I. Mục tiêu
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện
Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói nên sự thật.
I. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Tập đọc Những hạt thóc giống I. Mục tiêu 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 2. Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói nên sự thật. I. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra: Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài "Tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi ở SGK . - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu lần 1 - GV chia bài làm 4 đoạn và cho HS đọc tiếp nối lần 1 - Cho HS tìm từ khi phát âm. - Cho HS đọc lần 2 kết hợp nêu chú giải. - GV sửa lỗi phát âm ngắt nghỉ, giọng đọc của HS - GV đọc mẫu lần 2(đọc diễn cảm giọng đọc chậm rãi ) b. Tìm hiểu bài. - GV cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời: Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không? - Cho HS đọc đoạn 2 và cho biết: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao? + Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì? + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? - Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời: Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm. - HS đọc đoạn cuối của bài và trả lời: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý.? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu đoạn: Chôm lo lắng... thóc giống của ta. - GV công bố bạn thắng cuộc C. Củng cố dặn dò - GV cho HS rút ý nghĩa câu chuyện. - GV chốt ý đúng: ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói nên sự thật. - 2 HS lên bảng đọc Lớp theo dõi và nhận xét. - 4 HS đọc tiếp nối hết bài. - Sững sờ, dõng dạc. - HS nêu chú giải các từ: bệ hạ, dõng dạc, - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi. - Phát mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ ... - HS trả lời nêu ý kiến. - Chôm đã gieo trồng nhưng thóc không nảy mầm. Chôm: Không có thóc tâu thật với vua. - Chôm dám nói lên sự thật không sợ bị phạt. - Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm. HS giải nghĩa: Sững sờ. - Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối. - Người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt. - 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài. - Tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm. - Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. - HS trả lời. Tuần 5 Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008 Chào cờ ............................................................................ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của 1 năm. - Biết năm thuận có 399 ngày và năm không nhuận có 365 ngày. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tích mốc thế kỉ. II. Đồ dùng dạy học: Đồng hồ III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS lên bảng làm BT1 và kiểm tra vở BT của HS. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài – ghi bảng b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1(T26): GV chữa bài chốt kết quả đúng. Bài 2(T26) GV cho HS tự làm sau đó giải thích cách làm. Bài 3(T 26) - GV cho HS xác định năm 1789, thuộc thế kỷ nào? - Năm sinh của Nguyễn Trãi là năm nào? Bài 5(T 26) GV cho HS củng cố về xem đồng hồ và đổi đơn vị đo khối lượng. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS làm lại BT 2T 26 vào vở. - Tổng kết tiết học HS lên bảng làm. - HS đọc BT. HS làm miệng(nhiều HS trả lời) - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vảo vở. Kết quả đúng là: 3 ngày = 72giờ; 1ngày = 8giờ 4 giờ = 240phút ; 8phút = 480giây; - HS nêu: Năm 1789 thế kỉ XVIII Năm sinh của Nguyễn Trãi là: 1980 – 60 = 1380 Vậy năm 1380 thuộc thế kỉ XIV - 2 HS lên làm. a) Khoanh vào B b) Khoanh vào C. - HS về làm bài tập ........................................................................ Luyện tiếng việt Luyện tập về văn kể chuyện I/ Mục tiêu : - HS luyện tập về tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện . - HS viết được đoạn văn tả ngoại hình nhân vật . II/ Chuẩn bị : Nội dung III/ Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : Đề 1 Em hãy tả ngoại hình của ông lão ăn xin trong câu chuyện : “Người ăn xin ” - HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS làm - Gợi ý : Em hãy chọn cảnh ông lão ăn xin bộc lộ được hoàn cảnh của ông : già yếu, nghèo đói . Có thể tập trung vào nét mặt, cặp mắt, bàn tay. - HS viết đoạn văn từ 5 - 7 câu . - GV quan sát hướng dẫn HS còn lúng túng . - Gọi HS đọc trước lớp . - GV cùng cả lớp nhận xét . Đề 2 Bằng lời của chị Nhà Trò hãy tả lại Dế Mèn trong lần gặp đầu tiên . - Gợi ý : Em tìm những hình ảnh tả Dế Mèn qua con mắt khâm phục của Nhà Trò . VD : dáng to lớn, phương phi, cả người ánh lên vẻ vững chắc khoẻ mạnh . Đôi càng láng bóng với những cái vuốt nhọn hoắt ở chân . Sợi râu dài uốn cong rất đỗi hùng dũng ,... + Có thể mở đầu : Hôm ấy trên đường về nhà , tôi bị bọn nhện doạ ... - HS làm bài . - Gọi vài HS trình bày . Khuyến khích HS dùng từ hay, có cách viết so sánh, nhân hoá . - Nhận xét chung . 3. Củng cố dặn dò : Hề thống bài . Về làm bài tập Viết thư cho người thân kể về tình hình học tập của mình hiện nay . ............................................................................................................................ Chiều Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008 Lịch sử Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc I. Mục tiêu: Học xong bài này HS nêu được: - Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ từ năm 179 TCN đến năm 938. - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta không chịu khuất phục liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV giới thiệu - ghi bảng 2) Phát triển bài: *HĐ1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ " Sau khi Triệu Đà... sống theo luật pháp của người hán" - GV cho HS thảo luận theo yêu cầu: Tìm sự khác biệt với kinh tế văn hoá, chủ quyền trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ. - GV kết luận: Từ năm 179 TCN đến năm 938 các triều đại phong kiến phương bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta chúng biến nước ta thành một quận huyện của chúng và áp bức bóc lột nhân dân ta vô cùng cực khổ. Không chịu khuất phục nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa chống lại phong kiến phương bắc. *HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương bắc. - GV phát phiếu cho từng học sinh. - GV hướng dẫn HS đọc SGK và điền các thông tin về cuộc khởi nghĩa. - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp. - GV NX bổ sung. - GV hỏi từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại phong kiến phương bắc? - GV chốt nội dung hoạt động 2 C. Tổng kết - dặn dò - HS đọc ghi nhớ cuối bài. - NX tiết học - dặn dò về nhà học bài. - 2 HS trả lời. - NX - HSđọc thầm. - HS trả lời + Chia nước ta thành nhiều quận huyện do người Hán cai quản. + Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tề giác, bắt chim quý... + Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta... - HS thảo luận nhóm. - TRình bày bổ sung ý kiến. - HS làm việc cá nhân. - 1 em nêu, HS khác theo dõi bổ sung. - 9 cuộc khởi nghĩa mở đầu là khởi nghĩa Hai Bà Trưng kết thúc là khởi nghĩa Ngô Quyền. ............................................................................................................................ Chính tả(nghe - viết) Những hạt thóc giống I. Mục tiêu: - HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống. - Làm đúng các bài tập phân biệt. tiếng có âm đầu dễ lẫn như l/n II dùng dạy học - Giáo viên: Bút dạ - 3- 4 tờ phiếu in sẵn nội dung BT2a, 2b III. Hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc HS viết bảng: ra vào, giữ gìn, con dao - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết - GV đọc bài viết trong SGK - GV chú ý những từ khó viết. - Gọi HS đọc đoạn viết - GV nhắc nhở HS quy tắc viết chính tả. - GV đọc từng câu - GV đọc lại toàn bài. - GV chấm chữ 7 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. - GVcho HS nêu yêu cầu của bài tập 2(a). - Phát phiếu to cho nhóm. - GV gọi HS nhận xét bài làm. Chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài giờ sau và làm bài 2(b). - HS viết - HS nhận xét. - HS theo dõi - HS đọc - HS nghe. - HS viết bài vào vở. - HS soát lỗi. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi. - Bài 2a: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây: - HS đọc thầm đoạn văn - tìm từ - HS làm vở BT. - Đại diện lên dán phiếu. - Đọc to đoạn văn đã điền ............................................................................................................................ Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008 Toán Tìm số trung bình cộng I. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết được số TBC của nhiều số. - Biết cách tính số TBC của nhiều số. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ và đề bài toán a, b viết lên bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT2 cột 1,2. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: a.Giới thiệu bài - ghi bảng b. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số TBC: *Bài toán 1: - GV nêu cầu hỏi để HS rút ra nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm TBC của 2 số. * Bài toán 2: GV hướng dẫn HS hoạt động để giải bài toán 2(tương tự như bài 1) và nêu NX. - Yêu cầu HS tự nêu cách tìm số TBC của nhiều số(như SGK). c. Thực hành: Bài 1 - GV cho HS thực hành tìm số TBC khi HS chữa bài cho nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số Bài 2 : GV cho HS tự đọc đề và làm chữa bài chốt lời giải đúng C. Củng cố dặn dò: - GV cho HS nhắc lạ ... ............................................................. Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008 Toán Biểu đồ (Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Làm quen với biểu đồ hình cột. - Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột. II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to biểu đồ, số chuột của 4 thôn đã diệt. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng làm BT 2SGK trang 29 - GV chữa bài cho điểm. B. Bài mới: a.Giới thiệu bài - ghi bảng b. Giới thiệu biểu đồ hình cột số chuột của 4 thôn đã diệt: GV treo biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt để HS quan sát và trả lời - Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt của thôn nào? - Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột ? Vì sao em biết? - Hãy cho biết số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng? - Nhận xét độ cao các cột biểu diễn như thế nào? - GV cho HS so sánh số chuột của các thôn. c. Luyện tập thực hành: Bài 1 ( T 31 ) GV cho HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi - Cả lớp cùng nhận xét . Bài 2 ( T32 ) GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 trong từng năm học qua biểu đồ. - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm phần b. - GV chú ý HS nào còn lúng túng . - GV chữa bài chốt lời giải đúng C. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết tiết học. Nhắc HS làm BT ở vở BT và làm lại BT 2 trang 32 - Chuẩn bị tiết 26 - 3HS lên bảng - Lớp theo dõi NX. - HS quan sát trên biểu đồ. - Của 4 thôn: Đông, Đoài, Trung Thượng. - Thôn Đông diệt được 2000 con chuột vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột đã diệt được là số 2000 - Thôn Đoài diệt được 2200 con, thôn Trung diệt được 1600 con, thôn Thượng diệt được 2750 con. - Cột cao hơn biểu diễn số con chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn - HS nêu . - Nhận xét - -HS trả lời . -HS đọc . HS nêu yêu cầu . -HSlàm . b -Số lớp 1 của năm học 2003-2004nhiều hơn của năm học 2002-2003 là 3 lớp . -Năm học 2002-2003 mỗi lớp 1 có 35 HS .Trong năm học đó trường có 105 HS lớp 1 -Nếu năm học 2004-2005 mỗi lớp 1 có 32 HS thì số HS lớp 1 năm học 2002-2003 ít hơn năm học 2004-2005 là 23 HS . Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện - Biết vận dụng những hiẻu biết để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện - Giáo dục HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A: Kiểm tra bài cũ: Không B. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. b. Nhận xét:: * Xác định yêu cầu của đề bài. - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.1,2 HS thảo luận theo cặp a. Những sự việc tạo thành cốt truyện b. Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? *Bài tập 2 - Dấu hiệu nào nhận biết chỗ mở đầu và kết thúc trong đoạn văn? *Bài tập 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập * Ghi nhớ: SGK C. Luyện tập - GV : Chú ý cách dùng từ , cách viết câu , sử dụng dấu câu . Khuyến khích tìm được nhiều từ hay , cách viết câu có hình ảnh . GV cùng HS nhận xét 3Củng cố dặn dò Nhắc lại nội dung Nhận xét giờ học 2 HS đọc yêu cầu của đề. Hs đọc thầm :Những hạt thóc giống - HS trả lời - Hs NX - Tương tự (HS trả lời) - Đầu dòng viết thụt vào một ô - Chấm xuống dòng - Cho vài HS đọc - HS nêu yêu cầu - Trao đổi với bạn - Làm việc cá nhân - Nối tiếp nhau đọc kết quả - HS về viết lại cho hay hơn . ................................................................................................................... An toàn giao thông Bài 4 : Lựa chọn đường đi an toàn I/ Mục tiêu : - HS biết giải thích điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn . - Biết lựa chọn con đường an toàn để đi . - HS có ý thức thói quen chỉ đi con đường an toàn dù phải đi vòng xa hơn . II/ Chuẩn bị : Sơ đồ như SGK III/ Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 : Ôn bài cũ - GV đặt câu hỏi - HS trả lời + Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì ? + Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn ? - Nhận xét - GV kết luận . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu con đường đi an toàn - HS làm việc theo nhóm bằng phiếu học tập Điều kiện con đường an toàn Điều kiện con đường kém an toàn 1,... 2,... 3,... - Các nhóm thảo luận . - GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày . - GV nhận xét đánh dấu các ý đúng của HS Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn chỉ cần nêu những đặc điểm cần thiết phù hợp ở địa phương, nơi trường mình đóng . * Hoạt động 3 : Chọn con đường an toàn đi đến trường - HS quan sát sơ đồ . - GV lựa chọn bất kì 2 điểm - Gọi hs lên lựâ chọn con đường đi an toàn - HS phân tích con đường mình đã chọn . + Tại sao lại chọn đường này mà không chọn con đường khác ? * Hoạt động 4 : Hoạt động bổ trợ - Cho HS hình dung lại con đường từ nhà đến trường, rồi vẽ . Xác định qua mấy điểm kém an toàn . - Gọi HS lên trình bày - Bạn ở gần nhà nhận xét bổ sung . Kết luận : Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và đảm bảo an toàn , ta chỉ nên đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn . IV/ Củng cố dặn dò : - Hệ thống lại nội dung . - Nhận xét tiết học . ..................................................................................... Khoa học ăn nhiều rau và quả chín Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I – Mục tiêu : Giúp HS : - Nêu được lợi ích của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau quả chín hàng ngày . II - Đồ dùng dạy – học. - Hình minh hoạ SGK. - Chuẩn bị một số rau quả tươi và héo, vỏ đồ hộp... III – Các hoạt động dạy – học. Hoạt động dạy Hoạt động học A – Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi. + Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? + Vì sao phải ăn muối I-ốt và không nên ăn mặn . B – Bài mới . 1 - Giới thiệu bài: Ghi bảng. 2 – Hướng dẫn tìm hiểu nội dung. * Hoạt động 1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau và quả chín . - Yêu cầu HS xem sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối . - HS trả lời . - Kể tên một số loại rau quả các em vẫn ăn hàng ngày ? - ăn rau và quả chín có ích lợi gì ? - GV kết luận: * Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn . Bước 1: Yêu cầu HS đọc , trả lời? - Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? Bước 2: HS trả lời . - GV kết luận : * Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm . Bước 1: Làm việc theo nhóm . - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm . - Nhóm 1: Thảo luận : Cách chọn thức ăn tươi sạch, cách nhận ra thức ăn ôi , héo... - Nhóm 2: Thảo luận : Cách chọn đồ hộp và chọn thức ăn được đóng gói. - Nhóm 3: Thảo luận : Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn, sự cần thiết nấu thức ăn chín. Bước 2: Làm việc theo nhóm . - Yêu cầu HS trình bầy . - GV nhận xét . - GV đọc mục bạn cần biết ( trang 23 ). C – Củng cố, dặn dò. - Tóm tắt nội dung bài học . - Liên hệ thực tế . - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS về học bài. - 2 HS trả lời . - HS nhận xét bổ xung . - HS quan sát . - Rau cải , rau muống, xu hào ... quả chuối , quả na , quả hồng , quả ổi ... - Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng . - HS đọc SGK. - Thực phẩm cần được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh ... - HS thảo luận theo nhóm, trả lời . - Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng , không bị ôi, thiu. héo, úa... - Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ. - Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn được rửa sạch sẽ. - Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng , không bị đau bụng, không bị ngộ độc đảm bảo vệ sinh. - HS đọc SGK. - HS đọc mục bạn cần biết. ............................................................................................................................................ Sinh hoạt : Kiểm điểm tuần 5 I.Mục tiêu: - ổn định tổ chức lớp -Giúp học sinh nhận được ưu khuyết điểm trong tuầu. -Rèn học sinh có tinh thần phê,tự phê. - Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt. III.Hoạt động lên lớp: 1.Kiẻm điểm trong tuần: - Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ. - Lớp trưởng nhận xét chungcác hoạt động của lớp trong tuần. - Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: . + Về ý thức tổ chức kỷ kuật: Đa số các em đều ngoan ,chấp hành tốt nội quy ,quy định + Học tập: Nhìn chung có ý thức học song còn nhiều em chưa có ý thức học tập ở nhà cũn như trên lớp. Các em có tiến bộ như: Em Thảo, Hiếu Phương Chưa tíên bộ : Em Tùng ,Yến, Sơn Mạnh, Khoẻ, Ba,.... + Lao động: Các em có ý thức lao động +Thể dục vệ sinh: Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ. +Các hoạt động khác: Đa số các em đều ngoan, thực hiẹn đầy đủ nhiệm vụ của học sinh. -Bình chọn xếp lọai tổ ,thành viên: 2.Phương hướng tuần sau: - Khắc phục nhược điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm đã đạt được. 3.Sinh hoạt văn nghệ; =======================$======================== Luyện toán Luyện tập về số có nhiều chữ số I/ Mục tiêu : - Luyện cho HS đọc viết số thành thạo . - Biết lập các số từ các chữ số cho trước . Biết phân tích cấu tạo số . II/ Chuẩn bị : Nội dung III/ Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : Nêu các lớp, các hàng đã học . 2. Bài mới Bài tập 1 Cho 3 chữ số : 2,3,4 . Hãy lập tất cả các số mà mỗi chữ số đủ cả 3 chữ số trên . - HS đọc yêu cầu . - HS làm nháp - Kiểm tra chéo . - Vài HS lên đọc số đã lập được . Bài tập 2 Đọc các số sau : 729 417 ; 3 546 930 ; 49 494 949 ; ab cde ghi - Gọi HS đọc nối tiếp . - Nhận xét . Chú ý cách đọc số cuối cùng . - Củng cố cách đọc . Bài tập 3 Viết các số sau : a/ Một trăm ba mươi nghìn một trăm ba mươi đơn vị . b/ Một triệu sáu trăm mười bảy đơn vị . c/ Bốn triệu bảy mươi ba nghìn linh sau đơn vị . d/ a triệu b chục nghìn c nghìn d chục e đơn vị . - HS làm cá nhân . - 1 HS làm bảng phụ . - Gắn bảng chữa bài . - Củng cố cách viết số có nhiều chữ số . Bài tập 4 Phân tích các số sau thành nghìn, chục, đơn vị 13 658 ; 9 327 845 ; abc deg - HS làm bài - GV hướng dẫn - HS làm bảng . Nhận xét IV/ Củng cố dặn dò : - Hệ thống bài . - Về nhà xem lại bài và làm BTTN
Tài liệu đính kèm: