ lòng thương yêu và kính trọng người sinh ra mình và dạy dỗ cho mình nên người (người mẹ, cô giáo) nhân ngày 20/10
- GV nhắc lại một số lưu ý ở tiết 1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nêu thời gian thực hành, yêu cầu thực hành.
- 20 phút.
- GV đi quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- HS tự đánh giá sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của HS.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV nhận xét thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài mới “Khâu đột thưa”.
*******c&d*******
SINH HOẠT
sinh ho¹t líp tuÇn 7
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được 
+Ưu, khuyết điểm qua hoạt động trong tuần 7 và công tác trong tuần 8 và thời gian đến.
+Tập thói quen tốt cho HS trong sinh hoạt tập thể.
B/ NỘI DUNG SINH HOẠT:
1/ Ổn định: Sinh hoạt văn nghệ
2/Lớp trưởng nhận xét kết quả hoạt động của lớp trong tuần 7
+Lớp trưởng nhận xét
+Cả lớp chú ý theo dõi và ý kiến đóng góp bổ sung.
+GV nhắc nhở thêm về một số vấn đề cân thiết trong tuần .
*Học tập:
	+Nhìn chung trong tuần lớp học tập tốt. 
+Đến trường đầy đủ, đúng giờ. Có chuẩn bị bài tốt
+BCS làm việc 15 phút đầu giờ có thực hiện truy bài nhưng hiệu quả chua cao .
+Đa số HS có ý thức học tập tốt, phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Vẫn còn 2 em chưa học bài cũ.
+ Vẫn còn tồn tại 1số ít em chưa tích cực trong học tập (nói chuyện riêng nhiều , chuẩn bị bài chưa tốt) .
+Xếp hàng vào lớp chậm còn đợi thầy nhắc nhở (Tính, Nghĩa, Chí)
*Nề nếp lớp:
	+Vệ sinh chưa sạch sẽ ,tác phong tốt.
+Thực hiện tốt qui định của lớp, trường.
+Xếp hàng ngay thẳng nhưng có buổi còn chậm.
+Còn có vài em không có bản tên.
*Lao động: 
+Trong tuần lớp không lao động .
*Các hoạt động khác: 
 	+Nhìn chung lớp thực hiện tốt công việc theo kế hoạch của lớp.
+Sinh hoạt Đội đầy đủ theo lịch.(thứ sáu hằng tuần)
3/ Công tác tuần 8:
@ Phát động phong trào: THI ĐUA DẠY TỐT HỌC TỐT CHÀO MỪNG THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ CCVC NĂM HỌC 2013-2014.
+Tiếp tục duy trì ổn định nề nếp lớp và thi đua học tập tốt.
+Tăng cường truy bài đầu buổi (Ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCS)
+Thực hiện đôi bạn giúp nhau trong học tập có hiệu quả.
+Xếp hàng vào lớp nhanh chóng vfa nghiêm túc.
+Phát huy tốt tinh thần xây dựng bài tốt hơn.
+Vệ sinh lớp sạch sẽ (trong và ngoài phòng học) không để rác trong giỏ rác ở cuối phòng học trước khi ra về.
+Thực hiện ATGT khi ba mẹ chở đi học bằng xe máy cần phải đội mũ bảo hiểm.
+Dựng xe đạp tạm thời ở phía trên dãy phòng học nhưng phải ngay ngắn..
*******c&d*******
@PHẦN RÚT KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG BÀI SOẠN TUẦN 7

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 7 VIP.doc