Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 25

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 25

Tiếng việt

Ôn tập tả đồ vật

I. Mục tiêu:

- Lập được dàn ý miêu tả đồ vật.

- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng đúng ý.

- Giáo dục hs : yêu quí, bảo quản các đồ vật xung quanh mình.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Bảng phụ: ghi cấu tạo bài văn tả đồ vật, đồng hồ báo thức.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.

+ Chọn đề bài

- Một HS đọc 5 đề trong SGK.

- GV gợi ý : Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai ( hoặc chiếc đồng hồ báo thức ) ; có thể chọn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích ( Cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học ); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em; một đồ vật trong viện bảo tàng các em đã có dịp quan sát ( cái nghiên mực cổ, cọc gỗ Bạch Đằng, )

- Gọi hs nhắc lại về cấu tạo bài văn tả người, bạn khác nhận xét. Gv kết luận

- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học ( chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trước đồ vật đó ) ; mời HS nói đề bài các em chọn.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Ôn tập tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng đúng ý.
- Giáo dục hs : yêu quí, bảo quản các đồ vật xung quanh mình.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ: ghi cấu tạo bài văn tả đồ vật, đồng hồ báo thức.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
+ Chọn đề bài
- Một HS đọc 5 đề trong SGK.
- GV gợi ý : Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai ( hoặc chiếc đồng hồ báo thức ) ; có thể chọn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích ( Cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em; một đồ vật trong viện bảo tàng các em đã có dịp quan sát ( cái nghiên mực cổ, cọc gỗ Bạch Đằng,)
- Gọi hs nhắc lại về cấu tạo bài văn tả người, bạn khác nhận xét. Gv kết luận
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học ( chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trước đồ vật đó ) ; mời HS nói đề bài các em chọn.
Hoạt động 2: Lập dàn ý 
- Một HS đọc gợi ý trong SGK ( Tìm ý cho bài văn ).
- Dựa theo gợi ý 1, cả lớp viết nhanh dàn ý bài văn. Một hs làm bảng phụ 
- Những HS lập dàn ý bảng phụ đính bảng lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. GV nhắc HS : 5 dàn ý vừa lập là dàn ý của bạn. Mỗi em phải hoàn chỉnh dàn ý với các ý của mình, không bắt chước nguyên dàn ý của bạn.
- Gv nhận xét chung và giáo dục hs.
Củng cố dặn dò:
- Bài văn tả đồ vật gồm mấy phần ?
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Em Yêu tổ quốc Việt Nam
I . Mục tiêu:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù họp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thúc học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu Tổ quốc Việt Nam. Tự hào về truyề thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước
II. Chuẩn bị: 
- Tranh Vịnh Hạ Long,....
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho từng HS : Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, một bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
Từng nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận : 
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
Hoạt động 2 : Đóng vai ( bài tập 3, SGK)
+ Cách tiến hành
GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch ( các HS khác trong lớp đóng ) về một trong các chủ đề : văn hóa, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ‎y kiến.
GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3 : Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK).
+ Cách tiến hành
GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm
HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
+ Hs hát, đọc thơ,về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Củng cố dặn dò:
 - Em thấy Tổ qốc mình như thế nào? lớn lên em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
 - 2 hs thi tìm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.. Việt Nam. nhận xét.
 - Chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn hs tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Hs làm được BT 1(a,b),2. Hs khá, giỏi làm được các BT sgk.
- Giáo dục hs cẩn thận khi tính và vận dụng công thức đã học vào trong thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ vẽ hình bt1, 3/129sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật
+ Bài 1: Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập
- Gv đính hình vẽ lên hướng dẫn hs cách làm.
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích đáy và thể tích hình hộp chữ nhật, gv thoe dõi và giúp đỡ hs yếu, 1hs làm bảng lớp, chấm 1 số bài, nhận xét .
Bài giải
1m=10dm; 50cm =5dm ; 60cm = 6dm.
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kínhlà :
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá:
180 + 50 = 230(dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
10 x 5 x 6 = 300(dm3)
c) Thể tích nước có trong bể kính là: (Hs khá giỏi)
300 : 4 x 3 = 225(dm3)
Đáp số: a) 230dm2; 
 b) 300 dm3 ; 
 c) 225 dm3.
Hoạt động 2: Hình lập phương
Bài 2: HS Nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương hs làm bài theo cặp, 2 hs làm bảng phụ, nhận xét. Giáo dục hs.
Bài giải
a) Diện tích xung quanh hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5(m2)
c) Thể tích của hình lập phương:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3)
Đáp số: a) 9m2 
 b) 13,5 m2 
 c) 3,375m3
Bài 3: Hs khá giỏi
Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại tính thể tích hình lập phương. Giáo dục hs.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- GV nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs khá giỏi lập được một dàn ý tả một đồ vật theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs thực hành lập dàn ý theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Phong cảnh đền Hùng
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tổ tiên. 
II. Chuẩn bị
- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ chép đoạn 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- Gv gọi 1HS giỏi đọc bài văn, lớp đọc thầm.
- Gợi ý hs giọng đọc và đọc mẫu, hs chia đoạn.
- Hs luyện đọc theo đoạn. Gv theo dõi và sữa lỗi cho hs.
- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, gv kết hợp sửa cách đọc, giải từ khó cho hs. 
+ Lần l: rút từ luyện đọc
+ Lần 2: Giải nghĩa từ
+ Lần 3: cảm thụ bài văn, 1 hs đọc chú giải sgk
- Gọi 1HS đọc toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hs đọc thầm cá nhân, cặp trả lời câu hỏi:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ở nơi nào?
+ Em hãy kể những điều em biết về vua Hùng?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Bài văn đã gợi cho em một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Em hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giổ tổ mùng mười tháng ba”
- Bài văn ca ngợi và bày tỏ điều gì? Hs tả lời, nhận xét ghi bảng. Giáo dục hs. Hs nhắc lại
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Gv gọi 3 HS đọc nối tiếp bài 
- GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2 “Lăng của các vua Hùng đến cho đồng bằng xanh mát.
- Gv đọc mẫu.
- Hs đọc theo cặp. Thi đọc trước lớp, nhận xét tuyên dương.
Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại ý nghĩa bài văn, trò chơi tặng hoa trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài sau: Cửa sông.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Bảng đơn vị đo thời gian
I. Mục tiêu : 
- Biết tên gọi , kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian thông dụng .
- Xác định được năm nào đó thuộc thế kỉ nào, đổi đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục hs cẩn thận. Hs làm được BT 1,2,3( a). hs khá, giỏi làm được các BT sgk 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng đơn vị đo thời gian.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- Nêu quan hệ một số đơn vị đo thời gian: 
 1 thế kỷ = . . . năm; 
 1 năm = . . . tháng 
 1 năm = . . . ngày
- GV : cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận, sau 3 năm không nhuận thì đến một năm nhuận. Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. HS nêu tên tháng và số ngày của từng tháng. - GV hướng dẫn HS cách nhớ.
- GV tóm tắt bảng đơn vị đo thời gian, đính bảng phụ lên gọi 2 hs đọc lại.
Hoạt động 2: Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian :
- Từ năm đổi ra tháng.
 5 năm = 5 x 12 tháng = 60 tháng.
 Một năm rưỡi = 1,5 x 12 tháng = 18 tháng .
- Đổi từ giờ ra phút :
 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút
 2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút 
 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút
- Từ phút đổi ra giờ :
 180 phút = 3 giờ
 216 phút = 3,6 giờ 
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1 :Ôn về thế kỷ nhắc lại các sự kiện lịch sử ( HS trả lời miệng ).
Bài 2 : Đổi đơn vị đo :
( Từ lớn đến bé )
Lưu ý HS : 3 năm rưỡi = 3,5 năm
	= 3,5 x 12 tháng = 42 tháng .
HS làm vào vở, 2 hs làm bảng phụ, giúp đỡ hs yếu, chấm 1 số bài, nhận xét bảng phụ.
+Bài 3: Viết số thập phân vào chỗ chấm : ( Đổi từ bé đến lớn ) thi đua nhóm.
	72 phút = 1,2 giờ . . .
- Hs thi đua nhóm làm vào bảng nhóm, các nhóm trình bày.
- NHận xét tuyên dương.. 
Củng cố dặn dò:
- HS đọc bảng đơn vị đo thời gian .
- Chuẩn bị cộng số đo thời gian .
- Nhận xét tiết học 
Tiếng việt 
Ai là thủy tổ loài người
(Nghe – viết)
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả bài : Ai là thủy tổ loài ...  
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Mẫu thật đồng hồ, lọ hoa, búp bê...
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài 
- Gv gọi1 HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV : Các em có thể viết theo một đề khác với đề bài trong tiết học trước 
- Gọi 2-3 HS nhắc lại dàn ý bài .
Hoạt động 2: HS làm bài 
- GV theo dõi- giúp đỡ hs.
- Nhắc nhở hs cách trình bày. 
* Hoạt động 3:
- Thu bài 
- Nhận xét chung về cách làm
- Chuẩn bị : ôn tập.
Khoa học
Ôn tập: Vật chất và năng lượng 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:	
 HS được củng cố về:
- Các kiến thức phần năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật	
II. Chuẩn bị:
GV: - Dụng cụ thí nghiệm.
HS: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong 
 sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Giao việc cho HS. nêu nội dung của từng hình.
- Quan sát và kiểm tra HS trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời theo đối đáp
- Nhận xét và kết luận lại đáp án.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Học sinh quan sát hình và nêu nguồn năng lượng cung cấp
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Thi đua
- Thi kể các dụng cụ, máy móc sử dụng năng lượng xăng, dầu
- Nhận xét Giáo dục hs
Củng cố dặn dò:
- Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Chuẩn bị: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
- Nhận xét tiết học.
Chiều Luyện tiếng việt
( 2 tiết)
+ Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs khá giỏi lập được một dàn ý tả một đồ vật theo yêu cầu gv.
- Hs trung bình yếu hoàn thành vở bài tập..
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yếu cầu tiết học.
- Gv gợi ý hs lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- Hs thực hành lập dàn ý theo yêu cầu gv. Gv giúp đỡ hs TB- Yếu hoàn thành theo yêu cầu vở bài tập.
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chấm điểm vài hs.
Sáng Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2011 
Tiếng việt
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.( ND ghi nhớ)
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.( làm được BT1 ở mục III).
- Giáo dục hs bày tỏ sự tôn kính với những người đã có công với đất nước.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết đọan văn bài tập 1phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Phần nhận xét:
Bài 1:1 HS đọc nội dung-cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS chú ý đếm từng câu- HS phát biểu. GV kết luận: đoạn văn có 6 câu, cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn gạch dưới những từ ngữ đều cùng chỉ Trần Quốc Tuấn.
- HS phát biểu - GV dán bài đã ghi lên bảng - 1 HS đọc.
Bài 2 : HS đọc nội dung bài:
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn rồi so sánh với đoạn văn bài tập 1 .
- GV chốt ý – kết luận .
- HS đọc ghi nhớ – nhẩm thuộc.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : 1 HS đọc yêu cầu và nội dung , lớp đọc thầm.(gv đính bảng phũ lên)
- Gv hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của bài 
- cả lớp đọc thầm đoạn văn, đánh số thứ tự câu.
- Dùng bút chì gạch chân từ thay thế.
- Một HS làm bảng phụ – trả lời miệng ý 2.
- Chấm sửa bài – GV chốt ý.
Bài 2 (không làm, giảm theo CV 5842)
Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. Đặt câu có dùng từ liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. 
- Về sửa bài, chuẩn bị bài : Truyền thống.
- Nhận xét tiết học 
Thể dục
Bật cao
Trò chơi “ Chuyển nhanh – Nhảy nhanh”
I. Mục tiêu:
- Giúp hs Ôn tập hoặc kiểm tra bật cao. 
- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác.
- Giáo dục hs tích cực, an toàn khi tập luyện
II. Chuẩn bị::
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 – 4 quả bóng chuyền hay bóng đá hoặc có thể chuẩn bị 4 chiếc khăn để treo bóng hay khăn làm vật chuẩn ở trên cao (giáo viên treo bóng hoặc khăn ở độ cao sao cho học sinh bật nhảy tích cực mới với được tay vào vật chuẩn). 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn).
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+ Ôn tập hoặc kiểm tra bật cao
- Gv yêu cầu hsTập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn. Nếu tập theo hàng ngang, nên tập đồng loạt từng hàng theo lệnh thống nhất của giáo viên (bằng còi hoặc lời hô “chuẩn bị”, “bắt đầu!”). Tập 2 đợt, mỗi đợt nhảy 2 – 3 lần, hàng trên cùng tập trước, sau đó đi vòng ra phía sau chờ đợt tiếp theo.Xen kẽ giữa các lần học sinh bật cao hoặc giữa các đợt tập của hàng, giáo viên có nhận xét, tuyên dương hoặc sửa sai cho học sinh. Nếu tập theo đội hình vòng tròn thì cho học sinh cả lớp cùng bật nhảy 2 – 3 lần, sau đó giáo viên cũng thực hiện như trên rồi mới tập đợt 2. Trước khi học sinh bật nhảy, cần cho giãn cách em nọ cách em kia tối thiểu một sải tay. 
+ Kiểm tra bật cao
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra động tác bật cao. 
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3 - 4 học sinh (theo số bóng hoặc khăn buộc ở trên cao đã chuẩn bị), mỗi học sinh bật cao 1 lần. Những học sinh được giáo viên gọi tên, lên đứng cao vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị , khi có lệnh của giáo viên (bằng còi hoặc lời hô “chuẩn bị”, “bắt đầu!”), học sinh đồng loạt thực hiện động tác bật cao với hai tay hoặc một tay lên chỗ treo bóng hoặc khăn (nếu chạm được tay vào bóng hay khăn càng tốt), khi rơi xuống, hai chân chùng gối trực tiếp đất để giảm chấn động, hai tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, rồi đứng lên chờ nhận xét, đánh giá cả các bạn và giáo viên. Giáo viên chọn và hướng dẫn 3 – 4 học sinh khỏe, nhanh nhẹn đứng bảo hiểm (mỗi em đứng phía sau một người, cách khoảng 1m, khi bạn rơi xuống thì tiến đến đỡ bạn không bị ngã ngửa ra sau). 
- Cách đánh giá: Theo mức độ kĩ thuật và tích cực thực hiện động tác của từng học sinh.
Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác (tư thế chuẩn bị, bật nhảy, tiếp đất), bật nhảy tích cực (hai chân duỗi thẳng khi bật lên cao). 
Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, không duỗi thẳng chân khi bật lên cao. 
Chưa hoàn thành: Thực hiện sai động tác 
Chú ý: Những học sinh chưa hoàn thành, giáo viên có thể cho kiểm tra lần 2 ngay sau đó hoặc vào giờ học sau. 
+ Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. 
Tập hợp học sinh thành 2 – 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1,5m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,60m, tất cả đứng chân rộng hơn vai, thân ngả về trước. Mỗi hàng là một đội thi đấu, nên các đội phải bằng nhau về số người. Phương pháp dạy: Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt, chơi thử 1 lần, chơi chính thức 1 – 2 lần. 
Hoạt động 3: Kết thúc
- Học sinh di chuyển thành 4 hàng ngang thả lỏng tích cực theo tổ (do cán sự điều khiển), giáo viên tổng kết kiểm tra, hệ thống lại bài học, học sinh có thể tham gia đóng góp ý kiến nhận xét. 
- Giáo viên hướng dẫ học sinh về nhà tự tập chạy đà - bật cao có vật chuẩn để cố gắng tăng cường sức bật, chuẩn bị kiểm tra (với những học sinh chưa đạt). 
Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
I. Mục tiêu:
- Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân ( 1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc tổng tiến công.
- Giáo dục hs yêu quê hương tổ quốc mình, luôn có ý thức bảo vệ và giữ gìn.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968( Làm việc theo nhóm ):
- Gv gọi 1 hs đọc yêu cầu và nội dung trong SGK, lớp đọc thầm.
- Gv hướng dẫn hs hoàn thành phiếu học tập.
- Hs trao đổi theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
Nhóm:....................
- Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
- Thuật lại cuộc tiến công ở Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968 ?	
- Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công những nơi nào ?
- Tại sao nói cuộc tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với qui mô lớn ?
- Đại diện nhóm trình bày ( mỗi nhóm trình bày 1 ý nhỏ), nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét kết luận và tuyên dương nhóm thảo luận tích cực và hoàn thành tốt.
 (+ Bất ngờ : tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn .
(+ Đồng loạt : cuộc tổng tiến quân vả nổi dậy diễn ra đồng thời nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự .)
 + Ta tiến công địch khắp miền Nam, làm cho địch hoang mang, lo sợ .
 + Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (ta chủ động tiến công vào thành phố, tận sào huyệt của địch)
Hoạt động 2: ý nghĩa 
- Làm việc cả lớp
- Hs trao đổi phát biểu:
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
- Nêu ý nghĩa. Rút bài học
Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Chuẩn bị : Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng bệnh cảm cúm.
- Nêu phương hướng cho tuần sau (như sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25.doc