Giáo án các môn học Tuần 18 - Khối 4

Giáo án các môn học Tuần 18 - Khối 4

Tiết 1 Tập đọc

 $35. ÔN TẬP CUỐI KÌ I (T1)

I. Mục tiêu:

ã Kiểm tra đọc – hiểu

- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

ã Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy học:

ã Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

ã Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT 2 và bút dạ.

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học Tuần 18 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Tiết 1 Tập đọc
 $35. Ôn tập cuối kì I (T1)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc – hiểu 
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT 2 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I.
 b) Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS (theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo).
- Chú ý: Tuỳ theo chất lượng và số lượng HS của lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc. Những HS chưa đạt yêu cầu GV không lấy điểm mà dặn HS về nhà chuẩn bị để kiểm tra vào tiết sau. Nội dung này được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6.
 c) Lập bảng tổng kết:
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
-Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhóm xong trước dán phiếu trên bảng, đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS Hát
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Bài tập đọc: ông trạng thả diều / “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi / Vẽ trứng / Người tìm đường lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú Đất Nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” / Rất nhiều mặt trăng /.
-4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.
-Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài (nếu sai).
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.
Nguyễn Hiền
 “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí, đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê- ô-nác- đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê- ô -nác- đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long 
Phạm Ngọc Toàn
Xi - ôn- cốp -xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi - ôn- cốp - xki
Văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây-Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1-2)
Phơ -bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
3. Củng cỏ, dặn dò:
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
***********************************************
Tiết 2 Lịch sử 
 $18. Kiểm tra học kì I
I.Mục tiêu: 
- HS trả lời đúng, đầy đủ nội dung các kiến thức đã học trong các bài học lịch sử thuộc chương trình môn lịch sử lớp 4.
- Đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I.
- Có phương pháp nâng cao chất lượng trong học kì II.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV đề kiểm tra.
- HS giấy KT.
III. Các hoạt động dạy học:
I. Đề bài
Câu1: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ở đâu?
Câu 2: Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
Câu 3: Điền các từ : Thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào.vào chỗ trống cho thích hợp.
Cuộc.....................chống quân Tống xâm lược ...............đã giữ vững được nền..............của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta..............;...............ở sức mạnh của dân tộc.
Câu 4: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
II. Đáp án và cách cho điểm.
Câu1:( 2 điểm)
Khoảng 700 năm trước công nguyên, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nơi người Lạc Việt sinh sống, nước Văn Lang ra đời.
Câu2: ( 3 điểm) 
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quỳên lãnh đạo 
* ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng và Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đân tộc.
Câu3:( 2 điểm)
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào , lòng tin ở sức mạnh của dân tộc. 
Câu 4:(3 điểm)
Nhà Trần đã chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khoẻ mạnh được tuỷên vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
Nhà trần lập thêm Hà đê sứ để trong coi vệc đắp đê và bảo vệ đê điều; Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.
**********************************************
Tiết 3 Toán 
 $85. Luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp	HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì các số tận cùng phải là 0.
II. Đồ dùng dạy học :
- SGK, Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. KTBC :
- GV cho vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 và cho ví dụ chỉ rõ số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5
- GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài: Luyện tập 
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
*Bài 1: GV cho hS làm miệng đồng thời giải thích cách làm
*Bài 2: GV cho HS tự làm bài sau đó gọi HS nêu kết quả. 
- GV nhận xét tuyên dương.
* Bài 3: Cho Hs thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét tuyên dương
* Bài 4: 
- GV cho HS nhận xét bài 3 khái quát kết quả phần a của bài 3 và nêu số có số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
4. Củng cố – Dặn dò.
-Về nhà làm lại bài 3 vào vở. 
- HS Hát 
- 2 HS nhắc lại và cho ví dụ các HS khác nhận xét bổ sung. 
-HS làm việc nhóm đôi - trònh bày.
a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66 814; 2050; 3576; 900.
b. Các số chia hết cho 5 là: 2050; 900; 2355.
- 2 em lên bảng viết, 4 em nêu miệng và giải thích cách làm.
HS làm vào PBT. Gọi 2 HS nêu kết quả. HS khác nhận xét .
a. Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010.
b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324.
c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 480; 2000; 9010.
-HS nêu yêu cầu bài.
-HS nêu miệng : Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số o.
-HS lắng nghe 
Tiết 4 Đạo đức
 $18. Ôn tập và thực hành kĩ 
 năng cuối học kì I.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học.
- Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lí tình huống.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
+Tại sao ta phải yêu lao động?
+Ta phải làm gì để chứng tỏ mỗi chúng ta đều là người yêu lao động?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học. Hôm nay cô hướng dẫn các em ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
b. Hướng dẫn 
* ôn tập kiến thức đã học.
+ Em hãy nêu lại tên các bài đạo đức đã học giữa kì I tới giờ.
+Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào?
+Làm thế nào để thể hiện việc làm chăm sóc ông bà cha mẹ?
+ Đối với thầy, cô giáo ta phải có thái độ thế nào?
+Tại sao ta phải biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo?
+Cô bé Pê -chi-a trong truyện là người như thế nào?
+Mọi người trong câu truyện có gì khác với cô bé?
+Tại sao phải yêu lao động?
+Hãy tìm các câu ca dao thể hiện việc yêu lao động.
* Liên hệ thực tế
GV nhận xét tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò
- Đánh giá môn học Đạo đức học kì I.
- HS Hát
Bài “Yêu lao động” (Tiết 2)
+Vì lao động giúp ấm no, hạnh phúc.
+Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động, tuỳ theo sức của mình.
+Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Biết ơn thầy giáo, cô giáo. Yêu lao động.
+Chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
+Phải chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm, khi bị mệt. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+Phải tôn trọng và biết ơn.
+Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo chúng ta nên người.
+Cô bé Pê -chi-a là người chưa biết yêu lao động, còn chần chừ trong lao động.
+Mọi người làm việc không ngừng nghỉ, ai nấy đều bận rộn.
+Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
+ Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- 8 HS tự nêu việc làm của mình hằng ngày ở nhà.
- HS lắng nghe.
********************************************************************
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010.
Tiết 1 Tập đọc
 $36. Ôn tập cuối kì I. (t2)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc –hiểu –Yêu cầu như ở tiết 1.
ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật.
Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như ở tiết 1.
 c) ôn tập về kĩ năng đặt câu:
- Gọi HS đặt yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
d) Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 3.
-Yêu  ... , màu sắc, nắp bút, thân bút, ngòi bút...
 đường nét khi viết.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc bút.
(Tuỳ theo cách viết, cách diễn đạt, cách trình bày bố cục bài văn, lỗi chữ viết, GV trừ điểm cho phù hợp.)
Tiết 2 Khoa học 
 $36. Không khí cần cho sự sống.
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Hiểu được: người, động vật, thực vật đều cần đến không khí để thở.
 - Hiểu được vai trò của khí ô -xi với quá trình hô hấp.
 - Nêu được những VD để chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
 - Nêu được những ứng dụng vai trò của khí ô -xi vào đời sống.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước.
 - GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô -xi, bể cá đang được bơm không khí.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
1. ổn định.
2.KTBC:
* GV gọi HS trả lời câu hỏi :
-Khí ô -xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
-Khí ni -tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
-Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí?
GV nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Chúng ta đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng không khí cần cho sự cháy. Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 *Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người.
- GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì?
-Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô -xi và thải ra khí các -bô -níc.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi:
+Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
 +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
- GV nêu: không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô -xi, con người không thể sống thiếu khí ô -xi quá 3 – 4 phút.
- Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao? Các em cùng tìm hiểu tiếp .
 *Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật.
- Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước.
- GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
+Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết?
+Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường?
- Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật?
-Kết luận: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô -xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
Các nhà bác học đã làm thí nghiệm trên chuột bạchC, bắng cách nhốt chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Nhưng khi con chuột thở hết lượng ô -xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
*Hoạt động 3: ứng dụng vai trò của kh ô -xi trong đời sống.
-Khí ô -xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H.5, 6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan.
- GV cho HS phát biểu.
- Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét và kết luận : Khí ô -xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô -xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô -xi hoà tan trong nước để thở như:rong, rêu, san hô. Các loại tảo  hay các loại cá
- GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng.
 +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật?
+Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ?
+Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô -xi ?
- Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô -xi để thở.
4.Củng cố:
Hỏi:
-Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào?
-Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
GV nhận xét.
5.Dặn dò:
-Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài: “Tại sao có gió”.
-Nhận xét tiết học.
- HS hát.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời:
 +Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.
-HS nghe.
-HS tiến hành cặp đôi và trả lời.
 +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa.
 +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
-HS lắng nghe.
-4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp.
-HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả.
 +Nhóm 1: Con cào cào  của nhóm em vẫn sống bình thường.
 +Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết.
 +Nhóm 3: Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường.
 +Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm.
 +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào  này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô -xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết.
-Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô -xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết.
-HS nghe.
-Quan sát và lắng nghe.
-HS chỉ vào tranh và nói:
 +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô -xi mà họ đeo trên lưng.
 +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước.
-HS nhận xét.
-HS nghe.
-HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày.
+Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.
 +Trong không khí ô -xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật.
 +Người ta phải thở bằng bình ô -xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, 
-HS nghe.
-HS trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 ***************************************************
Tiết 3 Toán 
 $90. Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kĩ năng làm toán của HS về các kiến thức đã học trong học kì I.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phô tô đề KT cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
I. Đề bài
Câu1: a) đọc số sau: 7 312 836
b) Viết số sau: Ba trăm mười sáu triệu bốn trăm hai mươi tư nghìn sáu trăm mười ba.
c) Cho các số sau: 840, 783, 156.
- Số nào chia hết cho 3?
- Số nào chia hết cho 9?
- Số nào chia hết cho 2 và cho 5?
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 a) 176 dm2 = ...........cm2 c) 2 phút = ............giây
 b) 250 dm = ..........m d) 6000 kg = ..........tấn
Câu3: Đặt tính rồi tính
a) 298 157 + 460 928 c) 237 x 42 
b) 819 462 - 237 845 d) 32 568 : 24
Câu 3: Tính giá trị của biểu thức.
 2520 : 12 + 61 x 4
Câu 5: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng là: 60 và 12
Câu 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 97 m, chiều rộng kém chiều dài 20m.
a) Tính chu vi mảnh đất?
b) Tính diện tích mảnh đất?
II. Đáp án và cách cho điểm.
Câu 1:( 2 điểm) ý a, b đúng cho 0,5 điểm.
	ý c nêu đúng cho 1,5 điểm.
a) Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
b) 316 424 613.
c) Số chia hết cho 3 là: 840, 156, 783.
- Số chia hết cho 9 là:783.
- Số vừa chia hết cho 2 và chia hết cho 5 là: 840
Câu2: ( 1 điểm) Điền đúng mỗi số cho 0,25 điểm
a) 176 dm2 = 17 600 cm2 c) 2 phút = 120 giây
b) 250dm = 25 m d) 6000 kg = 6 tấn
Câu3:(2 diểm) đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
 a) 759 085 c) 9 954
 b) 581 617 d) 1357
Câu4:( 1 diểm) 
 2520 : 12 + 61 x 4 
 = 210 + 244
 = 454 
Câu5:( 1 điểm)
Số lớn: ( 60 + 12) : 2 = 36 ( 0,5 điểm)
Số bé: ( 60 - 12 ) : 2 = 24 ( 0,5 điểm)
Câu 6: ( 3 điểm)
 Bài giải
 Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
 97 - 20 = 77 ( m)
 Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
 ( 97 + 77) x2 = 348 ( m) (1 điểm)
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 97 x 77 = 7469 ( m2) ( 1 điểm) 
 Đáp số:( 0,5 điểm) 348m
 7469 m2 
****************************************************
Tiết 4 Âm nhạc
	 $18. Tập biểu diễn
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra từng nhóm học sinh hát 1 trong những bài hát đã học trong học kì 1.
- Thể hiện đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
II. Hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp:
- Lớp hát toàn bài : Cò lả.
2. Kiểm tra:
- Từng học sinh thể hiện.
* HĐ1: Trình diễn bài hát.
- Yêu cầu: Hát toàn bài, khuyến khích hát kết hợp biểu diễn phụ hoạ.
- TừngaHS thể hiện, Kết hợp động tác phụ hoạ phù hợp với nội dung bài hát.
- GV quan sát, nhận xét.
* HĐ2: Đánh gía môn học hát.
- GV nhận xét ý thức học môn hát của HS trong lớp.
- HS lắng nghe.
3. Kết thúc.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
************************************************
Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu:
- HS nhậ ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 18.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. Lên lớp:
A/ Nhận xét chung:
1. Đạo đức: trong tuần vừa qua các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Trong tuần không có em nào vi phạm về đạo đức.
2. Học tập:
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài tương đối tốt, một số em ý thức học bài tốt.
- Vệ sinh lớp học, Thân thể sạch sẽ gọn gàng .
3.Tồn tại:
- 1 số em ý thức tự quản trong giờ truy bài chưa tốt.
B/ Phương hướng tuần 19:
- Phát huy  ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 18.
- Toàn trường tái giảng học kì II vậy tất cả các em về nhà chuẩn bị mua sgk môn TV lớp 4 kì II và nhắc bố mẹ mua thêm sách vở dồ dùng học tập chuẩn bị cho học kì II học vào ngày28/ 12/ 2009.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho học sinh yếu trong học kì I.
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 18 Lop 4(2).doc