Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 19

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 19

TẬP ĐỌC- TIẾT 37

BỐN ANH TÀI

 I. Mục tiêu:

 1. Đọc trơn cả bài: Đọc rõ ràng, rành mạch đọc đúng. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 2. Hiểu:

- Từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

 II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 02 tháng 01 năm 2012
Tập đọc- tiết 37
Bốn anh tài 
 I. Mục tiêu:
 1. Đọc trơn cả bài: Đọc rõ ràng, rành mạch đọc đúng. Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 2. Hiểu: 
- Từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
 II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài rồi trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, HS nhận xét. 
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài đọc:
- GV giới thiệu chủ điểm.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và giới thiệu mục đích yêu cầu của bài, ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- GV chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Khuây quyết chí lên đường dệt yêu tinh.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần1).
- GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần2).
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
Đoạn 1: Từ đầu đến Khuây quyết chí lên đường dệt yêu tinh.
- HS đọc thầm đoạn 1 bài văn, trả lời các câu hỏi: Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt?
+ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
- HS rút ý đoạn 1- GV chốt lại và ghi bảng.
Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
+ Cẩu Khây lên đường diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- HS rút ý đoạn 2- GV chốt lại và ghi bảng.
- 2 HS nối nhau đọc toàn bài.
* HS đọc và nêu ND của bài.
- GV ghi ND lên bảng.
- HS nhắc lại.
*. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Chuyện cổ về loài người.
Bài “Rất nhiều mặt trăng”.
a. Luyện đọc:
*Phát âm: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. 
*Từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
* Giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.
+ Về sức khỏe: nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18 tuổi
+ Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tinh.
+ Yêu tinh xuất hiện bắt người và gia súc khiến làng bản tan hoang nhiều nơi không còn ai sống sót.
* Đoạn 2: Cẩu Khây cùng 3 người bạn tài giỏi của mình lên đường đi diệt trừ yêu tinh.
+ Cẩu Khây lên đường trừ diệt yêu tinh cùng 3 người bạn nữa là Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
+ Tài năng của 3 người bạn của Cẩu Khây: Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khỏe, có thể dùng tay làm vồ đóng cọc; Lấy Tai Tát Nước có đôi tai to, khỏe có thể dùng để tát nước; Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khỏe có thể đục gỗ thành lòng máng, dẫn nước vào ruộng.
ND: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
Ngày xưa, / ở bản kia / có 1 chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết 9 chõ xôi. // Vì vậy, / người ta đặt tên cho chú là Cẩu Khây. // Cẩu Khây lên mười tuổi, / sức đã bằng trai mười tám, / mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. // 
 Hồi ấy, / trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật để ăn thịt. // Chẳng mấy chốc, / làng bản tan hoang, / nhiều nơi không còn ai sống sót./ Thương dân bản. / Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. //
Khoa học- Tiết 37
Tại sao có gió? 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Làm thí nghiệm để nhận không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
 II. Chuẩn bị: 
- Chong chóng (đủ dùng cho mỗi HS). Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
- Hộp đối lưu như miêu tả trong trang 74 SGK.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
11 Phút
10 Phút
10 Phút
2 Phút
A. KT bài cũ: 
- HS trả lời một số câu hỏi trong SGK.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
* Cách tiến hành:
- GVgiao nhiệm vụ trước khi HS ra sân chơi chong chóng. Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem: 
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi: Các nhóm xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. 
- Nhận xét xem chong chóng của mỗi người có quay không? Giải thích tại sao?
- Làm việc trong lớp.
+Tại sao chong chóng quay?
+Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn và tổ chức: 
- GV chia nhóm và đề nghị các tổ báo cáo việc chuẩn bị.
- GV yêu cầu HS đọc mục thực hành Trong SGK trang 74 để biét cách làm.
Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm về các câu hỏi:
+ Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?
+ Khói bay ra qua ống nào?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và góp ý kiến.
- GV đánh giá nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi.
* Mục tiêu: Giải thích tại sao ban ngày từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: 
- GV đề nghị HS làm theo cặp.
- GV yêu cầu HS QS đọc thông tin mục cần biết trang 75 và giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? 
Bước 2: 
- HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp.
- HS thay nhau chỉ vào hình vẽ và hỏi để làm rõ câu hỏi trên.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bàykết quả làm việc của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét và góp ý kiến.
- GV đánh giá nhận xét và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài, xem bài sau: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão.
Không khí cần cho sự sống.
1. Chơi trò chơi:
Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.
2. Nguyên nhân gây ra gió:
Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ với không khí là nguyên nhân gây ra chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
3. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên:
Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão.
Toán- Tiết 91
Ki- lô- mét vuông
 I. Mục tiêu: 
- Biết ki- lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki- lô- mét vuông.
- Biết 1km2 = 1000 000 m2. 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 3 và bài tập 4 ý a.
 II. Chuẩn bị: 
- Phấn màu.
- Bức tranh, ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng nêu miệng chữa bài tập.
- 4 học sinh lần lượt nêu quy tắc chia hết cho 2; 3; 5; 9. 
- HS nhận xét.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nắm được thế nào là ki- lô- mét vuông và biết cách đổi ra mét vuông.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt HS hiểu khái niệm km2.
- Thế nào là mét vuông?
- Thế nào là km2 ?
- Hãy tính S của hình vuông cạnh 1 km ra m 2.
- HS nêu và nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
2. Luyện tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 4:
- HS đọc đề bài.
- HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
- Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 4 ý a.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 09 xem bài sau: Luyện tập.
Các dấu hiệu chia hết.
- Là S của một hình vuông có cạnh là 1 km.
* Cách đọc: Ki- lô- mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1 km.
* Cách viết: 1 ki- lô- mét vuông- viết tắt là 1km2.
* Mối quan hệ giữa km2 và m2.
1 km x 1 km = 1000 m x 1000m
 = 1 000 000 m2 
 nên ta có: 1 km 2= 1 000 000 m2.
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki- lô- mét vuông.
921 km2
Hai nghìn ki- lô- mét vuông.
2000 km2
Chín trăm hai mươi mốt ki- lô- mét vuông.
921 km2
Năm trăm linh chín ki- lô- mét vuông.
509 km2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1 km2 = 1000000 m2 1 m2 = 100 dm2
1000000 m2 = 1 km2 5 km2 = 500 m2
32 m2 49 dm2 = 3249 dm2
2000 000 m2 = 2 km2
Bài 3:
Diện tích khu rừng hình chữ nhật đó là : 
 3 x 2 = 6 ( km2 ) 
 Đáp số: 6 km2.
Bài tập 4:
- Diện tích phòng học là 40 m2
- Diện tích nước Việt Nam là 330 991 km2.
Luyện tập.
Đạo đức- Tiết 19
kính trọng và biết ơn người lao động (ti ... t sẵn hai cách kết bài.
- HS đọc thầm bài cái nón, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS phát biểu. 
- Cả lớp và nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2:
- 4 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả( là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường).
- Một số HS phát biểu.
- HS làm bài vào vở- mỗi em viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.
- HS đọc bài viết và trình bày bài của mình.
- HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trẻ lời đúng và bài làm hay.
- Rút ra nhận xét và lưu ý chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Kiểm tra viết. 
Mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Bài 1: Đọc bài văn cái nón và trả lời câu hỏi
a. Xác định đoạn kết bài (là đoạn cuối cùng trong bài).
Má bảo: “Có của thì phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành. 
b. Theo em đó là kết bài mở rộng: 
Căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. 
Bài 2: Cho các đề sau:
a. Tả cái thước kẻ của em.
b. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c. Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên.
Kiểm tra viết.
Toán- Tiết 95
Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
- Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 3 ý b và bài tập 4.
 II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức.
- HS khác nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Nhắc lại kiến thức cơ bản:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết về cách diện tích hình bình hành.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành.
- HS nêu lại cách tính diện tích hình bình hành cần chú ý điều gì?
- HS nhận xét và bổ sung.
- GV nhậnu xét và chốt lại câu trả lời đúng.
2. Luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Dành cho HS khá giỏi: ý b.
- HS chữa bài.
Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập 4.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 13 và xem lại sau: Phân số.
Tính có đặt tính:
 2001 : 130 = ?
- Diện tích hình bình hành bằng đáy nhân với chiều cao.
- Đáy và chiều cao cùng đơn vị đo.
Bài 1: 
Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh AB và AD đối diện với cặp cạnh DC và BC.
Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh EG và GH đối diện với cặp cạnh HK và KE.
Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh MN và MQ đối diện với cặp cạnh PQ và PN.
Bài 2: Điền vào ô trống (theo mẫu):
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
Diện tích hình bình hành
7 x 16 = 112 (cm2)
14x13 = 182 (dm2)
23x16 = 368 (m2)
Bài 3:
P = ( a + b) x 2
a. P = ( 8 +3) x 2 = 22 (cm)
b. P = ( 10 + 5 ) x2 = 30 (dm)
Bài 4:
Diện tích của mảnh đất là:
 40 x 25 = 1 000 ( dm2)
 Đáp số: 1 000 dm2
Phân số.
Địa lí- Tiết 19
đồng bằng nam bộ
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất đất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bối đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất đai màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
- Dành cho HS khá giỏi: 
+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: Do sông đổ ra biển qua 9 cửa sông.
+ Giải thích vì sao ở đồng bằng nam bộ người dân không đắp đê ven sông: Để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
 II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh ảnh thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- ND cần điều chỉnh: Bỏ y/c về các vùng.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
18 Phút
15 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Tại sao nói thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế của cả nước?
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được nguồn gốc và đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ.
* Cách tiến hành: 
- HS quan sát hình ở góc phải của bài và chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
- GV chỉ vị trí sông Mê Công trên bản đồ và giới thiệu.
- HS trao đổi nhóm về đặc điểm của đồng bằng rồi trình bày trước lớp Các câu hỏi:
+ Đồng bằng Nam Bộ được hình thành như thế nào? có những đặc điểm gì?
+ Tìm và nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ.
+ Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? ở đâu? Những loại đất nào có diện tích nhiều hơn?
- HS đại diện các nhóm lên trình bày. 
- HS nhận xét và bổ sung. 
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
* Mục tiêu: HS nhận biết được mạng lưới sông ngòi và đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Nam bộ. 
* Cách tiến hành:
- HS quan sát hình trong SGK và trả lờicâu hỏi:
+ Tìm và kể tên các con sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ?
+ Quan sát bản đồ, nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
+ So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ về các mặt: địa hình, khí hậu, đất đai.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. 
Thủ đô Hà Hà Nội.
1. Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước:
- Đồng bằng Nam bộ do hai con sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
- Đất phù sa, đất phèn, đất mặn trong đó đất phù sa có diện tích nhiều hơn 
2. Mạng lưới sông ngòi dày đặc:
- Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vì người dân đào nhiều kênh rạch nối các sông tự nhiên với nhau để thau chua, rửa mặn. 
- Thau chua, rửa mặn, là đường giao thông.
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Kĩ thuật - Tiết 19
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trông rau, hoa.	
	 II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa, lợi ích của trồng rau, hoa.
- Học sinh: SGK, VBT.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
18 Phút
15 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết được cách tìm hiểu về lợi ích của việc trông rau, trồng hoa.
* Cách tiến hành:
- Quan sát H1và hình 2- SGK và liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dung những loại rau nào?
+ Rau được sử dụng như thế nào ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì? 
+ Nêu lợi ích của việc trồng hoa?
+ Gia đình em thường sử dung những loại hoa nào?
+ Hoa được sử dụng như thế nào ở gia đình em?
+ Hoa còn được sử dụng để làm gì? (bán, xuất khẩu).
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi.
* Mục tiêu: HS nhận biết được những điều kiện tự nhiên của nước ta trong việc phát triển cây rau, hoa.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? 
+ Nêu đặc điểm đất đai ở nước ta? 
+ Điều kiện đó thích hợp để trồng rau, hoa như thế nào?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét và bỏ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Vật liệu và dụng cụ trồng rau.
1. Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa:
- Rau: Thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Rau còn dùng để Bán, xuất khẩu
- Hoa: Trang trí
2. Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta:
- Khí hậu: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đất đai: Màu mỡ, phì nhiêu.
Vật liệu và dụng cụ trồng rau.
sinh hoạt lớp- Tiết 19
Sơ kết tuần : 19
 I. Mục tiêu: 
- HS nhận biết được những ưu khuyết điểm của tuần trước để có hướng khắc phục trong tuần tới.
- HS biết được những công việc cần làm trong tuần tới
 II. Các hoạt động chủ yếu:
TG
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV – HS
Nội dung
5
phút
10
phút
 2 phút
+HĐ1.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp tuần 19
- GV nhận xét xếp loại thi đua từng tổ.
+ HĐ2.
- GV phổ biến nội dung công việc tuần 20
- HS lắng nghe và thực hiện trong tuần tới
+ HĐ3.Dặn dò chung
- Nhắc nhở hs chuẩn bị tố cho tuần tới
- Nhận xét giờ học.
1. Nhận xét:
- học tập:
-chuyên cần:...
- vệ sinh:
- các hoạt động khác:..
2. Nội dung tuần 20
 Ký duyệt của Ban giám hiệu
......................................................................................................................................
..
......................................................................................................................................
..
.. 
.. 
 Ngày 28 tháng 12 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc