Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 4

Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 4

I. Mục tiêu

1. Biết đọc lá thư lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng .Đọc phân biệt các lời nhân vật.

2. Hiểu được nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.

I. Đồ dùng dạy học:

- Bangr phuj

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
 Một người chính trực 
I. Mục tiêu
1. Biết đọc lá thư lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng .Đọc phân biệt các lời nhân vật.
2. Hiểu được nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.
I. Đồ dùng dạy học:
- Bangr phuj
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Đọc bài Người ăn xin .
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: GV chia 3 đoạn
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc, (cho phát âm: chính trực, chính sự).
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1: Từ đầu .... đó là vua Lý...
- Đoạn này kể chuyện gì?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
* Đoạn 2: 
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
Đoạn 3: Thảo luận nhóm.
- Trong việc tìm người cứu nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi ông?
GV chốt ý : người chính trực đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích riêng.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn luyện đọc phân vai.
C. Củng cố dặn dò
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét tiết học - dặn dò học bài.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 HS đọc nối tiếp(1 lượt).
- Lượt 2: Kết hợp nêu chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời nhóm 2.
 Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành với chuyện lập ngôi Vua. 
+ Không nhận đút lót để làm sai di chiếu của nhà vua đã mất. Theo di chúc.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường hầu hạ ông.
- Cử người tài ba giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình.
- HS phát biểu. 
- 4 em đọc nối tiếp.
HS thảo luận cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008 
Chào cờ 
.
Toán
 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: Hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
	- Cách so sánh hai số tự nhiên.
	 - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS viết số sau thành tổng: 458734 ; 200756
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài - ghi bảng
2. Phát triển bài:
* So sánh các số tự nhiên
- HS lấy VD – So sánh
+Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau 100 > 99 ; 99 < 100
+ Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau 
- GV hướng dẫn VD như SGK.
ị Rút ra chú ý SGK.
3. Thực hành
Bài 1(22): 
Cho HS làm bài tập rồi chữa
GV nhận xét củng cố 
Bài 2(22)
- Cho HS làm vào vở.
- GV nhận xét củng cố.
Bài 3(22)
Cho Hs làm bài rồi chữa bài.
GV nhận xét cho điểm.
 C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.Làm bài 2 b 
- 2 HS làm.
- HS nhận xét.
Trong hai số tự nhiên số nào có nhiều chữ số lớn hơn thì lớn hơn
- Số nào có chữ số cùng hàng bé hơn thì bé hơn
- HS lấy VD.
2345 > 2335
- Nhiều HS đọc
7698; 7869; 7896; 7968.
7968; 7896; 7869; 7698.
- HS nêu.
- Nhiều HS nhắc lại.
- 2 HS lên điền.
- HS nhận xét.
- HS làm mỗi em làm 1 phần.
- HS nhận xét.
- 2 HS làm.
- HS nhận xét.
- Về làm các phần còn lại 
............................................................................
Luyện tiếng việt 
Luyện tập về từ đơn và từ phức 
I/ Mục tiêu :
 - Giúp HS nắm chắc hơn về từ đơn và từ phức .
 - HS biết tìm từ đơn và từ phức có trong đoạn văn .
II/ Chuẩn bị : Nội dung 
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Thế nào là từ đơn, từ phức ? 
2. Bài mới 
Bài tập 1 :
 Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau, rồi ghi lại các từ đơn, từ phức trong câu : 
 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm .
 Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu .
 - HS đọc hai câu văn .
 - Xác định từ rồi phân làm hai loại .
 - GV theo dõi quan sát, hướng dẫn HS lúng túng .
 - HS đọc – Nhận xét .
Bài tập 2 :
 Các chữ in đậm dưới đây là một từ phức hay một từ đơn :
 a/ Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp . 
 b/ Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân .
 c/ Vườn nhà em có nhiều hoa : hoa hồng, hoa cúa, hoa nhài .
 d/ màu sắc của hoa cũng thật phong phú : hoa hồng, hoa tím, hoa vàng . ..
- HS trao đổi nhóm – thống nhất câu trả lời .
- HS trình bày – GV chốt ý đúng .
Bài tập 3 :
 Nghĩa của các từ phức nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác với nghĩa của các từ đơn nhà, cửa, ăn, uống, sách, vở.
 - HS làm cá nhân .
 - Gọi vài HS trình bày .
 - Lớp + GV cùng nhận xét .
IV/ Củng cố dặn dò : 
 - GV hệ thống bài .
 - HS về học bài .
Chiều Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2008 
Lịch sử 
 Nước âu lạc
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang: thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Những thành tựu của người Âu Lạc( chủ yếu về mặt quân sự).
- Người Âu Lạc đã đoàn kết chống quân xâm lược Triệu Đà nhưng do mất cảnh giác nên bị thất bại.
II. đồ dùng dạy-học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, lược đồ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nay.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS 
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Phát triển bài:
*HĐ1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
- GV yêu cầu HS đọc SGK sau đó trả lời câu hỏi:
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có điểm gì giống với đời sống người Lạc Việt.
- GV kết luận.
*HĐ2: Sự ra đời của nước Âu Lạc.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước?
- Ai có công hợp nhất đất nước ?
- Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng ở đâu?
- GV kết luận nội dung HĐ2.
*HĐ3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận.
- GV nêu giới thiệu thành cổ Loa và tác dụng của nó.
*HĐ4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà.
- GV yêu cầu HS đọc SGK 
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương bắc.
C. Tổng kết - dặn dò
- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- NX giờ học- về nhà học bài.
- 3 HS 
- HS đọc SGK.
+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc nước Văn Lang.
+ Trồng lúa, chế tạo đồ đồng, trồng trọt, chăn nuôi, phong tục giống người Lạc Việt.
- HS thảo luận sau gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Vì họ có chúng giặc ngoại xâm.
- Người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt là người Âu Việt là Thụ Phán An Dương Vương.
- Tên nước là Âu Lạc ở vùng cổ Loa thuộc huyện Đông Anh Hà Nội ngày nay.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi.
- Một số em nêu sau đó nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- HS : Vì người dân Âu Lạc đoàn kết thành kiên cố, tướng giỏi...
- Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm con dể An Dương Vương để điều tra và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nước Âu Lạc.
........................................................................................................................................
Chính tả(nghe - viết) 
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
1. Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ. Truyện cổ nước mình.
2. Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bút dạ
- HS: Bút dạ
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Hướng dẫn học sinh nhớ - viết.
- GV nhắc HS cách trình bàt bài thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ sai.
- GV chấm chữa 7 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2(a).
- Phát phiếu to cho nhóm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm. Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà đọc lại bài 2(a) và làm bài 2(b).
- Cho 2 nhóm HS thi viết đúng nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS học thuộc lòng đoạn thơ: 14 dòng đầu.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- HS gấp sách giáo khoa nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d, gi.
- Đại diện lên gắn phiếu.
- Đọc to đoạn văn để hoàn thành.
- Cả lớp sửa theo: 
+ ... Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...
+ ... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
- Về viết lại cho đẹp hơn.
.......................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
+ Giúp HS: 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92( x là số tự nhiên)
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ BT 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm BT 3 đồng thời kiểm tra vở BT.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1(trang 22)
 GV cho HS đọc đề bài, sau đó cho HS tự làm.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng. GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
Bài 2(trang 22)
GV chữa bài chốt kết quả đúng.
Cho HS đổi vở kiểm tra.
Bài 3(trang 22)
Bài này yêu cầu làm gì?
GV cho HS tự làm, khi chữa bài yêu cầu HS giải quyết cách làm.
Bàii 4(trang 22)
 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó làm.
- GV chữa bài chốt kết quả đúng.
Bài 5( trang 22) 
- GV: Số x phải tìm thoả mãn yêu cầu gì ?
- Cho HS làm và GV chấm một số bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn về nhà làm BT 3(c, d) và làm lại bài 4, 5
- 2 HS lên bảng làm
- HS nghe
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) 0; 10; 100.
b) 9; 99; 999.
Nhỏ nhất: 1000; 10000; .....
Lớn nhất: 9999; 99999; .....
+ HS đọc đề bài.
+ 2 Hs lên bảng làm.
+ HS: Viết số thích hợp vào ô trống 
+ 1 HS lên làm.
- HS giơ tay kiểm tra kết quả đúng.
- HS đọc đề bài.
- Là số tròn chục.
- Lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.
x là 70, 80, 90
.
Luyện từ và  ... .
- GV củng cố:
+ Ghép TH: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đồng bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
*HĐ5: Bài 3
- Cho HS đọc nội dung và yêu cầu bài 1.
- Cho HS làm việc theo yêu cầu.
- Gọi HS lên trình bày trên bảng phụ đã kẻ sẵn.
- GV chốt lại ý đúng.
*HĐ6: Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm 5 từ ghép tổng hợp, 5 từ ghép phân loại.
- 1 HS đọc to
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi 1 số HS trình bày.
- HS nhận xét.
+ Bánh trái: Tổng hợp chỉ chung các loại bánh.
+ Bánh rán: Phân loại chỉ một loại bánh cụ thể.
- HS thảo luận nhóm đôi làm ra phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét chéo.
+ Ghép PL: Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay...
- HS làm nháp.
- 1 số em lên trình bày.
- HS về làm bài 
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
Toán
 Giây -Thế kỉ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật có 3 kim giờ, phút, giây
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Lên bảng làm BT4 + kiểm tra vở bài tập học sinh 
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài - ghi bảng
b. Giới thiệu về giây: Treo đồng hồ
- GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
- GV kết luận chốt lại: 1giờ = 60 phút
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, quan sát sự chuyển động của nó và nhận xét.
c. Giới thiệu về thế kỉ:
 GV viết lên bảng một thế kỉ = 100 năm.
- GV giới thiệu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1(ghi tóm tắt lên bảng và cho HS đọc lại), từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai.
- Tương tự GV hướng dẫn tiếp như ở SGK.
- GV: Người ta hay dùng số LaMã để ghi tên thế kỉ
d. Thực hành
Bài 1(trang 25)
- GV cho HS tự làm sau đó yêu cầu giải thích cách làm.
- Chữa bài và chốt kết quả đúng.
Bài 2(trang 25)
GV cho HS nhận xét và đổi chéo bài để kiểm tra.
Bài 3(trang 25)
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV cho HS nhắc lại cách đổi giây, phút, thế kỉ.- Tổng kết tiết học. Nhắc HS làm lại BT 1,3 vào vở ở nhà.
- 1 HS lên bảng làm.
HS quan sát nêu nhận xét.
- Kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
- Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền hết 1 phút.
- HS quan sát và nêu ý kiến nhận xét.
- HS nhắc lại và khắc sâu cách đổi giây/ phút.
- HS nhắc lại.
- HS nêu lại và khắc sâu cách tính thế kỉ.
 Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ I
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ II
-HS làm bài .
- HS làm bài – Kiểm tra chéo
- HS về làm bài tập 
Tập làm văn
 Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục tiêu:
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ
HS : Vở BT tiếng việt 4
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A: Kiểm tra bài cũ:2HS 
+ Em hãy nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
+ Em hãy kể lại truyện "Cây khế"
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Phần phát triển bài:
* Xác định yêu cầu của đề bài.
- Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV giao việc: Đề bài cho trước 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, Người con, Bà tiên.
Nhiệm vụ của HS là: Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt câu truyện xảy ra.
* Cho HS lựa chọn chủ đề của câu truyện.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS nói chủ đề các em chọn.
* Thực hành xây dựng cốt truyện.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thực hành kể.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và khen thưởng những HS tưởng tượng ra câu chuyện hay+ kể hay.
- Cho HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể.
C. Củng cố - dặn dò
- Gọi 2 HS nói lại cách xây dựng cốt truyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về kể lại cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị tiết TLV tuần 5.
-2 HS trả lời.
-HS nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc yêu cầu của đề.
- Cho 1 HS đọc gợi ý 1, 1 HS đọc tiếp gợi ý 2
- HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để xây dựng câu truyện.
- HS đọc thầm gợi ý 1, 2 nếu chọn 1 trong hai đề tài đó.
- 1HS giỏi kể mẫu dựa vào gợi ý HS 2 trong SGK.
- HS kể theo cặp, HS 1 kể, HS 2 nghe và ngược lại.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Lớp nhận xét.
- HS viết vắn tắt vào vở.
- Về nhà kể lại câu chuyện 
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
I – Mục tiêu : Sau bài học HS có khả năng:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá.
II - Đồ dùng dạy – học .
- Hình dạng 18,19 SGK. - Phiếu học tập.
III – Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS trả lời câu hỏi :
+Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
+Hầu hết thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
-GV nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 - Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
* HĐ1: Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
Bước1: Chia đội
Bước2:Hướng dẫn cách chơi và luật chơi
Bước 3: Thực hiện .
-GV tuyên dương đội thắng cuộc .
*HĐ2: Thảo luận"Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật"
- Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn một trong hai loại trên.
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu đọc lại bảng danh sách tên thức ăn chứa đạm động vật và thực vật.
+ Tại sao nên ăn phối hợp 2 loại thức ăn trên?
Bước 2: Làm việc với phiếu BT
Phát phiếu cho các nhóm.
Bước3: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết trang 19 SGK .
+Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?
- KL: Mỗi loại đạm chứa các chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau, nên kết hợp ăn cả hai loại đạm động vật và thực vật để tốt hơn cho cơ thể.
C. Củng cố dặn dò: 
- Cho HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
- Đánh giá nhận xét giờ học .
-HS trả lời .
-HS nhận xét bổ xung .
- 2 đội
- 2 đội lần lượt kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. GV bấm đồng hồ theo đội và đánh giá.
-VD : Gà rán , cá kho , tôm hấp , canh hến , cháo thịt , mực xào , đậu Hà Lan , nem rán , cá nấu ...
 Mở sách và thảo luận.
-Vì ăn một loại đạm động vật hoặc đạm thực vật sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể.
Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau .
-HS đọc .
+Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu , trong chất béo của cá có nhiều a-xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch .Vì vậy chúng ta nên ăn cá .
-HS đọc SGK 19 .
- GV nhận xét đánh giá giờ học .
-GV dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau .
Sinh hoạt : Kiểm điểm tuần 4
I.Mục tiêu:
- ổn định tổ chức lớp, nhắc nhở nội qui qui định năm học mới
-Giúp học sinh nhận được ưu khuyết điểm trong tuầu.
-Rèn học sinh có tinh thần phê,tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III.Hoạt động lên lớp:
1.Kiẻm điểm trong tuần:
- Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chungcác hoạt động của lớp trong tuần.
- Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: .
 + Về ý thức tổ chức kỷ kuật: Đa số các em đều ngoan ,chấp hành tốt nội quy ,quy định 
 + Học tập: Nhìn chung có ý thức học song còn nhiều em chưa có ý thức học tập ở nhà cũng như trên lớp.
 + Lao động: Các em có ý thức lao động 
 +Thể dục vệ sinh: Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 +Các hoạt động khác: Đa số các em đều ngoan, thực hiẹn đầy đủ nhiệm vụ của học sinh.
-Bình chọn xếp lọai tổ ,thành viên:
2.Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm trong tuần.
 - Phát huy ưu điểm đã đạt được.
3.Sinh hoạt văn nghệ
An toàn giao thông
Bài 3 : Đi xe đạp an toàn
I/ Mục tiêu : 
- HS biết xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn .
- HS biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp . 
- Luôn có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo ATGT .
II/ Chuẩn bị : Sơ đồ vòng xuyến . Một số hình ảnh đi xe đạp đúng, sai . 
III/ Các hoạt động dạy học 
* Hoạt động 1 : :Lựa chọn xe đạp an toàn
 - HS thảo luận : 
 + Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là như thế nào ? 
( Loại xe, cỡ vành xe, lớp xe, tay lái, phanh xích, chuông )
 - Đại diện HS trình bày .
 - GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung .
* Kết luận : Muốn đảm bảo an toàn khi đi đường trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải tốt, còn đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh và đèn .
* Hoạt động 2 : Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường
 - Gv hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ 
 + Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng sai .
 + Chỉ trong tranh những hành vi sai ( Phân tích nguy cơ tai nạn ) 
 - HS trao đổi – Gọi đại diện trình bày .
 - GV ghi lại những ý đúng 
 + Không được lạng lách đánh võng .
 + Không đèo nhau, đi dàn hàng ngang .
 + Không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều .
 + Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật .
 - Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ? 
 - HS trả lời – Nhận xét chốt ý đúng .
 + Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ .
 + Khi chuyển hướng ( rẽ phải, trái ) phải giơ tay xin đường .
 + Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang .
 +Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn 
.
* Hoạt động 3 : Trò chơi giao thông
 Cho HS ra sân trường thực hành đi xe đạp . Có một số tình huống để HS xử lí . 
IV/ Củng cố dặn dò :
 - Qua giờ học em đã hiểu biết gì về đi xe đạp an toàn ? 
 - Về thực hành .
..
Luyện toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
- Củng cố về đặc điểm của dãy số tự nhiên . 
- HS biết tìm số liền trước, liền sau . Biết tìm x trong trường hợp ở giữa 2 số . Biết so sánh các số tự nhiên .
II/ Chuẩn bị : Nội dung 
III/ Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra : Em hãy nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên ? 
2. Bài mới 
Bài tập 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có số tự nhiên liên tiếp
a/ 41 ; 42 ;  b/  ; 105 ; 106 c/ 9910 ;  ; 9912 
d/ ; 1000 ; 1001 e/ 198 ; .; . g/ 2980 ;  ; .
- HS làm cá nhân 
- Gọi HS chữa bài .
- Củng cố số tự nhiên liên tiếp .
Bài 2 : Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm
a/ 75362 584326
c/ 607125 > 6087125 d/ 53686 < 253686
- HS đọc yêu cầu – Nêu cách làm .
- HS làm – Kiểm tra chéo .
- GV cùng cả lớp chữa bài .
Bài 3 : Tìm x biết :
a/ X là số lẻ ; X là số có bốn chữ số ; X < 1002 
b/ X ;là số chẵn ; X là số có ba chữ số ; X > 997 
c/ X là số tròn trăm ; 782 < X < 897 
- HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn cách trình bày .
- HS làm bài .
- Chẩm điểm .
IV/ Củng cố dặn dò : Hệ thống bài . về xem lại cách trình bày . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc