Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 19

Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 19

I- Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh .

- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt tình của bốn anh em Cẩu Khây .

II - Chuẩn bị :

- Bảng phụ ghi các câu, từ cần HD đọc .

III- Các hoạt động dạy học :

1. Mở đầu :

 

doc 33 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Học kì 2:
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tập đọc:
Bốn anh tài
I- Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh .
- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng , lòng nhiệt tình của bốn anh em Cẩu Khây .
II - Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi các câu, từ cần HD đọc .
III- Các hoạt động dạy học :
1. Mở đầu :
- GV giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV 4 – Tập 2
2 . Bài mới :
- GV giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ca ngợi bốn thanh niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp sức làm việc nghĩa . 
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gv nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS.
- Bài chia làm mấy đoạn.
- GV hướng dẫn HS cách chia đoạn.
- Tìm từ khó đọc? 
- GV đọc mẫu toàn bài .
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây có gì đặc biệt ?
- Có truyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- Tìm chủ đề truyện ?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Gv HD HS - cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
- GV đọc diễn cảm đoạn văn mẫu 
- GV sửa chữa uốn nắn .
- GV nhận xét, giúp HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
- VN kể lại câu truyện cho nhười thân .
- HS chú ý 
- HS xem tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất 
- HS chú ý nghe .
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài . 
- Luyện đọc từ khó.
- HS đọc theo cặp 
- 1 – 2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm 6 dòng truyện 
+ Sức khỏe : Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , mười tuổi sức đã bằng trai 18 .
+ Tài năng : 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn – quyết diệt trừ cái ác .
+ Yêu tinh xuất hiện , bắt người và xúc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
- HS đọc thầm đoạn còn lại 
+ Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước ,và Móng Tay Đục Máng.
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc . Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước . Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- HS đọc nối tiếp toàn truyện .
+ Truyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây .
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
Toán
Ki - lô - mét vuông 
I . Mục tiêu :
 Giúp HS :
 - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô - mét vuông .
 - Đọc đúng , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki – lô - mét vuông . Biết 1km2 = 1000 000m2 và ngược lại .
 - Giải được một số bài toán có liên quan đến các đv đo diện tích: cm2, dm2, m2 , km2 
II . Chuẩn bị : 
 Tranh vẽ một cánh đồng hay khu rừng .
III . Các hoạt động dạy – học :
1 . Kiểm tra: (không KT)
2 . Bài mới :
*Hoạt động 1: Giới thiệu Ki – lô - mét vuông :
- Gv treo lên bảng bức tranh vẽ cảnh cánh cánh đồng và nêu vấn đề : Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1km ,các em hãy tính diện tích của cánh đồng .
- GV giới thiệu 1km x 1km = 1km2, ki – lô -mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh 1km.
- Ki –lô -mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki –lô -mét vuông .
1km = . m 
- Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m .
- 1km2 = . m2 ?
*Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành 
+Bài 1 : 
- GV nhận xét, chữa bài .
+Bài 2:
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
+Bài 3 :
 Tóm tắt:
Chiều dài: 3km
Chiều rộng: 2km
Diện tích: ..... km2?
- GV nhận xét, chữa bài.
+Bài 4 : 
a,
- Để đo diện tích phòng học người ta dùng đơn vị đo diện tích nào?
- Em hãy só sánh 81cm2 với 1m2.
- Vậy diện tích phòng học có thể là 81cm2 được không? Vì sao?
- Em hãy đổi 900dm2 ra m2?
- Phòng học có diện tích 9m2 được không? vì sao?
- Vậy diện tích phòng học là bao nhiêu?
b, (Tiến hành tương tự)
- GV nhận xét , chữa bài .
- Diện tích nước Việt Nam là: 330 999km2
3 . Củng cố - dặn dò :
- HS qsát hình và tính diện tích cánh đồng : 1km x 1km = 1 km2
- HS nhìn bảng và đọc ki –lô -mét vuông .
- 1km = 1000m
- HS tính :
- 1000m x 1000m = 1 000 000m2 
- 1km2 = 1 000 000m2 
- HS đọc yêu cầu, làm bài vào nháp .
- 2 HS lên bảng chữa, lớp theo dõi, nhận xét 
- HS đọc yêu cầu , làm bài vào nháp .
- 3 HS lên bảng chữa , lớp theo dõi , nhận xét .
1km2 = 1 000 000m2 
1 000 000m2 = 1km2 
1m2 = 100dm2 
5km2 = 5 000 000m2
32m2 49 dm2 = 3 249dm2 
2 000 000m2 = 2km2 
- 100 lần .
- HS đọc đề toán theo TT
- Tự phân tích đề bài, nêu cách giải. Làm bài vào vở. Một HS chữa bài bảng lớp.
Bài giải
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số : 6 km2 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Người ta thường dùng m2
- 81cm2 < 1m2.
- Không được vì quá nhỏ.
- 900dm2 = 9m2.
- Không được, vì nhỏ.
- Là 40m2.
- HS tự làm bài.
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
Lịch sử:
Nước ta cuối thời Trần
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XV .
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: (không)
2. Bài mới:
* HĐ1: Thảo luận nhóm.
B1: Phát phiếu giao việc.
B2: Đại diện nhóm báo cáo.
? Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
? Những kẻ có quyền đối xử với ND như thế nào?
? Cuộc sống của ND như thế nào?
? Thái độ phản ứng của ND với triều đình ra sao?
? Nguy cơ giặc ngoại xâm như thế nào? 
? Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
- Đọc thông tin (T42 - 43)
- TL nhóm 4
* Mục tiêu: Biết tình hình nước ta cuối thời Trần.
- ...ăn chơi xa đọa...
- ... vơ vét của dân để làm giàu.
- Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
- Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
- HS tổng hợp ý kiến trong phiếu và TL.
- TL 3 câu hỏi
 Mục tiêu: Biết hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ. Cải cách nhà Hồ.
 Nguyên nhân làm cho nhà Hồ không chống nổi nhà Minh.
? Hồ Quý Ly là người như thế nào?
? Ông đã làm gì?
? Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
? Nêu những cải cách của nhà Hồ?
? Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh XL?
- Là người có tài.
- ... ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ...
- ... hợp lòng dân, vì cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, làm cho đất nước ngày càng xấu đi. Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
- Thay người tài giỏi, thường xuyên thăm hỏi dân... chữa bệnh cho dân.
- Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại.
- 2 HS đọc bài học.
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Kỹ thuật:
Trồng rau, hoa trong chậu (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu.
- Làm được việc chuẩn bị chậu và trồng được cây trong chậu.
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu : Một chậu trồng cây hoa hoặc cây rau.
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Cuốc, bình tới nước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Kiểm sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
 HĐ1: HD HS tìm hiểu quy trình kĩ thuât trồng cây trong chậu.
-- GV HD HS đọc ND bài trong SGK.
- HS nhắc lại các bước của quy trình trồng cây rau, hoa đã học. 
? Nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu?
- GV HD và giải thích cách thực hiện từng công việc chuẩn bị.
*HĐ2: GV HD thao tác kĩ thuật
- GV HD theo các bước trong SGK(GV làm mẫu chậm và giải rthích kĩ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước một)
*HĐ3: HS thực hiện trồng cây con.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
*HĐ4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành.
- GV NX, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị cây để trồng trong chậu.
- Chậu trồng cây.
- Đất trồng.
 - HS trả lời.
- HS quan sát hình trong SGK và nêu các bước trồng cây con.Vài HS nhắc lại.
- Một HS nhắc lại và thực hiện thao tác kĩ thuật trồng cây.
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- HS làm việc theo nhóm.
-Vệ sinh sạch các công cụ lao động và chân tay.
- HS thực hiện.
3. Củng cố - dặn dò: - NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
	Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I . Mục tiêu :
- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn .
II . Chuẩn bị :
 - Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét
III . Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
 - GV kiểm tra phần ghi nhớ giờ trước.
 - Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Phần nhận xét :
- GV yêu cầu HS đọc từng nội dung trong phần nhận xét.
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- 1 HS đọc nội dung bài tập . Cả lớp đọc thầm đoạn văn, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, TL miệng các câu hỏi 3, 4. 
Các câu kể Ai làm gì ? XĐịnh CN 
Câu 1 : Một đàn ngỗng/ vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước , định đớp bọn trẻ 
Câu 2 : Hùng/ đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến .
Câu 3 : Thắng/ mếu máo nấp vào sau lưng Tiến .
Câu 4 : Em/ liền nhặt một cành xoan , xua đàn ngỗng ra xa .
Câu 5 : Đàn ngỗng/ kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết . 
ý nghĩa của CN
Chỉ con vật 
Chỉ người 
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Loại từ ngữ tạo thành CN
Cụm danh từ 
Danh từ 
Danh từ
Danh từ
Cụm danh từ
- Trong câu kể Ai làm gì? những sự vật nào có thể làm chủ ngữ?
- HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2: Phần luyện tập
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
- GV dán phiếu ghi sẵn đoạn văn lên bảng.
HS: 3 em lên bảng làm vào phiếu.
- Đánh dấu vào đầu mỗi câu kể.
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận được in đậm.
- GV và cả lớp chốt lời giải đúng:
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.
+ Bài 2: GV gọi nhiề ... Chúc mừng 
- GV hát mầu hai lượt.
- GVmở đĩa cho HS nghe.
- HD học sinh đọc lời ca.
- DạyHS hát từng câu - đoạn - cả bài theo kiểu móc xích 
- GV uốn nắn sửa sai cho HS 
* Hoạt động 2: Ôn bài hát .
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
- GV chỉ cho HS hát chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất. 
* Hoạt động 3: GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3
- GV nhận xét, sửa cho HS.
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV bắt nhịp cả lớp hát cùng với băng nhạc.
- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
- NX giờ học . BTVN : Ôn bài hát .
-Thực hành: Hát theo kí hiệu tay GV
- HS lắng nghe.
- HS nghe bài hát Chúc mừng.
- Học sinh đọc lời ca.
- HS thực hành hát từng câu - đoạn - cả bài 
- HS luyện tập hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
+ HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
+ HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3 .
- HS thực hành theo gợi ý của GV hoặc sáng tạo : Vừa hát vừa đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài 
- HS hát cả lớp.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng kết bài 
trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu: 
- Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Chuẩn bị: 
- 3 tờ giấy to, bút dạ để HS làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra: ? Có mấy cách kết bài? Là cách nào? 
	 ? Thế nào là kết bài mở rộng? Thế nào là kết bài không mở rông?
	 - GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài1(T11):
? Bài văn miêu tả đồ vật nào?
? Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn MT cái nón?
? Theo em, đó là cách kết bài theo kiểu nào? Vì sao?
- GV nhận xét chốt ý chính: ở bài văn miêu tả cái nón, sau khi tả cái nón xong, bạn nhỏ lại nêu lời dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của mình. Từ đó ta thấy được tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc nón. Đó là cách kết bài mở rộng.
+Bài 2( T12): ? Nêu y/cầu?
? Em chọn đề bài nào?
- GV phát phiếu , bút dạ cho 3 HS
- GV nhận xét, giúp HS bình chọn bài viết hay.
- 1HS đọc ND bài tập1, lớp theo dõi SGK.
- ....cái nón.
- Má bảo... méo vành.
- Đó là cách kết bài mở rộng vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
- 2 HS đọc bài tập 2
- Lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả (Cái thước kẻ, cái bàn HS hay cái trống trường) 
- HS nêu
- HS làm vào vở, 3 HS làm vào phiếu
- HS nối tiếp nhau đọc bài. Lớp nhận xét, sửa sai. 3 HS dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét bình chọn bạn viết kết bài hay.
3. Củng cố- dặn dò: 
- NX giờ học: BTVN: Bạn nào viết bài chưa đạt VN viết lại.
- CB giờ sau làm bài KT viết bài miêu tả đồ vật.
Toán :
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra: 
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? Cho VD
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
 +Bài 1(T104): ? Nêu y/c? 
- G V vẽ hình lên bảng:
 A B
 D C 
 E G M 
 K H Q P 
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
+Bài 2(T 105): 
? Nêu y/c?
- GV kẻ trên bảng (như SGK)
- GV nhận xét, điền vào ô trên bảng.
+ Bài 3(T 105): 
? Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào?
- Dựa vào cách tính chung đó chúng ta sẽ đi tìm công thức tính chu vi của hình bình hành.
- GV vẽ hình bình hành ABCD lên bảng. A A a B
 B
 b
 D C
- Tính chu vi của hình bình hành ABCD.
- Gọi chu vi của hình bình hành ABCD là P. - Nêu CT tính chu vi của HBH.
? Nêu quy tắc tính chu vi của HBH?
- áp dụng CT tính chu vi của HBH để tính chu vi của HBH.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài 4 (T105): 
 Tóm tắt:
 Mảnh đất hình bình hành: 
 a : 40 dm 
 b : 25 dm
 S = dm2
- Chấm bài, nhận xét chung bài làm của HS.
- Lớp làm nháp.
- Ba HS trả lời nối tiếp.
- hình chữ nhật ABCD có:
 Cạnh AB đối diện với cạnh DC
 Cạnh AD đối diện với cạnh BC
- hình tứ giác MNPQ có:
 Cạnh MN đối diện với cạnh QP
 Cạnh MQđối diện với cạnh NP
- Hình bình hành EGHK có:
 Cạnh EG đối diện với cạnh KH
 Cạnh EK đối diện với cạnh GH
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào nháp.
- Một số HS đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét.
 14 x 13 = 182 (cm2)
 23 x 16 = 368 ( cm2)
- 1 HS đọc bài tập
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Quan sát
- Chu vi của hình bình hành ABCD là:
 a + b + a + b
P = (a + b) x 2
- Muốn tính chu vi của HBH ta tính tổng độ dài 2 cạnh nhân với hai.
- HS làm vào nháp 2 HS lên bảng
a. P = ( 8 + 3) x 2 = 22 (cm)
b. P = ( 10 + 5 ) x 2 = 30 (dm)
- HS đọc bài theo TT.
- Tự phân tích bài toán, nêu cách giải.
- Làm bài vào vở.
- Một HS chữa bài bảng lớp.
 Giải:
 Diện tích của mảnh đất là:
 40 x 25 = 1000( dm2)
 Đ/S: 1000dm2
3. Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học . Ôn CT tính chu vi, DT của hình bình hành.
Địa lý
Đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lý TNVN.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: ? Nêu đ/k để Hải Phòng trở thành 1 cảng biển, 1 trung tâm du lịch của nước ta?
 ? Nêu các SP của ngành CN đóng tàu ở HP?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a) Đồng bằng lớn nhất nớc ta:
* HĐ 1: Làm việc cả lớp:
Mục tiêu: HS biết vị trí đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ.
? Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đắp lên?
? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (DT, địa hình, đất đai)?
- GV treo bản đồ TNVN (lược đồ). Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý TNVN vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, 1 số kênh rạch.
- Đọc thông tin (T116) dựa vào vốn hiểu biết.
- ... nằm ở phía Nam của đất nước. Do phù sa của sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
- DT lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc bộ. Phần Tây Nam Bộ còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất chua đất mặn cần phải cải tạo.
- HS lên chỉ, lớp quan sát, NX
b) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
* HĐ 2: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Biết hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng Nam Bộ. Đặc điểm của sông mê công
B1: Quan sát hình trong SGK và TLCH của mục 2. Nêu đặc điểm của sông Mê Công , giải thích vì sao nước ta sông lại có tên là Cửu Long.
B2: HS trình bày kết quả.
- GV treo lược đồ
- Chỉ vị trí các con sông trên bản đồ TNVN (lợc đồ)
? NX về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ?
( Nhiều hay ít sông)
? Nêu đặc điểm của sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long?
* HĐ 3: Làm việc cá nhân.
- Chỉ vị trí các con sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ.
- 4 HS chỉ
- 4 HS chỉ
Lớp q/s nhận xét
- ở ĐBNB mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Sông Mê Công là 1 trong những sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ TQ, chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông. Đọan hạ lưu của sông Mê Công chảy trên đất VN chỉ dài trên 200km và chia thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nêu có tên là Cửu Long (chín con rồng)
B1: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi:
B2: Trình bày kết quả.
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
? Sông ở ĐBNB có tác dụng gì?
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì?
? S2 sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và ĐBNB về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai?
- Đọc SGK (T118) và vốn hiểu biết.
- ... vì qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm 1 lớp phù sa màu mỡ.
- Cung cấp nước tới cho đồng ruộng....
- XD hồ lớn để cấp nước cho SX và SH.
- Địa hình: ĐBBB có 4 mùa rõ rệt. ĐBNB chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Sông ngòi: ĐBNB sông ngòi chằng chịt. ĐBBB: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu.
- Đất đai: ở ĐBBB đất phù sa màu mỡ. ở ĐBNB ngoài đất phù sa còn có đất phèn đất mặn
3. Củng cố - dặn dò: - 4 HS đọc bài học SGK
- NX giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.	
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người lao động( tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. Chuẩn bị:
- SGK đạo đức 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. KIểm tra: (Không KT)
2. Bài mới:
* HĐ1: Thảo luận lớp (truyện buổi đầu tiên SGK)
? Vì sao một bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà GT về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
? Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao?
- GV kết luận: Cần kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
- 1 HS đọc truyện.
- TL cặp 2 câu hỏi SGK.
- Vì sao các bạn coi thường nghề quét rác...
- HS nêu.
* HĐ2: TL nhóm đôi BT1- SGK(T29)
? Nêu y/c của BT?
- GV kết luận: Người dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc, CT, nhà KH, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là người lao động (LĐ chân tay, LĐ trí óc)
- TL nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo.
NX, trao đổi
+ GV: Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
* HĐ3: Thảo luận nhóm (BT 2- SGK)
- GV giao việc cho mỗi nhóm TL một tranh
- GV ghi bảng theo 3 cột
- TL nhóm 6
- Đại diện nhóm báo cáo
STT
1
2
3
4
5
6
Người lao động
Bác sĩ
Thợ nề
Công nhân
Bác nông dân đánh cá
Kĩ sư tin học
Nông dân cấy lúa
ích lợi mang lại cho xã hội
- Khám và chữa bệnh cho ND
- XD nhà cửa, nhà máy
- Khai thác dầu khí ...
- Cung cấp TP...
- PT công nghệ thông tin...
- SX ra lúa gạo...
* HĐ 4: - Làm việc CN (BT 3- SGK):
- GV nêu y/c
- GV kết luận: Các việc làm a, b, c, đ, e, g, là thể hiện sự kính trọng người lao động 
- Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động
- Làm BT
- Trình bày ý kiến, NX trao đổi
- 2 HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài học.
 - Nhận xét giờ. Nhắc HS học bvài và chuẩn bị bài giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 Lop 4 Cuc chuan luon.doc