Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 4

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 4

TẬP ĐỌC- TIẾT 7

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

 I. Mục tiêu:

 1. Học sinh đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

 2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

 II. Chuẩn bị:

 -THTV 1065

 - Tranh minh họa trong SGK. Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông (nếu có).

 - Bảng phụ viết câu (đoạn văn) cần hướng dẫn đọc.

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tập đọc- tiết 7
Một người chính trực
 I. Mục tiêu:
 1. Học sinh đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài. 
 2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
 II. Chuẩn bị: 
 -THTV 1065
 - Tranh minh họa trong SGK. Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông (nếu có). 
 - Bảng phụ viết câu (đoạn văn) cần hướng dẫn đọc.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài “ Người ăn xin” và trả lời các câu hỏi:
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
- Giới thiệu chủ điểm “Măng mọc thẳng”. 
- Giới thiệu bài tập đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- 2 HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV chia đoạn cho HS luyện đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 GV kết hợp sửa lỗi cho HS, HS phát hiện từ khó đọc GV ghi bảng cho HS luyện đọc. 
- GV viết lên bảng từ khó- GV đọc mẫu.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời tìm ra nghĩa của các từ cần giải nghĩa cuối bài.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS luyện đọc câu văn dài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
* Đoạn 1: 
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm .
- Đoạn này kể chuyện gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét- GV ghi bảng.
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- Gọi HS rút ra ý đoạn 1- GV chốt lại ghi bảng.
*Đoạn 2: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? 
 + Gọi HS rút ra ý đoạn 2- Ghi bảng.
* Đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi trả lời câu hỏi .
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? 
- Yêu cầu HS nêu ND, GV ghi bảng.
- GV đọc mẫu bài văn.
- 1 vài HS nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
* HS nêu nội dung của bài.
3. Đọc diễn cảm:
Đoạn cuối.
- 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc 3 đoạn của bài văn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn cuối.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm theo nhóm.
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Tre Việt Nam.
I.Luyện đọc
* Phát âm: Di chiếu, tham tri chính trị, gián nghị đại phu...
* Từ ngữ: Chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.
II. Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- Chuyện lập ngôi.
- Ông không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua, ông làm đúng theo di chiếu của vua.
Đoạn 2: Sự săn sóc tận tình của quan Vũ Tán Đường đối với Tô Hiến Thành khi ông ốm.
- Quan Vũ Tán Đường.
Đoạn 3: Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúp nước.
- Quan Trần Trung Tá; Vì Trần Trung Tá bận nhiều việc nên ít khi tới thăm ông.
 - Sự chính trực thể hiện: “Nếu Thái hậu ...”
* ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành.
Khoa học- Tiết 7
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Biết phân loại theo nhóm chất dinh dưỡng.
 - Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi- ta- min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn có chứa nhiều đạm; ăn ở mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
 II. Chuẩn bị: 
 -THTK 1011
 - Các hình minh họa ở trang 16, 17 SGK.
 - Phiếu học tập theo nhóm.
 - Giấy khổ to.
 - HS: Bút vẽ, màu.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
16 Phút
10 Phút
5 Phút
2 Phút
A. KT bài cũ: Vai trò của chất khoáng, vi- ta- min và chất sơ.
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- 2 HS thực hiện y/c.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp.
- GV giới thiệu bài học.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn thường xuyên thay đổi món.
* Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động theo nhóm 4. trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nếu ngày nào cũng chỉ ăn 1 loại thức ăn và 1 loại rau thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
+ Vì sao lại phải ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Gọi 3- 4 nhóm lên trình bày ý kiến.
- Gọi 2 HS đọc to mục bạn cần biết trang 17.
- Gọi đại diện 1 vài cặp trình bày kết quả trước lớp.
- GV ghi tóm tắt những gì HS trình bày lên bảng.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm 6 – 8 HS, phát giấy cho HS tô màu hình minh hoạ trang 16, 17 các loại thức ăn.
- Cử đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
- Gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét từng nhóm.
- Y/C HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần : ăn đủ, ăn vừa phải, ăn mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. Trò chơi “Đi chợ”:
* Mục tiêu: Biết chọn lựa thức ăn cho từng bữa một cách hớp lý và có lợi cho sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu trò chơi “đi chợ”.
- GV giới thiệu luật chơi.
- Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
- Y/C các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình trong 5- 7 phút.
 - Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét, GV ghi nhanh nhận xét vào mỗi phiếu của mỗi nhóm.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài, xem bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
1. Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn món:
+ Nếu ngày nào cũng ăn 1 loại thức ăn và 1 loại rau thì không đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp 1 số chất, vì vậy chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất cho hoạt động sống.
2. Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối: 
Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: bột đường, đạm, béo, vi- ta- min, khoáng chất và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
Toán- Tiết 16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, sắp xếp số tự nhiên.
 - Biết được đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
 - Dành cho HS khá giỏi: Cột 2, 3 bài tập 1 và ý b bài tập 2 và bài tập 3.
 II. Chuẩn bị: Phấn màu.
 II. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
5 Phút
10 Phút
18 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Gọi HS yếu làm lại bài tập khó tiết trước.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được cách so sánh số tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV nêu từng cặp hai số tự nhiên và y/c HS nhận xét số lớn hơn, bé hơn.
- GV đặt vấn đề.
+ Có hai số tự nhiên bất kỳ. So sánh hai số đó thì có mấy trường hợp xảy ra?
(Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên: >, <,=)
- HS nêu cách so sánh 2 số tự nhiên theo gợi ý của GV.
- GV đưa VD. 
- HS so sánh.
- HS nhận xét số các chữ số.
- HS so sánh các chữ số thuộc cùng hàng ở 2 số.
- GV hỏi khái quát.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.
- Cho HS nêu cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (Cột 1 còn cột 2; 3 dành cho HS khá giỏi):
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở và bảng lớp nhận xét và đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2 (ý b dành cho HS khá giỏi): 
HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở và bảng lớp nhận xét và đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3 (ý b dành cho HS khá giỏi):
HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở và bảng lớp nhận xét và đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 18, xem bài sau: Luyện tập.
1. Cách so sánh hai số tự nhiên:
+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh như thế nào?
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó như thế nào? cho VD.
- Trong dãy số tự nhiên, so sánh số đứng trước với số đứng sau?
- Trên tia số: so sánh số gần gốc 0 với số xa gốc 0?
+ Trong dãy số tự nhiên số đứng trước lớn hơn số đứng sau.
+ Trên tia số, số gần gốc 0 hơn thì bé hơn; số xa gốc hơn là số lớn hơn.
2. Hướng dẫn nhận biết và sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định: 
- So sánh các số tự nhiên. rồi sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự yêu cầu
3. Luyện tập:
Bài 1: 
1234 > 999 35784 < 35790 
8754 < 87540
92501 > 92410
 39680 =39000+ 680 
 17600 = 17000 +600 
Bài 2:
Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
8136; 8316; 8361
5724; 5740; 5742
63841; 64813; 64831
Bài 3:
Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
1984; 1978; 1952; 1942.
1969; 1954; 1945; 1890.
Đạo đức- Tiết 4
 Vượt khó trong học tập
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 2. Thái độ: 
 - Có ý thức vươn lên  ... ẹ”.
Toán- Tiết 20
Giây, thế kỉ 
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đơn vị giây, thế kỉ
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ.
 - ý c bài tập 2 và bài tập 3 dành cho HS khá, giỏi.
II. Chuẩn bị:
 - Đồng hồ có đủ 3 kim: giờ, giây, phút.
 - Bảng vẽ trục thời gian.
III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: Bảng đơn vị đo. 
- Gọi HS nêu:
+ Nêu tên các đơn vị trong bảng đo khối lượng (từ bé đến lớn và ngược lại).
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được hai đơn vị đo thời gian là giây và thế kỷ.
* Cách tiến hành:
- GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây. 1 giờ bằng bao nhiêu phút? 
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ cho HS rồi nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là một giây. 
- Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng trên mặt đồng hồ là một phút tức là 60 giây. - Gv viết bảng
- Em hãy ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống; một nhát kéo.
- GV hỏi để HS ghi nhớ cả 2 chiều.
- GV giới thiệu, viết bảng.
+ 60 phút bằng mấy giờ?
+ 60 giây bằng mấy phút?
- GV hỏi – HS trả lời 
+ Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là gì?
- HS quan sát GV vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc thế kỉ.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
+ Từ năm 1901 đến 2000 là thế kỉ nào?
+ Thế kỉ thứ 21 (XXI) kéo dài từ năm nào đến năm nào?
+Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
+ Hiện nay là thế kỉ nào?
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2 (ý c dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 22 và xem lại sau: Luyện tập.
1. Hai đơn vị đo thời gian giây, thế kỷ:
* Giây:
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
* Thế kỉ:
 1 thế kỉ = 100 năm
- Khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau là khoảng thời gian dài 100 năm (1 thế kỉ).
+ Từ năm 1 đến 100 năm là thế kỉ thứ nhất (I).
+ Từ năm 101 đến 200 năm là thế kỉ thứ hai (II).
+ Từ năm 201 đến 300 là thế kỉ thứ ba (III).
2. Luyện tập:
Bài 1:
a.1 phút = 60 giây,
 2 phút = 120 giây
 60 giây = 1 phút 
 7 phút = 420 giây
 1 phút 8 giây = 68 giây
b. 1 thế kỉ = 100 năm
 5 thế kỉ = 500 năm
100 năm = 1 thế kỉ
9 thế kỉ = 900 năm
 thế kỉ = 50 năm
 thế kỉ = 20 năm
Bài 2: 
a. Bác Hồ sinh năm 1890. Bác sinh vào thế kỉ XIX. 
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911.Năm đó thuộc thế kỉ XX.
b. Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945. Năm đó thuộc thế kỉ XX.
c. Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ thứ III.
Bài 3: a. Thế kỷ XI tính đến nay đã được : 2005 – 1010 = 995 (năm)
Năm đó thuộc thế kỉ X. 
Địa lí- Tiết 4
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yêu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và trồng cây ăn quả, ...trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
 + Làm nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, ...
 + Khai thác khoáng sản: a- pa- tít, đồng, chì, kẽm, ...
 + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa, ....
 - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
 - Nhận biết được những khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 - HS khá giỏi: Xác định được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
 II. Chuẩn bị:
 - Một số tranh ảnh của ruộng bậc thang, một số mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân Hoàng Liên Sơn.
 - Bản đồ địa lý tự nhiên.
 - ND điều chỉnh: Giảm ND YC HS biết hàng thổ cẩm dùng để làm gì?
III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
13 Phút
10 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ Dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV y/c 2 HS lên bảng, điền và hoàn thiện sơ đồ GV đã chuẩn bị.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được việc trồng trọt của người dân Hoàng Liên Sơn.
* Cách tiến hành: 
- GV y/c thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:
+ Người dân Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì, ở đâu?
+ Tại sao họ có cách thức trồng trọt như vậy?
- Các nhóm tiến hành thảo luận, đại diện lên trình bày.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn.
 - GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi.
* Mục tiêu: HS nhận biết được nghề thủ công truyền thống của Hoàng Liên Sơn. 
* Cách tiến hành:
- Y/C HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận cặp đôi theo câu hỏi sau:
- Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm nổi tiếng của một số dân tộc Hoàng Liên Sơn?
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được những khu vực khai thác khoáng sản của Hoàng Liên Sơn. 
* Cách tiến hành: 
- Y/C HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.
- 1- 2 HS lên bảng, nhìn ký hiệu chỉ vào bản đồ khoáng sản chính ở Hoàng Liên Sơn.
- HS cả lớp quan sát, bổ sung.
- Y/ C các nhóm quan sát hình 3, sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ để thể hiện quy trình sản xuất phân lập.
- GV kết luận và đưa ra sơ đồ.
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Trung du bắc bộ. 
1. Trồng trọt trên đất dốc:
+ Người dân Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chè...trên nương dãy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số cây ăn quả sứ lạnh.
+ Họ có cách thức như vậy vì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang, khí hậu lạnh nên trồng rau và quả sứ lạnh.
2. Nghề thủ công truyền thống:
- Nghề thủ công: dệt (hàng thổ cẩm), may , thêu, đan lát (gùi, sọt...), rèn, đúc rìu, cuốc, xẻng...).
3. Khai thác khoáng sản:
Kĩ thuật - Tiết 4
 Khâu thường 
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
 - Biết khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Rèn luyện kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay.
 - Đối với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thướng. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 II. Chuẩn bị:
 -THKT 2001,2002,2004.
 - Tranh quy trình khâu thường.
 - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên bìa, vải khác màu( mũi khâu dài 2,5 cm) và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
 - Vật liệu dụng cụ cần thiết.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS nhận biết quan sát và nhận xét mẫu khâu thường.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu mũi khâu thường và giải thích: khâu thường còn được gọi là khâu tới,
 khâu luôn.
- Hướng dẫn HS quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường, kết hợp quan sát hình 3a, 3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi khâu thường.
- GV bổ xung, nhận xét.
- Gọi HS đọc mục 1 phần ghi nhớ để kết luận hoạt động 1.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết được các thao tác của khâu thường.
* Cách tiến hành:
- - Hướng dẫn HS quan sát hình 1(SGK) để nêu cách cầm vải và cầm kim.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b (SGK) và gọi HS nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu.
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
- GV kết luận.
- GV treo tranh quy trình, Hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu kĩ thuật khâu thường.
- Gv gọi HS đọc ND phần b, mục 2, kết hợp quan sát hình 5a, 5b, 5c (SGK) và tranh quy trình để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu thường.
- GV hướng dẫn hai lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối cùng đường khâu.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- HS khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Khâu thường.
1. Quan sát, nhận xét:
- Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, cách đều nhau và dài bằng nhau.
2. Các thao tác kĩ thuật:
- Khi cầm vải, lòng bàn tay hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ (cách khoảng 1 cm). Ngón tay trái ở trên đè xuống đầu ngón tay trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
- Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
- Chú ý giữ gìn an toàn khi thao tác để tránh kim đâm vào ngón tay hoặc vào bạn bên cạnh.
- Vạch dấu đường khâu.
- Chấm các điểm cách đều nhau trên đường vạch dấu (Các điểm cách đều nhau 5 mm).
- Khâu từ phải sang trái.
- Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên xuống của mũi kim.
- Dùng kéo để cắt chỉ khâu.
Văn Hải, ngày...... tháng...... năm 2012
Ký duyệt của ban giám hiệu
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc