Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 29

Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 29

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

 - HTL 2 đoạn cuối bài.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi phần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 (đầy đủ) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Đường đi Sa Pa.
I. Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
	- HTL 2 đoạn cuối bài.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi phần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (Không KT)
2. Bài mới:
* Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới.
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- 1 Hs đọc.
- Theo em bài chia làm mấy đoạn?
- 3 đoạn: Đ1: Đầu ... liễu rủ.
 Đ2: Tiếp ...sương núi tím nhạt.
 Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Tìm từ khó đọc?
- GV nhận xét, ghi bảng.
- 3 Hs đọc /1 lần.
- HS trả lời miệng.
- Luyện đọc từ khó.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung luyện đọc, yêu cầu HS đọc thầm tìm cách ngắt giọng.
- Hs đọc thầm tìm cách ngắt giọng.
- Luyện đọc trên bảng phụ.
- 3 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc cả bài.
- 1 Hs đọc.
- Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- HS lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 1: trả lời:
? Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1.
- Du khách đi trong những đám mây trăng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm...
? ý đoạn 1.
- ý 1: Phong cảnh đường đi SaPa.
- Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa.
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng heo; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
? ý của đoạn 2 là gì.
- ý 2: Phong cảnh 1 thị trấn trên đường đi SaPa.
? Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp SaPa.
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu....
? Theo ý của đoạn 3 là gì.
- ý 3: Cảnh đẹp SaPa.
- CH2: Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả?
- Nhiều Hs tiếp nối nhau trả lời: 
VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ...
+ Nắng phố huyện vàng heo.
+ Sương núi tím nhạt....
? Vì sao tác giả gọi SaPa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên".
- Vì phong cảnh SaPa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở SaPa rất lạ lùng, hiếm có.
? Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với SaPa như thế nào.
- Ca ngợi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
? Bài đọc ca ngợi điều gì.
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp cả bài.
- 3 HS đọc.
? Tìm cách đọc bài.
- Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng heo, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu...
- Luyện đọc diễm cảm Đ1:
- Luyện đọc theo cặp.
- Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc.
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- Gv cùng Hs nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm.
- Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết"
- Nhẩm học thuộc lòng.
- Thi học thuộc lòng.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
- Gv cùng Hs nhận xét ghi điểm Hs đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, về nhà học thuộc lòng cả bài. Chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn cho nắm chắc nội dung bài, vận dụng vào giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: (Kết hợp giờ học)
1. Bài mới:
+ Bài 1: Viết tỉ số của a&b, biết:
 (GV viết nội dung bài lên bảng)
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và làm bài vào nháp.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) c) 
b) d) 
- 1 em lên bảng chữa bài.
+ Bài 2: Viết sô thích hợp vào ô trống
HS: Kẻ bảng ở SGK vào nháp.
- Làm ở giấy nháp rồi điền kết quả vào ô trống.
 Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
- GV nhận xét, giúp HS chữa bài.
+ Bài 3: 
 - HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào nháp.
- 1 em lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. 
Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
?
Ta có sơ đồ:
1081
Số thứ nhất: ?
Số thứ hai:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai : 945.
+ Bài 4: 
(Cách tiến hành tương tự như bài 3).
- GV nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
125m
 ?m
 Chiều rộng:
Chiều dài:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x2 = 50(m).
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 - 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng : 50m
 Chiều dài: 75 m
+ Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
HS: Đọc bài toán, tóm tắt, vẽ sơ đồ rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Chiều rộng
Chiều dài
? m
? m
8 m
32 m
- GV thu bài chấm, nhận xét.
- Giúp HS chữa bài.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
 Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 - 20 = 12 (m)
Đáp số: Chiều dài: 20 m.
Chiều rộng: 12 m.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân Thanh ( Năm 1789).
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này học sinh biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ sgk ( TBDH).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Kể lại chiến thắng Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh?
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Diễn biến trận đánh Quang Trung đaị phá quân Thanh.
* Mục tiêu: Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
	* Cách tiến hành:
- Đọc sgk và trả lời:
- Hs đọc thầm bài.
? Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- PK phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
- Đọc sgk và xem trên lược đồ kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Hs trao đổi theo N4.
? Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ làm gì? Vì sao nói Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là việc làm cần thiết.
- ...Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Đây là việc cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương nhiệm vụ đó.
? Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì.
-...ngày 20 tháng chạp năm 1789. Ông cho quân lính ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Làm lòng quân thêm phấn khởi, quyết tâm đánh giặc.
? Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân.
- Đạo 1: do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long, đạo 2 và 3 do đô đốc Long và đô đốc Bảo chỉ huy tiến vào Tây Nam Thăng Long, Đạo 4 do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào Hải Dương, đạo 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến vào Lạng Giang.
? Trận đánh bắt dầu ở đâu? Diễn ra khi nào ? Kết quả ra sao.
- Mở màn là trận Hà Hồi, diễn ra vào đêm 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
? Thuật lại trận Đống Đa.
- Hs thuật lại trên lược đồ và đọc sgk.
* Kết luận: Tóm tắt ý trên.
* Hoạt động 2: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung.
	* Mục tiêu: Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
* Cách tiến hành:
? Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc. 
- ...từ Nam ra Bắc đó là đoạn đường dài, gian lao, nhưng nhà vua cùng quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc.
? Thời điểm để nhà vua chọn là thời điểm nào? Việc chọn thời điểm đó có lợi gì cho quân ta và hại gì cho quân địch? Trước khi tiến vào Thăng Long nhà vua làm gì để động viên tinh thần quân sĩ.
 - Chọn Tết kỷ Dậu để đánh giặc. Nhà vua cho quân ăn Tết trước để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc, quân Thanh xa nhà lâu vào dịp Tết chúng uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
? Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh.
- Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật
Lắp cái đu ( Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu
-Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
II. Chuẩn bị:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét chung.
2. Bài mới:
* HĐ3: Học sinh thực hành lắp cái đu
 - Cho học sinh quan sát mô hình mẫu
 - Quan sát các bước lắp theo quy trình thực hiện sách giáo khoa
 * Cho học sinh chọn các chi tiết để lắp cái đu
 - Giáo viên đến từng nhóm để kiểm tra giúp đỡ các em chọn đúng
 * Lắp từng bộ phận 
 - Cho các nhóm thực hành
 - Giáo viên nhắc nhở một số điểm sau :
+ Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ ( cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu )
+Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ ( thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ ) khi lắp ghế đu 
+Vị trí của các vòng hãm
* Lắp giáp cái đu 
 - Cho học sinh quan sát H1 – SGK, mẫu
 - Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu
 - Giáo viên quan sát theo dõi để kịp thời uốn nắn bổ xung cho học sinh còn lúng túng
* HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
 - Cho học sinh trưng bày sản phẩm
 - Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả
 - Học sinh tự kiểm tra
 - Học sinh quan sát mẫu
 - Học sinh chọn các chi tiết
 - Học sinh thực hành
 ... biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV quan sát, nhắc nhở HS tập nghiêm túc.
- Tập hợp lớp, điểm số báo cáo.
- Tập một số động tác khởi động.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản
*Đá cầu
*Ném bóng
25'
15'
5’
- Hướng dẫn HS tập tâng cầu bằng đùi.
- GV làm mẫu và nêu cách tâng cầu bằng dùi.
- Gọi một số HS lên thực hiện.
- GV quan sát, nhận xét và sửa tư thế sai cho từng HS.
- Tổ chức cho HS tập theo tổ.
- GV quan sát chung, nhắc nhở HS tập nghiêm túc.
- GV làm trọng tài.
- Nhận xét, khen tổ tâng cầu giỏi nhất.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu.
- Tổ chức cho HS tập.
- Hướng dẫn HS ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích
- HS tập theo đội hình vòng tròn, em nọ cách en kia khoảng 1,5m.
- HS quan sát.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- HS tập tâng cầu bằng đùi.
- HS tập theo tổ- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ tiến hành thi với nhau.
- Hs quan sát và làm theo Gv.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV 
*Nhảy dây
5'
- Tổ chức cho HS ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- GV quan sát, nhắc HS chơi nghiêm túc.
- Nhận xét chung.
- HS tập đồng loạt theo hướng dẫn của GV.
3.Phần kết thúc
5'
- GV nhận xét, hệ thống lại bài học.
- Nhắc HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
I. Mục tiêu:
	- Hs hát đúng tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
	- Tập trình diến bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Rèn luyện cho HS có thói quen hát trước đông người.
II. Chuẩn bị: 
	- GV: - Nhạc cụ quen dùng.
	- HS: Thanh phách, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét chung.
- Hai HS hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
- GV tổ chức cho HS ôn bài hát.
- GV nghe và sửa cho HS sau mỗi lần HS hát.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu; làm chậm cho HS quan sát.
- GV quan sát nhận xét, sửa sai cho HS.
* Hoạt động 2: GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV làm mẫu một số động tác phụ họa.
- Hát kết hợp với vận động phụ họa.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
- GV quan sát, giúp HS bình chọn hát vận động hay và đúng.
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV bắt nhịp cả lớp hát cùng với băng nhạc.
- NX giờ học . BTVN : Ôn bài hát .
- HS hát cả lớp.
- Hát theo dãy, bàn.
-Thực hành: Theo kí hiệu tay GV.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu.
- HS quan sát.
- Tập động theo bàn.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Các nhóm lần lượt hát và vận động phụ họa trước lớp.
- Lớp quan sát.
- HS hát cả lớp.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Đọc các tin em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc TNTP .
- 2,3 Hs đọc, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. 
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phần nhận xét.
+ Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
+ Bài 2: Phân đoạn bài văn 
- Bài chia 4 đoạn: Đ1: Từ đầu...tôi đấy.
Đ2: tiếp ...đáng yêu.
Đ3: Tiếp ...một tí.
Đ4: Còn lại.
+ Bài 3: Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
- Hs trao đổi theo cặp trả lời:
+ Mở bài: Đ1: giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Thân bài: Đ2: Tả hình dáng con mèo.
Đ3: Tả hoạt động thói quen của con mèo.
+ Kết bài: Đ4: Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
+ Bài 4:
- Hs rút ra kết luận.
* Hoạt dộng 2: Phần ghi nhớ 
- 3,4 hs đọc.
* Hoạt động 3: Phần luyện tập.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv cùng hs treo trên bảng lớp 1 số con vật nuôi đã sưu tầm đến lớp.
- Hs chọn con vật nuôi gây ấn tượng nhất để lập dàn ý.
- Làm bài vào vở, 2,3 Hs làm bài vào khổ giấy rộng.
- Cả lớp làm bài.
- Nêu miệng từng phần, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số hs làm phiếu dán phiếu.
- Gv nhận xét tuyên dương hs có dàn bài tốt.
- VD dàn bài văn tả con mèo:
+ Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh , thời gian,...)
+ Thân bài: 
1. Ngoại hình của con mèo: Bộ lông, cái đầu, cái tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria.
2. Hoạt động chính cuả con mèo: 
- Hoạt động bắt chuột: động tác rình, vồ,..
- Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
+ Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả một vật nuôi. 
 Chuẩn bị bài giờ sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Rèn cho HS nắm chắc hai dạng toán trên, vận đụng lmf đúng bài tập.
- GD tính cẩn thận trong học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- 2, 3 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Bài 1:
- Hs đọc bài toán.
- Làm bài vào nháp.
- Cả lớp làm bài vào nháp, nêu miệng kết quả điền vào bảng.
- Gv cùng hs nhận xét, trao đổi cách làm bài.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
+ Bài 2:
- Hs đọc đề bài. Trao đổi cách giải .
- Cả lớp làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
Bài giải
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Ta có sơ đồ: ?
Số thứ hai:
 738
Số thứ nhất:
 ?
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
10 - 1 = 9 (phần)
 Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
 Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
 Đáp số: Số thứ nhất : 820
 Số thứ hai : 82.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3: (Làm tương tự bài 2).
- Gv nhận xét, hướng dẫn HS chữa bài.
- Hs làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài.
	Bài giải
Số túi cả hai loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số ki - lô - gam gạo nếp là:
10 x 10 = 100 ( kg)
Số ki - lô gam gạo tẻ là: 
220 - 100 = 120 ( kg)
Đáp số : Gạo nếp: 100 kg.
 Gạo tẻ: 120 kg.
+ Bài 4: Gv cùng hs trao đổi cách giải bài toán.
- Hs trao đổi cả lớp nêu cách giải bài toán.
- Tìm tổng số phần bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn.
- HS làm bài vào vở, một em chữa bài bảng lớp. Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau .
Địa lý
Thành phố Huế
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam.
	- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.
	- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hóa Thế giới).
II. Chuẩn bị:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Huế.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc bài học giờ trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
+ Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp.
+ Bước 1: GV yêu cầu.
HS: 2 em tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên thành phố Huế.
? Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ thành phố Huế hãy cho biết: thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế.
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có dòng sông Hương chảy qua.
+ Huế - Thành phố du lịch:
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi.
HS: Thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
? Nếu đi du lịch trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế.
- Lăng Tự Đức, điện Hòn Chém, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba..
? Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả 1 trong những cảnh đẹp của thành phố Huế.
- Kinh thành Huế: Một tòa nhà cổ kính
- Chùa Thiên Mụ: Ngay bên sông có các bậc thang đi lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng
- Cầu Trường Tiền: Bắc ngang sông Hương
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế.
=> Kết luận (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Đạo đức
Tôn trọng luật giao thông (tiết 2).
I. Mục tiêu:
	Luyện tập củng cố :
	- Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
	- Hs có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thể hiện đúng luật giao thông.
	- Hs biết tham gia giao thông an toàn.
II. Chuẩn bị:
	- Các loại biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? Em làm gì để tham gia giao thông an toàn.
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu biển báo giao thông.
* Mục tiêu: hs nhận biết biển báo giao thông.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 đội chơi 
- Các nhóm về vị trí 
- Gv phổ biến cách chơi: Khi Gv giơ biển báo lên Hs quan sát và nói ý nghĩa của biển báo: Mỗi nhận xét đúng : 1điểm, các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm thì thắng.
- Hs lắng nghe và tiến hành chơi.
- VD: Biển báo hiệu đường 1 chiều, tín hiệu đèn, Cấm đi trái đường, giảm tốc độ, đường ưu tiên người đi bộ,...
- Gv cùng hs tính điểm và khen nhóm 
thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3, sgk/42.
* Mục tiêu: Hs nêu cách ứng xử của mình về luật giao thông.
* Cách tiến hành: 
- Thảp luận N4 
- N4 thảo luận. Mỗi nhóm 1 tình huống.
- Từng nhóm báo cáo kết quả, hoặc đóng vai.
- Gv đánh giá kết quả cuả các nhóm và kết luận 
a. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu luật giao thông thực hiện ở mọi nơi mọi lúc.
b. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c. Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu,...
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn BT4.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Gv nhận xét chung kết quả làm việc của các nhóm.
* Kết luận: Để đảm bảo an toàn cho mọi người và cho bản thân cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
3. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài học, nhận xét giờ.	
- Chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29_Lop 4 CKTKN cuc chuan.doc