Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 6

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 6

TUẦN 6

 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012

TẬP ĐỌC- TIẾT 11

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA

 I. Mục tiêu:

1. Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2. Hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ phần chú giải: Dằn vặt.

Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. .

 *Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Thể hiện sự cảm thông : Biết cảm thông chia sẻ với lỗi lầm mà An- đrây- ca mắc phải.

- Xác định giá trị : HS cần phải nghiêm khắc với lỗi lầm của mỡnh.

 * Các phương pháp kĩ thuật dạy học tớch cực cú thể sử dụng:

- Trải nghiệm - Thảo luận nhóm - Đóng vai.

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc- tiết 11
Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca 
 I. Mục tiêu:
1. Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2. Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ phần chú giải: Dằn vặt.
Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. . 
 *Cỏc KNS cơ bản được giỏo dục:
- Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự cảm thụng : Biết cảm thụng chia sẻ với lỗi lầm mà An- đrõy- ca mắc phải.
- Xỏc định giỏ trị : HS cần phải nghiờm khắc với lỗi lầm của mỡnh.
 * Cỏc phương phỏp kĩ thuật dạy học tớch cực cú thể sử dụng: 
- Trải nghiệm - Thảo luận nhúm - Đúng vai.
 II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc và trả lời
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
 Giới thiệu bài tập đọc.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần1).
- GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần2).
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
* Đoạn 1:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra, An - đrây - ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
+ Mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An - đrây - ca thế nào?
+ An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 
- Gọi HS rút ra ý đoạn 1.
- GV chốt lại và ghi bảng.
* Đoạn 2:
- Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà?
- An - đrây - ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- HS nêu ý đoạn 2.
- GV chốt lại, ghi bảng.
- Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện điều gì ?
- GV chốt, ghi bảng.
- HS nêu giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc phân vai cả câu chuyện.
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Chị em tôi.
Đọc thuộc lòng bài "Gà Trống và Cáo".
a. Luyện đọc:
Đoạn 1: 6 dòng đầu; Đoạn 2: Còn lại.
* Phát âm: An - đrây - ca, nức nở.
* Từ ngữ: dằn vặt.
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: Lỗi lầm của An - đrây – ca:
- An - đrây - ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống với ông và mẹ. ông đang ốm rất nặng.
- An - đrây - ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An - đrây - ca đi chơi đá bóng với bạn quen lời mẹ dặn.
* Đoạn 2: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca. 
- An - đrây - ca thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời.
- An - đrây - ca oà khóc và cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
* ND: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
c. Đọc diễn cảm:
Đoạn cuối.
Khoa học- Tiết 11
Một số cách bảo quản thức ăn
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, ....
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản .
 II. Chuẩn bị: 
- Phóng to hình trang 24, 25 SGK.
- Phiếu học tập.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
16 Phút
5 Phút
10 Phút
2 Phút
A. KT bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ Kể các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm?
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Bước 2: HS trả lời, GV chốt ý và ghi vào bảng .
3. Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV giảng: Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. Vậy muốn bảo quản thức ăn thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
Bước 2: 
- Y/C cả lớp thảo luận câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
Bước 3: HS làm bài tập.
- Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động? Cách nào ngăn ngừa không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩ?
- GV nêu đáp án đúng, HS sửa bài theo đáp án đúng.
4. Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà:
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng .
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu bài tập cho HS.
- HS làm việc với phiếu bài tập.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch an toàn.
1. Phơi khô.
2. Đóng hộp. 
3, 4. Ướp lạnh. 
5. Làm mắm (ướp mặn).
6. Làm mứt .
7. Ướp muối (cà muối).
- Làm cho các vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a; b; c; e
- Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn: d
+ Điền vào bảng sau tên của 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình.
Tên thức ăn
 Cách bảo quản
1.
2.
3.
4.
5.
Toán- Tiết 26
Luyện tập (Trang 33)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
 II. Chuẩn bị: 
 Đồ dựng dạy- học :
GV: Mó thiết bị : THDC2003 - Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3. 
- HS: SGK
- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
- Bảng phụ BT1.
 II. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các loại biểu đồ đã được học và mô tả.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhớ lại các kiến thức về biểu đồ và toán trung bình cộng.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại có mấy loại biểu đồ.
- HS nhắc lại cách tính loại toán trung bình cộng.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
-1 HS đọc yêu cầu BT1.
- GV hỏi 1 số câu liên quan đến biểu đồ ở bài 1 .
- HS lắng nghe và mở SGK.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi rồi làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- GV nhận xét.
- GV có thể hỏi thêm:
VD:
+ Số ngày mưa ở tháng nào nhiều nhất, ít nhất?
+ Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của 3 tháng là bao nhiêu ngày?
- GV hỏi thêm các ví dụ khác.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài tập 3 (Dành cho HS khá giỏi):
- 1 HS đọc yêu cầu .
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn biểu đồ như SGK - 34 để HS phân tích và hiểu mẫu.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp dùng bút chì làm vào SGK
- Chữa bài
- GV có thể hỏi thêm để HS so sánh số cá bắt được trong ba tháng của tàu Thắng lợi
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 29; 30, xem bài sau: Luyện tập chung.
Luyện tập.
1. Nhắc lại kiến thức cơ bản:
- Có hai loại biểu đồ: Biểu đồ đoạn thẳng và biểu đồ cột.
- Tính tổng các số rồi chia cho các số hạng.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
S
- Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1 m vải trắng 
Đ
- Tuần 3 cửa hàng bán được 400m 
- Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất
Đ
S
- Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m 
S
- Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100 m
Bài 2: 
a. Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b. Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9:
15 - 3 = 12 (ngày)
c. Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
(18 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày)
4 phút 20 giây = 260 giây.
Bài 3: Tàu Thắng Lợi trong ba tháng đầu năm đánh bắt được số cá như sau:
Tháng 1: 5 tấn; tháng 2: 2 tấn; tháng 3: 6 tấn. Hãy vẽ tiếp biểu đồ dưới đây. (Trang 34 SGK)
Đạo đức- Tiết 6
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
 I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- Biết được: Trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
 II. Chuẩn bị:
- SGK, một số đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm.
- Một chiếc micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
2 phút
11 Phút
5 Phút
10 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
2. HS trình bày tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”: 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi.
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình trong gia đình.
* Cách tiến hành:
- GV cử 3 HS lên đóng vai: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
- HS xem tiểu phẩm và thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
3. HS chơi trò chơi “phóng viên”:
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
* Mục tiêu: HS biết quyền của mỗi người đều có suy nghĩ riêng ... h tiều phu nghèo, ăn mặc tồi tàn, ở trần, đầu quấn khăn mỏ rìu.
- Anh tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu gãy cán văng xuống sông.
- Anh tiều phu buồn rầu than vãn: 
“Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay rìu mất thì lấy gì kiếm sống đây!”
Tên câu chuyện có thể là:
- Ba lưỡi rìu. 
- Những lưỡi rìu.
- Chàng trai và những lưỡi rìu.
- Chàng tiều phu thật thà và những lưỡi rìu...
Toán- Tiết 30
Phép trừ (Trang 39)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số đến 6 chữ số không nhớ hoặc nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
- Kỹ năng làm tính trừ.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng nhúm –Mó thiết bị : THDC2001
- Bảng nhúm.
- HS: SGK
- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài tập số hai bài trước:
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết cách đặt tính và tính phép trừ số tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV nêu phép trừ.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp. 
- HS nêu cách đặt tính.
-Y/C HS tính vàogiấy nháp và nêu cách tính.
- GV giúp HS ghi lại cách thực hiện
- GV hướng dẫn như phần a.
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?
- Y/C nhiều HS trả lời.
- GV treo bảng phụ ghi cách thực hiện phép trừ.
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Dòng 2 dành cho HS khá giỏi. 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 27, 28 và xem lại sau: Luyện tập.
Phép cộng. 
1. Hình thành kiến thức mới:
a. 865279 - 450237 = ?
865279
- 450237
415042
Đặt tính Trừ theo thứ tự 
 từ phải sang trái
 9 trừ 7 bằng 2, 
 viết 2. 
7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
2 trừ 2 bằng 0, viết 0.
5 trừ 0 bằng 5, viết 5.
6 trừ 5 bằng 1, viết 1.
 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
b. 647253 - 285749 = ?
Đặt tính Trừ theo thứ tự từ 
647253
- 285749
361504
 phải qua trái
 13 trừ 9 bằng 4, viết 4 nhớ1.
4 thêm 1 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.
12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
5 thêm 1 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1 viết 1.
14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3, 6 trừ 3 bằng 3 viết 3.
2. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a.
987 964
969 696
783 251
656 565
204 613
313 131
b.
839 084
628 450
246 937
35 813
592 147
592 637
Bài 2: Tính
a. 48 600 - 9455 = 39145
 65 102 - 13 859 = 51 243
b. 80 000 - 48 765 = 31 235
 941302-298764 = 642538
Bài 3:
Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là:
1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
Bài 4:
Năm ngoái học sinh của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm học sinh của tỉnh đó trồng được số cây là:
214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
 Đáp số: 349 000 cây
Địa lí- Tiết 6
Tây nguyên
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- Rèn kỹ năng xem lược đồ, bản đồ bảng số liệu...
 II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
15 Phút
13 Phút
5 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng điền vào sơ đồ GV đã chuẩn bị.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được địa hình của Tây Nguyên.
* Cách tiến hành: 
- GV chỉ khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tự nhiên và giới thiệu về Tây Nguyên.
- HS chỉ trên lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam.
- Y/C HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
+ Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên?
- Đại diện các nhóm trình bày.
-Học sinh cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ xung. 
- Lắng nghe, nhận xét bổ xung ý kiến cho học sinh. 
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được thời tiết của Tây Nguyên. 
* Cách tiến hành:
- Quan sát thảo luận cặp đôi, phân tích bảng số liệu về lượng mưa TB tháng ở Buôn Ma Thuột có những mùa mưa nào? ứng với những tháng nào?
- Đọc SGK em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên?
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
- Dành cho HS khá giỏi: Nêu đặc điểm của mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: HS nhận biết được sơ đồ kiến thức vừa học. 
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức thi đua giữa hai dãy HS, Y/C các dãy trao đổi sau đó sơ đồ hóa kiến thức được học về Tây Nguyên một cách ngắn gọn, đầy đủ.
- GV hướng dẫn HS rút ra bài học.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Một số dân tộc ở Tây Nguyên. 
Trung du Bắc Bộ.
1. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
+ Cao nguyên Kon Tum. là cao nguyên rộng lớn, cao TB 500 m bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng.
+ Cao nguyên Plây cu tương đối rộng lớn, cao 800m. 
+ Cao nguyên Đăk lăk: là cao nguyên rộng lớn, cao trung bình 400 m. Xung quanh cao nguyên có nhiều hố tiếp giáp. 
+ Cao nguyên Di Linh: có độ cao trung bình là1000m tương đối bằng phẳng. 
+ Cao nguyên Lâm Viên: có độ cao trung bình là 1500m, là cao nguyên cao nhất không bằng phẳng. 
- Đăk lăk, Kon Tum, Plây cu, Di linh và Lâm Viên.
2. Tây Nguyên có hai mùa mưa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô:
- Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa.
+ Mùa khô
3. Sơ đồ hoá kiến thức vừa học:
Tây Nguyên:
- Các cao nguyên: Kon Tum; Đắc Lắc.
- Khí hậu 2 mùa: mùa mưa; mùa khô.
Kĩ thuật - Tiết 6
 Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Học sinh biết cách khâu ghép được 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu chưa thể đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
 II. Chuẩn bị:
- Mẫu một số vật dụng được viền mép bằng mũi khâu thường.
- 1 mảnh vải trắng hoặc màu hình chữ nhật kích thước 20 ´ 10 cm.
- Chỉ màu, kim khâu, kéo, thước, phấn.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết cách quan sát các mẫu và nhận xét khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
* Cách tiến hành:
- GVgiới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát một số sản phẩm có đường khâu ghép 2 mép vải và nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải.
- GV bổ xung, nhận xét.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS biết các thao tác kỹ thuật khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2, 3 SGK để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS nêu lại cách vạch dấu trên vải.
- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu. 
- HS nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Lưu ý: vạch dấu trên mặt trái của vải.
- 2 HS lên bảng thực hành các thao tác như GV hướng dẫn. 
- HS nhận xét. HS đọc ghi nhớ SGK. 
- HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- Đối với HS khéo tay. 
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
1. Quan sát và nhận xét mẫu:
+ Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải.
+ Khâu ghép 2 mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo có thể là đường thẳng như đường khâu túi, khâu áo gối,
2. Các thao tác kĩ thuật:
+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
+ úp mặt phải của 2 mảnh vải vào nhau và xếp cho 2 mảnh vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
+ Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ, phải vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật thẳng rồi mới khâu các mũi tiếp theo.
- Khâu được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi tương đối đều. Đường khâu ít bị dúm.
Văn Hải, ngày.tháng.năm 2012
ký duyệt của ban giám hiệu
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc