Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 21

Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 21

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài. Đọc diễn cảm bài văn giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.

- Hiểu từ ngữ trong bài.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.

 

doc 64 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Tập đọc:
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa.
I. Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài. Đọc diễn cảm bài văn giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.	
- Hiểu từ ngữ trong bài.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Đọc bài Trống đồng Đông Sơn? Trả lời câu hỏi về nội dung?
- 2 Hs đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc toàn bài?
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- 1 Hs khá đọc, lớp theo dõi.
- Theo em bài chia làm mấy đoạn? 
- 4 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp: 2 lần.
- 4 HS đọc / 1 lần
+ Lần 1: Đọc kết hợp nội dung
- 4 HS đọc.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- 4 HS khác.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, sửa cách đọc cho HS sau mối lần HS đọc.
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài.
- 1 HS đọc.
? Em hãy nhận xét bạn đọc.
- Gv đọc toàn bài.
- Đọc đúng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý một số câu văn dài; VD: Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa/ và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí/ phục vụ...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
? Đọc lướt Đ1 và nêu tiểu sử về Trần Đại Nghĩa?
- ... tên thật là Phạm Quang Lễ, ở Vĩnh Long, học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học...
? Nêu ý chính đoạn 1?
- ý 1: Giới thiệu nhà khoa học TĐN trước năm 1946.
- Đọc thầm Đ2, 3 trả lời.
- Cả lớp
? TĐN theo Bác Hồ về nước khi nào?
- Năm 1946.
? Vì sao ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài về nước?
- ...theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
? Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì?
- Đất nước đang bị xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
? Giáo sư TĐN đã có đóng góp gì to lơn cho kháng chiến?
- ...ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca,...
? Nêu đóng góp của TĐN cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi: Nhiều năm liền, giữ cương vị chủ nhiệm uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
? ý chính đoạn 2,3?
- ý 2: Đóng góp của giáo sư TĐN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đọc thầm Đ4, trao đổi:
- Theo cặp.
? Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của TĐN như thế nào?
- Năm 1948 ông được phong Thiếu tướng; 1953 ông được tuyên dương Anh hùng lao động, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM và nhiều huân chương cao quý.
? Nhờ đâu TĐN có được những chiến công cao quý?
- ... nhờ có lòng yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi.
? ý đoạn cuối?
- ý 3: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của TĐN.
? ý nghĩa bài?
- GV ghi bảng.
* Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
- Một số HS nhăc lại.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp.
- 4 Hs đọc.
? Nêu cách đọc diễn cảm?
- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng: cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc,...
- Luyện đọc đoạn 2.
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nghe, nêu cách đọc đoạn:
Đọc trơn tru, nhấn giọng ở những từ nêu trên (có trong đoạn); ngắt nghỉ hơi đúng (chú ý câu văn dài).
+ Luyện đọc theo cặp.
- Từng cặp luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
Cá nhân, cặp đọc.
 Lớp nhận xét, trao đổi.
- Gv nhận xét chung, khen HS đọc tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu ý nghĩa bài?
	- Nhận xét tiết học. VN kể lại cho người thân nghe.
Toán
Rút gọn phân số.
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
	- Biết cách rút gọn phân số ( trong một số trường hợp đơn giản).
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
 ; 
- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp, trao đổi.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức:
a. GV ghi bảng:
Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ tìm cách giải.
- Theo tính chất cơ bản của phân số ta có:
 Vậy: 
- Nhận xét: 
* Tử số và mẫu số của phân số đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số .
* Hai phân số và bằng nhau.
- Ta nói rằng : phân số đã được rút gọn thành phân số .
KL: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
* Cách rút gọn:
HS: Đọc lại kết luận trên.
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu thiệu phân số không thể rút gọn được nữa.
+ (phân số tối giản) vì 3 và 4 không thể cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Vậy gọi là phân số tối giản.
+ Rút gọn phân số 
HS: 1 em lên làm.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
? Khi rút gọn phân số ta có thể làm như thế nào.
Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho tự nhiên nào lớn hơn 1
Chia tử số và mẫu số cho số đó.
 Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
*Hoạt động 2: Luyện tập:
+ Bài 1:
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào nháp.
- HS chữa bài bảng lớp.
a) ;...
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài.
a. Phân số tối giản là: ; ; vì 3 phân số này có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào khác 1.
b. Các phân số có thể rút gọn được là: 
+Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Lịch sử:
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này Hs biết:
	- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
	- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.
	- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
II. Chuẩn bị:
	- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
? Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
- 3,4 Hs trả lời, lớp nhận xét trao đổi.
- GV nhận xét chung, cho điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà Vua.
	* Mục tiêu: Hs hiểu được nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào và việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs đọc sgk/47
- Cả lớp đọc thầm, trả lời
? Nhà Hậu Lê ra đời vào thờ gian nào?Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
- Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt đóng đô ở Thăng Long.
? Vì sao triều đại này gọi là Hậu Lê?
... để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập từ thế kỷ 10.
? Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào.
-... việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
- Gv treo sơ đồ : Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê.
- Hs nhắc lại sơ đồ.
? Tại sao nói dưới thời Hậu Lê vua là người có uy quyền tối cao?
- Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
	* Kết luận: Tóm tắt nội dung trên.
* Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức.
	* Mục tiêu: Nắm được những nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức.
	* Cách tiến hành:
? Để quản lí đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
- ... cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
? Nêu những nội dung chính của BLHĐ?
-... Nội dung: bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ, quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
? BLHĐ có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước?
- ... là công cụ giúp vua cai quản đất nước.
? BLHĐ có điểm nào tiến bộ?
- ... đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tôn trọng địa vị và quyền lợi của người phụ nữ.
	* Kết luận: Gv tóm tắt nội dung trên.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Đọc phần ghi nhớ.
	- Nx tiết học. VN học thuộc bài, xem bài sau.
Kĩ thuật:
Chăm sóc rau, hoa ( tiết 1).
I. Mục tiêu:
	- Hs biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
	- Biết cách làm một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Chuẩn bị:
	- Cây trồng trong chậu, bầu đất.
	- Dầm xới, bình tưới nước, dầm, rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- Dụng cụ thực hành.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.
? Nêu các công việc chăm sóc cho cây?
- Tưới nước cho cây.
- Tỉa cây.
- Làm cỏ.
- Vun xới đất cho rau hoa.
? Nêu mục đích, cách tiến hành của từng công việc trên?
- Hs trao đổi theo nhóm 4, ghi vào nháp, trả lời.
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chốt ý đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại từng nội dung (dựa vào sgk).
a. Tưới nước cho cây:
- Hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất thuận lợi cho cây phát triển.
- Tưới bằng vòi phun hoặc bình có vòi hoa sen, tưới nhẹ nhàng, vừa phải.
b. Tỉa cây:
- Giúp cho cây đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng.
- Tỉa cây cong queo, sâu bệnh.
c. Làm cỏ:
- Nhổ cỏ dại để đảm bảo lượng chất cho cây trồng.
- Dùng dầm xới đào sâu nhổ cả rễ cây cỏ. Nhổ nhẹ tránh làm ảnh hưởng tới gốc cây.
d. Vun xới đất cho cây:
- Làm cho đất tơi xốp.
- Vun nhẹ nhàng tránh xa gốc cây không để ảnh hưởng tới cây.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Đọc nội dung ghi nhớ bài. Chuẩn bị giờ sau thực hành. Chậu cây đã trồng trong tiết trước.
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu:
Câu kể Ai thế nào?
I. Mục tiêu:
 - Nhận diện được câu kể Ai thế nào?. Xác định được bộ phận CN và VN trong câu.
 - Biết viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu viết từng câu đoạn văn Bài 1(NX), Bài 1 (LT).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu bài tập 2, 3 /19?
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét, trao đổi bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bà ... c nên và không nên làm.
- Trình bày:
- Gv nhận xét chốt ý và khen nhóm thảo luận sôi nổi.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp trao đổi bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Đọc mục bạn cần biết sgk/ 89.
	- Nx tiết học. VN học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau: N6: Hộp kín; tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván;...
Thể dục:
Nhảy dây -Trò chơi: "Đi qua cầu"
I. Mục tiêu:
- Ôn bài nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi "Đi qua cầu". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
 - Rèn cho HS có thói quen tập TD.
II. Chuẩn bị:
- Vệ sinh sân tập; 2 - 4 quả bóng; dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu.
5'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS tập hợp lớp, điểm số, báo cáo.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác khởi động.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
2.Phần cơ bản.
*Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
25'
15'
- GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giả thích từng cử động để HS nắm được.
- HS lắng nghe và quan sát.
- Em hãy nêu lại cách so dây?
- GV quan sát, sửa sai cho từng HS.
- GV quan sát, nhắc HS tập nghiêm túc.
- GV quan sát chung, giúp HS bình chọn tổ nhảy tốt nhất.
- Một số HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây một vài lần, rồi mới nhảy có dây.
- HS nhảy dây theo tổ- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ lần lượt nhảy dây trước lớp.
- Lớp quan sát, nhận xét.
*TC: "Đi qua cầu"
10'
- GV nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho một số HS chơi thử.
- GV quan sát, nhắc HS chơi nghiêm túc.
- Nhận xét, tổng kết cuộc chơi.
- HS lắng nghe.
- HS chơi thử.
- Lớp quan sát.
- HS chơi trò chơi.
3.Phần kết thúc
5'
- GV nhận xét, hệ thống lại bài học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ.
I. Mục tiêu:
	- Hs hát đúng tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
	- Tập trình diến bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Rèn luyện cho HS có thói quen hát trước đông người.
II. Chuẩn bị: 
	- GV: - Nhạc cụ quen dùng.
	- HS: Thanh phách, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét chung.
- Hai HS hát bài Chúc mừng.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Bàn tay mẹ
- GV tổ chức cho HS ôn bài hát.
- GV nghe và sửa cho HS sau mỗi lần HS hát.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu; làm chậm cho HS quan sát.
- GV quan sát nhận xét, sửa sai cho HS.
* Hoạt động 2: GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV làm mẫu một số động tác phụ họa.
- Hát kết hợp với vận động phụ họa.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
- GV quan sát, giúp HS bình chọn hát vận động hay và đúng.
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV bắt nhịp cả lớp hát cùng với băng nhạc.
- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
- NX giờ học . BTVN : Ôn bài hát .
- HS hát cả lớp.
- Hát theo dãy, bàn.
-Thực hành: Theo kí hiệu tay GV.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu.
- HS quan sát.
- Tập động theo bàn.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Các nhóm lần lượt hát và vận động phụ họa trước lớp.
- Lớp quan sát.
- HS hát cả lớp.
	Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
I. Mục tiêu:
	- Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
	- Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Chuẩn bị:
	- Phiếu viết tóm tắt lời giải bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Đọc kết quả quan sát một cây em thích trong khu vườn trường em hay nơi em ở?
- 2 hs đọc. Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+Bài 1:
- Hs đọc nối tiếp nhau 2 đoạn văn.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Nhiều Hs phát biểu, lớp trao đổi.
- Gv chốt lại và dán phiếu:
- Hs đọc lại.
 a. Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa xuân hạ, thu, đông.
 b. Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 - Hình ảnh so sánh: Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
 - Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông cây sồi già cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
*Hoạt động 2:
+Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu bài, chọn tả một bộ phận em yêu thích.
- Em chọn bộ phận nào của cây để tả?
- Lần lượt hs nêu ý thích em định tả.
- Hs viết đoạn văn.
- Đọc đoạn văn em viết:
- 4, 5 Hs đọc, lớp nhận xét ...
- Gv nhận xét chấm điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Gv nhận xét tiết học, VN hoàn chỉnh đoạn văn vào vở, đọc 2 đoạn văn đọc thêm. Chuẩn bị bài TLV 45.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh hai phân số.
- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
 Rèn cho HS biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số
II. Các hoạt động dạy -học:
1. Kiểm tra:
- 1 HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu.
- 1 HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:
+ Bài 1: So sánh hai phân số
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài:
a. 
b. và 
* Rút gọn: = = 
* Vì < nên < 
c. và => > 
+ Bài 2: So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau:
- GV có thể gợi ý các cách:
	Cách 1: Quy đồng.
	Cách 2: So sánh với 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a. và 
Cách 1: Quy đồng (HS tự làm).
Cách 2: 
Ta có: > 1 ; < 1
Vậy > 
Phần b, tương tự.
+ Bài 3: So sánh hai phân số có cùng tử số.
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài.
a. Làm theo mẫu.
b. và 
Ta có: > 
 và 
Ta có: > 
=> Nhận xét: Hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+ Bài 4: Viết các phân số theo thú tự từ bé đến lớn.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
a. 	 < < 
b. Quy đồng mẫu số rồi mới so sánh và xếp theo thứ tự.
	 < < 
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập ở vở bài tập.
địa lý
Hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng bằng nam bộ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thủy sản nhất cả nước.
	- Nêu 1 số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
	- Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo.
	- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ.
II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra:
- Nêu ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất của nước ta.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
- Một số HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
HS: Dựa vào kênh chữ SGK và vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
+ Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu. 
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo?
- Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
+ Kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?
- Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt.
3. Nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước:
- GV giải thích từ “thủy sản”, “hải sản”.
* HĐ3: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
HS: Các nhóm dựa vào SGK để trả lời câu hỏi:
+ Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
- Vùng biển có nhiều cá tôm, và các hải sản khác, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Kể tên 1 số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
- Cá tra, cá ba sa, tôm .
+ Thủy sản đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
- ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
=> Bài học (SGK).
HS: 3- 5 em đọc bài học.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Đạo đức:
Lịch sự với mọi người (tiết 2).
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho Hs hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
	- Bìa màu xanh, đỏ, trắng.
	- Đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Đọc thuộc nội dung ghi nhớ bài?
- 1,2 Hs trả lời. Lớp nhận xét trao đổi.
- Gv nhận xét đánh giá chung.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến BT2/33.
	* Mục tiêu: Hs biết đồng tình với những ý kiến thể hiện lịch sự với mọi người.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs bày tỏ ý kiến bằng bìa.
- Cả lớp đọc các ý kiến trong bài tập 2.
- Hs cho lớp thể hiện từng ý kiến và trao đổi, giải thích.
- Hs suy nghĩ thể hiện: Bìa đỏ: tán thành. Xanh : không tán thành; 
 Trắng : phân vân.
	* Kết luận: - Các ý kiến c,d là đúng.
 - Các ý kiến a,b,đ là sai.
* Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 4 sgk/ 33.
	* Mục tiêu: Hs biết đóng vai và biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs thảo luận và đóng vai theo N4:
- Nhóm trao đổi và đóng vai, đưa luôn cách giải quyết trong khi đóng vai (tình huống a)
- Một nhóm lên đóng vai:
- Lớp theo dõi và có cách xử lý khác thì đóng tiếp, hoặc trao đổi cách xử lý tình huống.
- Gv cùng hs nhận xét, đánh giá các cách giải quyết .
	* Kết luận: Gv đọc câu ca dao sgk (bài 5) 
	- Hs nêu ý nghĩa câu ca dao đó.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21, 22 CKT_KN.doc