Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 14

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 14

TẬP ĐỌC- TIẾT 27

CHÚ ĐẤT NUNG

 I. Mục tiêu:

 1. Đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết phân biệt lời người kể vời lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

 2. Hiểu:

- Hiểu từ ngữ: Đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung,

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

 3. GD các kỹ năng sống : xác định giá trị,tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu

 

doc 37 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc- tiết 27
CHú ĐấT NUNG 
 I. Mục tiêu:
 1. Đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết phân biệt lời người kể vời lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
 2. Hiểu: 
- Hiểu từ ngữ: Đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung,
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
 3. GD các kỹ năng sống : xác định giá trị,tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu
 II. Chuẩn bị: ND, tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, 
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
+ Câu chuyện khuyên ta các em điều gì?
- 1 HS trả lời, HS nhận xét. 
- GV đánh giá,cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
 Giới thiệu bài tập đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần1).
- GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần2).
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? 
- HS trả lời và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- HS nêu nội dung đoạn 1 GV nhận xét và chốt lại ghi bảng.
* Đoạn 2:
- HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì? 
- HS trả lời câu hỏi và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- HS nêu nội dung đoạn 2 Gv nhân xét và chốt lại ghi bảng.
* Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi sau:
 + Vì sao chú bé đất quyết định trở thành chú đất nung? 
+ Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì? 
- HS trả lời và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- HS nêu nội dung đoạn 3.
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại ghi bảng.
- HS đọc và nêu ND của bài.
- GV ghi ND lên bảng.
- HS nhắc lại.
c. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Chú đất nung (Tiếp theo).
Đọc bài Văn hay chữ tốt.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu.
+ Đoạn 2:Tiếp đến thuỷ tinh.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
* Phát âm: cưỡi ngựa tía, kị sĩ, cu Chắt
*Từ ngữ: Đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung,
1. Giới thiệu cácđồ chơi của cu Chắt:
Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trên lầu son, một chú bé bằng đất, Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp tết trung thu. Những đồ chơi này nặng bằng bột, màu sắc sặc sở. Chú bé đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy bằng đất.
2. Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột:
Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Cu Chắt bỏ 2 người bột vào cái lọ thuỷ tinh.
3. Việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung:
- Vì chú sợ bị chê là hèn nhát, vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích, vượt qua thử thách con nguời mới mạnh mẽ, cứng cõi. Được toi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.
ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
Luyện đọc đoạn “Ông Hòn Rấm cười bảo..từ đấy chú thành đất nung”.
Chú đất nung (Tiếp theo).
Khoa học- Tiết 27
Một số cách làm sạch nước 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- HS nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, ...
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất đọc còn tồn tại trong nước.
 II. Chuẩn bị: 
- Hình trang 56, 57 SGK.
- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm).
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
10 Phút
10 Phút
6 Phút
5 Phút
2 Phút
A. KT bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm nguồn nước?
+ Nước bị ô nhiễm có tác hại như thế nào?
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Các họat động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS kể được một số cách làm nước sạch và tác dụng của từng cách.
* Cách tiến hành:
- Gv nêu câu hỏi với cả lớp: Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- GV giảng: thông thường có ba cách làm sạch nước.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản.
* Cách tiến hành:
Bước một: Tổ chức hướng dẫn. GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hành và thảo luận các bước trong SGK trang 56. 
Bước hai: HS thực hành theo nhóm.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết kể ra tác dụng của từng gia đoạn trong sản xuất nước sạch.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Nước được làm sạch bằng các cách trên đã uông được ngay chưa? Vì sao?
+ Muốn uống được chúng ta cần phải làm gì? Tại sao?
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Bảo vệ nguồn nước.
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
1. Tìm hiểu một số cách làm nước sạch:
- Lọc nước: Bằng giấy, bông, sỏi, cát, than củi,.....
- Khử trùng nước: Pha nước khử trùng nước như nước gia- ven.
- Đun sôi nước trong khoảng 10 phút sau khi sôi.
2. Thực hành lọc nước:
Nguyên tắc lọc nước đơn giản là:
- Than củi có tác dụng hấp thụ những mùi lạ và màu trong nước.
- Cát, sỏi có tác dụng lọc các chất không hoà tan.
3. Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch:
Quy trình sản xuất nước của nhà máy nước:
- Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
- Loại các chất sắt, chất không hoà tan bằng dàn khử sắt và bể lắng.
- Tiếp tục loại các chất không hoà tan bằng bể lọc.
- Khử trùng bằng nước gia- ven.
- Nước đã khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
- Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
4. Sự cần thiết phải đun sôi nước uống:
Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bào được 3 tiêu chuẩn tuy nhiên trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
Bảo vệ nguồn nước.
Toán- Tiết 66
CHIA MộT TổNG CHO MộT Số
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số (Không cần HS thuộc tính chất này).
- Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 3.
 II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ. 
 2. Học sinh: SGK, vở bài tập. 
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS HS làm miệng BT 3. 
- Dưới lớp, HS làm nháp.
- HS chữa bài.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được cách chia một tổng cho một số.
* Cách tiến hành:
- GV viết lên bảng 2 biểu thức:
( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức trên.
+ Giá trị của biểu thức (35 + 21) :7 và 
35 :7 + 21 : 7 như thế nào với nhau? 
+ Vậy ta có thể viết: ( 35 + 21 ) : 7 bằng biểu thức nào?
+ GV hỏi muốn chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
- HS nhắc lại quy tắc.
- Đọc quy tắc SGK tr. 76.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 77 xem bài sau: Chia số có một chữ số.
2 x 39 x5= (2 x 5)x39 =10 x 39 =390
302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4)
 = 302 x 20 = 6040
769 x 85- 769 x 75 = 769 x (85 - 75)
 = 769 x 10 = 7690
Chia một tổng cho một số:
4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5
 ị a ´ (b + c) = a ´ b + a ´ c
* Quy tắc: Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Bài 1: 
a. Tính bằng 2 cách:
Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 :5 
 = 3 + 7 = 10
Cách 1: (80 + 4) : 4 = 84 : 4 = 21
Cách 2: (80 + 4) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 
 = 20 + 1 = 21
b. Tính bằng hai cách theo mẫu:
C1: 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
C2: 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 
 = 42 : 6 =  ... ì? 
- Tìm các phần mở bài và kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì?
- Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào mà các em đã học? 
- Phần thân bài tả cái cối xay theo thứ tự nào?
Bài 2:
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu, dựa vào kết quả của bài 1 các em suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1, 2 HS đọc lại kết quả trên bảng. 
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- GV ghi bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm ,tìm câu văn miêu tả.
- Lần lượt từng HS tiếp nối đọc bài làm của mình- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật. 
Văn miêu tả.
1. Nhận xét:
Bài 1:
- Cái cối xay gạo bằng tre.
- Phần mở bài: Cái cối xinh xinh ... nhà trống. (Giới thiệu cái cối - đồ vật được miêu tả).
+ Phần kết bài: Cái cối xay ....bước anh đi.(Nêu kết thúc của bài - tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
- Phần mở bài theo kiểu trực tiếp, kết bài theo lối mở rộng.
- Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó, đi vào tả công dụng của cái cối
Bài 2: 
Khi tả 1 đồ vật, chúng ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
2. Ghi nhớ: SGK trang 145.
3. Luyện tập:
a. Câu văn tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b. Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả: mình trống, lưng trống, hai đầu trống.
c. Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống: tròn như cái chum, tiếng trống ồm ồm giục giã
Luyện tập miêu tả đồ vật.
Toán- Tiết 70
CHIA MộT TíCH CHO MộT Số
 I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết cách thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Dành cho HS khá giỏi: Bài tập số 3.
 II. Chuẩn bị: SGK, SGV, bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức.
- HS khác nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Hình thành kiến thức cơ bản:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết và biết cách chia một số cho một tích.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tính giá trị biểu thức trên 
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên.
- HS so sánh và tính giá trị biểu thức
 - GV yêu cầu HS so sánh giả trị của 3 biểu thức trên.
- GV hỏi: Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng như thế nào? - Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? 
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3? 
- GV hỏi: 9 và 15 là gì trong biểu thức. 
- GV hỏi: Với biểu thức (7 : 3) x 15 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15? (Vì 7 không chia hết cho 3).
- HS tính giá trị của các biểu thức trên. 
- GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 81 và xem lại sau: Chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
112 : ( 7 x 4 ) 
945 : ( 7 x 5 x 3 )
a. So sánh giá trị các biểu thức:
 Ví dụ 1: 
 (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x (15 :3) = 9 x 5 = 45
 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau và cùng là 45
- Vậy ta có:
 (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) 
 = (9 : 3) x 15
b. Tính chất một tích chia cho một số:
Ví dụ 2: (7 x 15 ) : 3
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
Bài 1: Tính bằng hai cách:
a. C1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4
 = 46
C2: (8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
b. C1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6
 = 60
C2: (15 x 24) : 6 
= 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
(25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100 
Bài 3:
Số mét vải cửa hàng có là:
30 : 5 = 6 (m)
Số mét vải cửa hàng đã bán là:150 : 5 = 30 (m) 
 Đáp số: 30 mét.
Chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
Địa lí- Tiết 14
HOạT ĐộNG SảN XUấT CủA NGƯờI DÂN ở ĐồNG BằNG BắC Bộ
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- Dành cho HS khá giỏi:
+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất láu gạo.
 II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
15 Phút
10 Phút
8 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
- Trình bày một số dặc điểmvề nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được đồng bằng Bắc bộ là một trong hai vựa lúa lớn của đất nước.
* Cách tiến hành: 
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được nhưng cây và con vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ. 
* Cách tiến hành:
- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ? 
- GV giải thích vì sau nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều rau xứ lạnh. 
* Cách tiến hành:
- HS dựa vào SGK, thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
+ Quan sát bằng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Bỏ câu hỏi 2 và câu hỏi 3 có điều chỉnh theo giảm tải). 
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
1. Đồng bằng Bắc Bộ- Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
- Đất phù sa màu mỡ.
- Nguồn nước dồi dào.
- Nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nước.
2. Cây cối và vật nuôi ở đồng bằng Bắc bộ:
- Cây, ngô khoai, lạc,
- Trâu, bò, vịt, gà,
4. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
- Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ là 6 tháng trên một năm.
- Trồng các loại rau xứ lạnh như: xu hào, cải bắp, ....
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Bỏ câu hỏi 2 và câu hỏi 3 có điều chỉnh theo giảm tải).
Kĩ thuật - Tiết 14
Thêu móc xích (tiết 2)
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- HS biết cách thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối nhau tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thự hành khâu.
- Với HS khéo tay: 
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thuê tạo thành vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo sản phẩm đơn giản.
	 II. Chuẩn bị: 
- Tranh quy trình thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Bộ dụng cụ cắt thêu.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
28 Phút
5 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Thực hành thêu móc xích:
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết thực hành thêu móc xích.
* Cách tiến hành:
- Gv treo tranh quy trình thêu móc xích.
- HS quan sát.
- GV giới thiệu mẫu và hướng dẫn HS thực hành.
- Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho bằng phẳng.
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
2. Đánh giá kết quả học tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS nhận biết được các tiêu chuẩn đánh giá và đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- Thêu từ phải sang trái. Mỗi mũi thêu đều bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu, ......
- Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu.
- Kết thúc đường thêu.
Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
- Thêu được đường thêu móc xích tương đối phẳng, thẳng, đúng kĩ thuật.
- Thêu bằng mũi thêu móc xích.
- Mũi thêu tương đối đều, không bị dúm.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
Ký duyệt của BGH
Văn Hải, ngày 14 thỏng 11 năm 2012
..
...............................................................................................................................................
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc