Giáo án các môn khối 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 24

Giáo án các môn khối 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 24

I/ MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

 - Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 * Đọc đúng từ khó, bài đọc ; nắm nội dung chính ; biết đọc diễn cảm 3 - 4 câu của một đoạn văn .

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường TH Phan Bội Châu - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23 
 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
 Môn : Tập đọc 
 Bài: HOA HỌC TRÒ
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 * Đọc đúng từ khó, bài đọc ; nắm nội dung chính ; biết đọc diễn cảm 3 - 4 câu của một đoạn văn .
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/Kiểm tra bài cũ (5’) : 
-Gọi 3 em đọc thuộc 1 - 2 đoạn bài “Chợ Tết”. 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1 : Luyện đọc (12’)
 - Gọi HS đọc bài.
 - Hướng dẫn chia đoạn : 3 đoạn
 - Kết hợp sửa lỗi và hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ; giải nghĩa từ (SGK).
 - Yêu cầu luyện đọc nhóm 3.
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Theo dõi, nhận xét 
- Gọi HS đọc bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài (nêu giọng đọc)
2/Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10’)
- Gọi HS đọc câu hỏi 1 : 
- Gọi HS đọc cả bài(Câu hỏi 2 ) 
- Câu hỏi 3 (đoạn 3) : 
(Gọi HS yếu nhắc lại câu trả lời đúng).
* Nhận xét và chốt nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
3/Hoạt động3 : Luyện đọc diễn cảm (8’)
 - Gọi HS đọc bài.
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1(Bảng phụ) 
-GV đọc mẫu. Theo dõi, uốn nắn.
4/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung và liên hệ.
- Nhận xét tiết học.
 -3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 em đọc bài - Lớp đọc thầm.
-3 HS đọc tiếp nối đoạn (3 lượt).
-HS đọc từ khó :đóa, khít, xòe, xanh um,  
-HS luyện đọc theo nhóm 3.
- Các nhóm thi đọc. 
-Lớp nhận xét.
- 1 em đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi GV đọc bài.
-Cả lớp suy nghĩ, 1 - 2 em phát biểu: vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. .
-Trao đổi theo cặp: So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều rất đẹp.
- Vài em trả lời - Lớp nhận xét.
 * HS yếu nhắc lại. 
- Vài em nhắc lại.
- 3 HS đọc bài.
- Luyện đọc theo nhóm đôi .
- Vài em thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét. 
- Theo dõi, liên hệ.
 _____________________________________________
Môn : Toán 
 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về :
 - Biết cách so sánh hai phân số, so sánh phân số với 1.
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
 * HS yếu : Nắm chắc và phân biệt cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, cùng tử số, so sánh với 1.
 * HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3(Xếp phân số theo thứ tự bé đến lớn).
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng con.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) :
- Gọi HS làm bài 1 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1 : So sánh phân số (23’)
 a/Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Nhắc cách so sánh phân số cùng mẫu, cùng tử số.
 - Yêu cầu HS làm bài.
 Kèm HS yếu phân biệt cách so sánh phân số cùng tử số,cùng mẫu số và so sánh với 1.
 b/Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Hướng dẫn viết phân số.
 Chú ý, giúp đỡ HS yếu.
 -GV thu bài chấm điểm, nhận xét.
 c/Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS(K-G) nêu cách xếp, làm bài.
-Theo dõi, nhận xét.
 2/Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 và 9 (10’)
 a/Bài 1( Tiết luyện tập 2) : 
- Yêu cầu nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
-Hướng dẫn điền số vào ô trống.
- Nhận xét , chốt bài đúng.
3/Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Hệ thống kiến thức toàn bài .
 - Nhận xét tiết họcvà dặn dò.
- 2 em lên bảng - Lớp theo dõi.
-1 HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp lắng nghe.
 -3 HS lên bảng-Lớp làm giấy nháp (HS yếu làm 4 cặp) : 
 < ; < 1 ; .
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cả lớp làm vào vở. 
 1. 
-1 HS nêu yêu cầu
-2HS (K-G) nêu cách xếp- Lớp theo dõi. 
- 1HS nêu yêu cầu .
- 4HS trả lời - Lớp nhận xét.
- Cả lớp làm phiếu cá nhân.
- Từng cặp đổi phiếu kiểm tra.
- Cả lớp lắng nghe.
 __________________________________________
Môn : CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
 BÀI: CHỢ TẾT
 I. MỤC TIÊU: 
 - Nhớ- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn thơ.
 - Luyện viết đúng các tiếng có : s / x , ưt / ưc.
 - Rèn HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ và giữ vở viết sạch sẽ.
* Nhớ - viết được 5- 6 dòng thơ, biết cách trình bày bài thơ và phân biệt s/ x, ưt / ưc. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ; VBT .
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
-Gọi HS viết các từ ngữ có vần ut / uc. 
 - Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động1: Hướng dẫn nhớ - viết 18’)
 - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu đọc thuộc 11 dòng thơ cần viết.
 - Hướng dẫn HS viết các từ khó: dải, ôm ấp, gianh ..
 + Nêu cách trình bày bài chính tả.
 - Yêu cầu HS viết bài. 
2/Hoạt động 2: Bài tập chính tả(9’)
 a/Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 - Tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng : họa sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh, bức tranh.
3/ Hoạt động 3: Chấm và chữa bài(6’)
- GV thu chấm 7 - 10 bài .
- Hướng dẫn chữa lỗi.
4/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Hệ thống nội dung bài .
 - Nhận xét tiết học. 
- 3 HSlên bảng - Lớp viết bảng con. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
-HS đọc thầm bài chính tả, nhớ lại cách viết hoa tên riêng và từ khó.
- 2 HS nêu cách trình bày bài thơ.
- HS viết bài vào vở .
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp theo dõi.
- Các nhóm thi..
- Lớp theo dõi, nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
- Một số em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh (vài em yếu).
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Chú ý lắng nghe.
 ______________________________________________
Môn : KHOA HỌC
Bài: ÁNH SÁNG
I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
 - Nhận biết được ta nhìn thấy vật khi có ánh từ vật truyền tới vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình vẽ SGK, đồ dùng thí nghiệm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
A/ Kiểm tra bài cũ (4’) :
-Gọi 2 HS 
+ Nêu tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống tiếng ồn?
 - Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
1/ Hoạt động 1 : Các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng (8’)
 - Hướng dẫn quan sát hình 1,2.
 - Yêu cầu thảo luận nhóm 4: Vật tự phát sáng và chiếu sáng ?
 * Nhận xét, kết luận về các vật tự phát sáng 
và các vật được chiếu sáng.
2/Hoạt động 2 : Đường truyền của ánh sáng (8’)
 - Hướng dẫn trò chơi: Dự đoán đường truyền 
của ánh sáng. 
- Yêu cầu làm thí nghiệm SGK.
* Nhận xét và kết luận : Ánh sáng truyền 
qua đường thẳng.
 3/Hoạt động 3 : Sự lan truyền của ánh
 sáng qua các vật (8’)
 - Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 2
 trang 91 SGK theo nhóm 6.
* Nhận xét, kết luận về sự lan truyền của 
ánh sáng qua các vật.
4/Hoạt động 4 :Mắt nhìn thấy vật khi nào? (8’)
 - Nêu câu hỏi :+ Mắt ta nhìn thấy vật khi 
nào ?
*Nhận xét, kết luận (Mục Bạn cần biết SGK).
 5/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét tiết họcvà dặn dò .
- 2 HS trả lời - Lớp nhận xét .
- Cả lớp quan sát hình 1, 2 SGK .
- HS thảo luận nhóm 4. 
 - Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung : 
 + Các vật tự phát sáng : Mặt Trời, ngọn đèn điện . . . (HS yếu nhắc lại).
- 4 HS đứng 4 vị trí khác nhau, 1 em cầm đèn hướng vào 1 bạn, dự đoán ánh sáng hướng về đâu?
- HS khác theo dõi, dự đoán.
- Cả lớp theo dõi và trả lời.
- Chú ý lắng nghe. Vài em yếu nhắc lại.
- Các nhóm thực hiện. 
-Đại diện trình bày kết quả. 
-Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Chú ý nhắc lại.
- Vài em phát biểu. 
-Các nhóm làm thí nghiệm 3 trang 90. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Chú ý nhắc lại.
- Cả lớp lắng nghe.
 ____________________________________________________
 Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: DẤU GẠCH NGANG
 I/ MỤC TIÊU : 
 - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
 - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn ; viết đượcđoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
 * Nhận biết và viết được 2 - 3 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
A/Kiểm tra bài cũ (5’) :
- Gọi HS đặt câu với 1 từ ở BT1, 2 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1/Hoạt động 1:Hình thành kiến thức12’) 
 a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn tìm câu văn có chứa dấu gạch ngang.
 - Gọi HS đọc các câu đã tìm.
 - Nhận xét, chốt lại các câu có dấu gạch ngang (Bảng phụ).
 b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn trả lời.
 *Nhận xét, chốt ý đúng.
 a)  đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
 b)  đánh dấu phần chú thích. 
=> Rút ra ghi nhớ ( bảng phụ).
2/ Hoạt động 2: Luyện tập (18’)
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Hướng dẫn HS làm bài.
* Nhận xét, chốt lời giải đúng về tìm dấu gạch ngang và tác dụng của nó.
b/Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gợi ý làm bài : Câu sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng.(kèm HS yếu viết 2 - 3 câu theo yêu cầu).
- Gọi HS đọc đoạn đã viết.
* Nhận xét, tuyên dương đoạn văn hay.
3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Hệ thống kiến thức về tác dụng của dấu hai chấm .
- Nhận xét tiết họcvà dặn dò.
- 2 em lên bảng -Cả lớp nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc lần lượt từng đoạn văn để tìm câu có dấu gạch ngang. 
- Một số em đọc câu .
- 1 HS nêu yêu cầu .
- HS trao đổi nhóm đôi. 
 - Đại diện nhóm trình bày. 
-Lớp nhận xét, chữa bài (VBT) :
- 2 em đọc ghi nhớ SGK.
-Nêu yêu cầu - Lớp lắng nghe. 
- Cả lớp làm vào VBT. 
-Vài em phát biểu. Lớp nhận xét.
 *HS yếu nhắc lại (2 - 3 em).
-1HS nêu yêu cầu 
- Cả lớp làm vào VBT.
- Vài em đọc đoạn văn. 
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 em nhắc lại nội dung. 
- Chú ý lắng nghe.
 ____________________________________________________
 Môn : TOÁN 
 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
 - Thực hiện thành thạo các phép tính cộng trừ nhân chia số tự nhiên.
 * HS yếu nhận biết và nắm về phân số, phân số bằng nhau, thực hiện được cộng trừ, nhân chia.
 * HS khá, giỏi làm thêm bà ... hép tính.
-HS nhận xét về hai phân số.
- 3 em nêu cách quy đồng 2 phân số và cộng hai phân số đã quy đồng.
-HS chú ý theo dõi. 
- Vài em nêu cách thực hiện (SGK). * 2 em yếu nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng - Lớp làm giấy nháp : 
 + = + = 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS chú ý theo dõi. Lớp làm vào vở. 
- 2 em lên bảng làm bài. Lớp so sánh, đối chiếu và kết luận bài làm đúng :
 + = + = + = 
- Chú ý lắng nghe.
 _________________________________________
Môn : KHOA HỌC 
 Bài: BÓNG TỐI
 I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
 - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Hình trang 92, 93 SGK ; các đồ vật : đèn bàn, đèn pin, tờ giấy to.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
+ Nêu những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?
- Nhận xét, ghi điểm. 
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bóng tối (20’)
 - Hướng dẫn quan sát hình 1.
 - Yêu cầu thảo luận nhóm 4:
 + Bóng tối xuất hiện khi nào ? Ở đâu ?
 + Làm thế nào để bóng của vật to hơn ?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
 - Gợi ý cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK và tổ chức cho HS dự đoán về thí nghiệm.
 -GV ghi lại kết quả trên bảng.
*Nhận xét, nêu kết luận (mục Bạn cần biết trang 93 SGK).
 2/ Hoạt động2 : Trò chơi Hoạt hình (9’)
 - Phổ biến cách chơi.
 - Thực hiện các thao tác của trò chơi (chiếu bóng của vật lên tường).
 - Nhận xét , tuyên dương.
 3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung toàn bài .
- Nhận xét tiết họcvà dặn dò.
- 2 em trả lời - Lớp nhận xét . 
- Cả lớp quan sát hình 1 .
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thực hành theo nhóm.
-Các nhóm trình bày. 
-Lớp thảo luận chung
- Chú ý lắng nghe, nhắc lại.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và đoán xem vật được chiếu sáng. 
- Chú ý lắng nghe.
________________________ 
Thứ sáu ngày17 tháng 2 năm 2012
Môn : TẬP LÀM VĂN 
 Bài: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
 I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết. 
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
 * Biết viết một đoạn văn đơn giản (3 - 4 câu) nói về lợi ích của loài cây em biết.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
-Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả một loài hoahoặc thứ quả mà em thích (BT2 tiết trước).
 -Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức (13’)
a/ Bài 1, 2, 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu.
* Nhận xét, chốt lời giải đúng (Bảng phụ):
 + Bài cây gạo có ba đoạn 
 + Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo : Đoạn 1 : Thời kì ra hoa.
 Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa.
 Đoạn 3 : Thời kì ra quả.
=> Rút ra Ghi nhớ (SGK)
 2/Hoạt động 2 : Luyện tập (18’)
a/Bài1 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của BT.
 - Gọi HS trình bày kết quả.
- Theo dõi, nhận xét.
b/ Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn viết đoạn văn. 
 (Kèm HS yếu viết đoạn văn.)
 - Gọi HS đọc đoạn đã viết
 - Nhận xét, chấm một số bài viết.
3/ Củng cố – Dặn dò (2’) :
- Nhắc lại nội dung bài .
- Nhận xét tiết họcvà dặn dò .
- 2 em đọc đoạn văn - Lớp nhận xét. 
- 3 em đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo.
 -HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. Một số em phát biểu.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài em yếu nhắc lại. 
 Lớp sửa vào VBT. 
- 3 - 4 em đọc lại.
-1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen. --HS trao đổi theo cặp. 
- Một số em trình bày. Lớp nhận xét, 
chốt câu trả lời đúng : 
 + Bài văn gồm có bốn đoạn.
+ Đoạn 1 : Tả bao quát thân, cành, lá 
+ Đoạn 2 : Tả hai loại trám đen . 
+ Đoạn 3 : Ích lợi của quả trám đen 
+ Đoạn 4 : Tình cảm của người tả 
- 1 HS nêu yêu cầu.
 - Cả lớp làm vào VBT. 
- Vài em ( K- G) đọc đoạn đã viết. -Lớp nhận xét. 
- Chú ý lắng nghe.àm bài vào VBn trước.p theo trình tự thpì gian._________________________
 _____________________________________________
Môn : LỊCH SỬ 
Bài: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
 I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
- Sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (Một vài tác giả tiêu biểu thời 
 Hậu Lê).
 * HS khá, giỏi : Nắm được các tác phẩm tiêu biểu văn học, khoa học thời Hậu Lê.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình SGK, phiếu học tập.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
A/Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-Nêu cách tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
 - Nhận xét, ghi điểm
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/Hoạt động 1 : Sự phát triển của văn học thời Hậu Lê (12’) 
- Cung cấp 1 số dữ liệu và hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
- Giới thiệu một số đoạn văn thơ tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê.
2/Hoạt động 2 : Sự phát triển của khoa học thời Hậu Lê (10’)
- Chia lớp thành nhóm 4 và phát phiếu:
Tác giả
Công trình K.H
Nội dung
 -Theo dõi, nhận xét.
+ Dưới thời Hậu Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ? 
* Theo dõi, nhận xét rút bài học.
3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò về nhà.
- 2 em nêu mô tả 
-2 HS đọc kênh chữ SGK và phần thông tin về Nguyễn Trãi.
- Cả lớp thực hành cá nhân (điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê vào phiếu học tập).
- Một số em mô tả lại nội dung và tác giả,tác phẩm văn thơ tiêu biểu.
- Chú ý lắng nghe.
-1 HS đọc kênh chữ.
- HS thảo luận nhóm 4.
 -Đại diện nhóm mô tả lại sự phát triển về khoa học ở thời Hậu Lê.
- HS thảo luận cả lớp. 
tMột số em trình bày. 
-Lớp nhận xét, thống nhất : Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.
- Chú ý lắng nghe.
Môn : TOÁN 
 Bài: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Rút gọn được phân số.
 - Thực hiện được phép cộng hai phân số.
 * HS yếu nắm chắc cách rút gọn phân số, cách cộng được hai phân số. 
 * HS K- G : Làm thêm bài toán giải liên quan đến cộng hai phân số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng con.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
- Gọi HS lên bảng a) + ; b) + 
-Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
 1/Hoạt động 1 : Rút gọn phân số và phép cộng hai phân số (25’)
 a/Bài 1, 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
 Kèm HS yếu về cách cộng và phân biệt cách tính hai phân số cùng và khác mẫu số.
 - Nhận xét, chữa bài.
b/Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn HS làm bài. ( Kèm HS yếu cách làm).
 -Nhận xét, chữa bài.
3/Hoạt động 3 : Giải bài toán (7’)
a/Bài 4 : - Gọi HS đọc đề bài.
 - Hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán. 
 - Nhận xét, chữa bài.
4/Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Hệ thống bài . 
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà .
- 2 em lên bảng - lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng-Làm giấy nháp.
 + = ; + = = 3 ; 
 + = + = + = 
- 1HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra.
 + = + = + = ...
- 1 em đọc bài toán.
- HS (K-G): Nắm yêu cầu của bài toán và làm vào vở. 
Một em lên bảng làm. 
 ________________________________________
Môn : ĐỊA LÍ 
Bài: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh.
 - Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
 * HS khá, giỏi : Dựa vào số liệu so sánh diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác ; biết các loại đường giao thông đi từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh khác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 - Bản đồ, tranh ảnh SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Kiểm tra bài cũ (5’) : 
+Nêu 1 số ngành công nghiệp và đặc điểm của chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ?
 -Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/ Hoạt động 1 : Vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh (10’)
 - Giới thiệu sơ lược về TP Hồ Chí Minh.
 - Yêu cầu HS quan sát bản đồ và chỉ vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu câu hỏi 1 mục 1 SGK.
- Theo dõi, nhận xét.
 - Nêu câu hỏi 2, 3 mục 1 SGK.
- Theo dõi và nhận xét.
2/ Hoạt động 2 : Một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh (18’)
 - Chia nhóm 4 và giao việc:
 + Nhóm 1,2: Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Nhóm 3,4: Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước ; là trung tâm văn hóa, khoa học lớn.
 + Nhóm 5,6: Kể một số trường đại học, 
khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố HồChí Minh.
 * Nhận xét và kết luận 
3/ Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời - Lớp nhận xét.
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Cả lớp quan sát. 
-2 em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Vài em trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung : Thành phố Hồ Chí Minh giáp với tỉnh Long An, Tây Ninh, 
- Khá, giỏi nêu các loại đường giao thông đi từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh khác ; so sánh diện tích và dân số 
- Các nhóm quan sát hình SGK, đọc mục 2 .
- HS thảo luận nhóm 4. 
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
 _____________________________________________
 SINH HOẠT LỚP 
 SINH HOẠT TUẦN 23
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 23.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
 -Rèn luyện cho HS tự ý thức ,rèn luyện đạo đức tác phong,có thái độ học tập đúng đắn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 23:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 23. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường ( làm bài, học bài đầy đủ, ngoan ngoãn, lễ phép, ) , đã thực hiện công việc phụ trách sao, 
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, ý thức rèn chữ chưa cao, nói chuyện trong lớp, 
 2) Kế hoạch tuần 24: 
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
 -Thực hiện chương trình tuần 24.
 - Nhắc nhở HS đi học đúng giờ.
 - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Kết hợp giáo dục nha học đường 
-Tiếp tục nuôi heo đất.
 - GV nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc