Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 9

Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 9

TẬP ĐỌC- TIẾT 17

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

 I. Mục tiêu:

 1. Đọc: HS đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

 2. Hiểu:

- HS hiểu những từ ngữ mới trong bài: thầy, dòng dõi quan sang, đốt cây bông, bất giác, đầy tớ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên Cương đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

 II. Các KNS cơ bản dược giáo dục:

- Lắng nghe tích cực : biết nghe lời người mẹ và thuyết phục được mẹ đồng tỡnh với ý kiến của mỡnh.

- Giao tiếp : HS thể hiện được ý nguyện của mỡnh bằng lời núi rừ ràng ,dễ hiểu.

- Thương lượng : Qua bài học HS phải biết thuyết phục người khác đồng tỡnh với ý kiến của mỡnh.

 III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Làm việc theo nhúm - Trỡnh bày 1 phỳt - Đóng vai.

 IV Chuẩn bị: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.

 

doc 37 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu hoc Văn Hải - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tập đọc- tiết 17
Thưa chuyện với mẹ
 I. Mục tiêu:
 1. Đọc: HS đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. 
 2. Hiểu:
- HS hiểu những từ ngữ mới trong bài: thầy, dòng dõi quan sang, đốt cây bông, bất giác, đầy tớ...
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên Cương đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. 
 II. Cỏc KNS cơ bản dược giỏo dục:
- Lắng nghe tớch cực : biết nghe lời người mẹ và thuyết phục được mẹ đồng tỡnh với ý kiến của mỡnh.
- Giao tiếp : HS thể hiện được ý nguyện của mỡnh bằng lời núi rừ ràng ,dễ hiểu.
- Thương lượng : Qua bài học HS phải biết thuyết phục người khỏc đồng tỡnh với ý kiến của mỡnh.
 III. Cỏc phương phỏp kĩ thuật dạy học tớch cực cú thể sử dụng: 
- Làm việc theo nhúm - Trỡnh bày 1 phỳt - Đúng vai.
 IV Chuẩn bị: Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”.
 V. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
2 Phút
31 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc nối tiếp 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi về nội dung của mỗi đoạn:
+ Tác giả của bài văn đã làm gì để vận động được cậu bé Lái đi học? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
+ Em thử đoán xem sau này Lái có trở thành một HS ngoan không? Giải thích vì sao?
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài đọc:
 Giới thiệu bài tập đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 hs đọc toàn bài.
- GV chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần1).
- GV nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (lần2).
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi: Cương xin học thợ rèn để làm gì?
- HS rút ý đoạn 1- GV ghi bảng
* Đoạn 2
- 1 HS đọc đoạn còn lại
- HS thảo luận cả lớp, trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? 
- HS rút ý đoạn 2- GV ghi bảng
- HS đọc thầm cả bài, nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- GV chốt lại, ghi bảng.
- 1 vài HS đọc lại nội dung.
c. Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà xem lại bài, xem bài sau: Điều ước của vua Mi- đát.
Đôi giày ba ta màu xanh.
* Phát âm: Cương, làm ruộng, nhà nghèo, thợ rèn, dòng dõi, mồn một, quan sang...
*Từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, đốt cây bông, bất giác, đầy tớ...
1. Cương muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
2. Mẹ Cương không đồng ý, Cương tìm cách thuyết phục mẹ.
+ Mẹ cho là có ai xui dại Cương, rồi nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
+ Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.
* ND: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng đáng quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
Cả bài.
Khoa học- Tiết 17
Phòng tránh tai nạn đuối nước 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
+ Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối; giếng nước, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. 
- Thực hiện được quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
 II. Chuẩn bị: Hình 36- 37 SGK ( phóng to - nếu có thể ). 
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 phút
2 Phút
10 Phút
11 Phút
10 Phút
2 Phút
A. KT bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Khi bị bệnh cần cho người bệnh uống nước thế nào?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu mục đích yêu cầu bài học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện cụ thể khi bị bệnh.
* Cách tiến hành:
+ Bước một: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày?
+ Bước hai: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành:
Bước một: làm việc theo nhóm
Thảo luận: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
Bước hai: làm Việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV có thể giảng thêm:
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành:
+ Bước một: 
- GV chia lớp thành 3 - 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Nêu ra mặt lợi và hại của các phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. Có tình huống có thể đóng vai, có tình huống có thể phân tích.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Có nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận và đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
- Có nhóm chỉ cần đưa ra các phương án, phân tích kĩ mặt lợi và hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất.
- GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại mbài, xem bài sau: Ôn tập: Con Người và sức khoẻ.
Ăn uống khi bị bệnh.
1. Những việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Không chơi gần hồ, ao, sông, suối. - Giếng nước phải được xây thành cao có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, giông bão.
2. Những điều cần biết khi đi bơi và tập bơi:
Chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
3. Bày tỏ thái độ, ý kiến:
Tình huống 1: Hùng và Nam vừa đi chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?
+ Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì?
+ Tình huống 3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
Toán- Tiết 41
Hai đường thẳng vuông góc
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Biết dùng êke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
- Dành cho HS khá giỏi: Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh (BT 3 ý b và bài tập 4).
 II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm lại 3 cột cuối bài tập 4 tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
* Cách tiến hành:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD và hỏi:
+ Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì?
- GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không?
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2:
- Một HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Trước hết HS dùng ê ke để xác định trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
- ý b dành cho HS khá giỏi. 
Bài 4 (Dành cho HS khá giỏi):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 41 và xem lại sau: Luyện tập.
a
3 200
24 678
54 036
b
1 800
63 805
31 894
a + b
5 000
88 492
85 930
b + a
5 000
88 492
85 930
 A B
 D	 C M
 N
- DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng DC và BC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
Bài 1: 
a. Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
b. Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
Bài 2: 
- BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- CD và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
Bài 3:
a. Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có AE, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; CD, DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
b. Ta có PN, MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; PQ, PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
Bài 4: 
- AD, AB là một cặp vuông góc.
- AD, CD là một cặp vuông góc.
Đạo đức- Tiết 9
Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
 I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- Nêu đư ... h đề bài:
- 1 HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài.
- HS tìm những từ ngữ quan trọng- GV gạch chân.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2, 3.
- GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài
3. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có:
- Nội dung trao đổi là gì? 
- Đối tượng trao đổi là ai? 
- Mục đích trao đổi để làm gì?
4. Học sinh thực hành trao đổi theo cặp: Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ấy là gì? 
5. Trình bày trước lớp:
- HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp).
- Từng cặp HS trao đổi trước nhóm: 2 người lần lượt đổi vai cho nhau – Cả nhóm nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện bài trao đổi.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
- Mỗi nhóm cử 1 cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất
- GV hướng dẫn HS nhận xét .
- GV nêu 1 vài ví dụ mẫu (SGV)
6. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Ôn tập và kiểm tra.
Đọc đoạn văn đã được chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu.
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh ( chị) đểm thực hiện cuộc trao đổi.
- Trao đổi về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi; bạn đóng vai anh hoặc chị của em
Các tiêu chí đánh giá
- Nội dung trao đổi có đúng yêu cầu của đề bài không? 
- Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đề ra không?
- Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không?
Toán- Tiết 45
Thực hành vẽ hình chữ nhật
Thực hành vẽ hình vuông
 I. Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
 II. Chuẩn bị: Thước kẻ và ê ke.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
10 Phút
23 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
A
BV
D
C
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ 2 hình chữ nhật có kích thước theo y/c.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Hình thành cách vẽ hình vuông:
Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết cách thực hành vẽ hình vuông.
* Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán.
- GV: Ta có thể coi hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài trước đã học.
- Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng ( vẽ lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm ).
- HS nhắc lại và nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng để thực hành các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không?
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
Bài 2:
a.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS vẽ vào vở ô li.
- Gọi HS nhận xét.
b. Dành cho HS khá giỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS vẽ vào vở ô li.
- Gọi HS nhận xét
- HS tự làm bài vào vở bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và làm bài tập trong vở bài tập trang 54 và xem lại sau: Luyện tập.
M
N
P
Q
Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm.
 A B
 3cm
 D 3cm C
- Vẽ đoạn thẳng DC = 3dm.
- Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 cm
- Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3cm
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
4 cm
Bài 1: 
Chu vi hình vuông là:
4 x 4 = 16 ( cm )
Diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16 ( cm2 )
Bài 2: 
a.
Tứ giác nối trung điểm của các cạnh của một hình vuông là một hình vuông.
b. 
Ta vẽ hình vuông như đã học, rồi vẽ thêm hình tròn có tâm là giao điểm hai đường chéo của hình vuông có bán kính bằng 2 ô.
Địa lí- Tiết 9
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân Tây Nguyên:
+ Sử dụng nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lân sản.
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất: cung cấp gỗ, lân sản, nhiều thú quý, ...
- Biết được được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), 
rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sônng Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
- Dành cho HS khá giỏi: 
+ Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
 II. Chuẩn bị: 
- Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, rừng Tây Nguyên.
- Nội dung cần điều chỉnh: Việc khai thác rừngphát triển sản xuất chuyển thành nội dung đọc thêm.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
5 Phút
15 Phút
18 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, vẽ sơ đồ và trình bày về nội dung kiến thức đã học về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nhận biết được việc khai thác sức nước của người dân Tây Nguyên.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ.
+ Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây ntn? Điều đó có tác dụng gì?
+ Em biết những nhà máy thuỷ điện nào ở Tây nguyên?
+ Chỉ vị trí của nhà máy điện Y- a- li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
- HS trình bày.
- Lắng nghe, nhận xét bổ xung ý kiến cho học sinh. 
- GV nhận xét bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được việc khai thác rừng của người dân Tây Nguyên. 
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
+ Rừng Tây Nguyên có mấy loại?
Tại sao lại phân chia như vậy?
+ Rừng Tây Nguyên có những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ?
+ Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào?
+ Quan sát hình 7, 6 SGK mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp?
- Thế nào là du canh, du cư?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà xem lại bài và xem bài sau: Thành phố Đà Lạt. 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
1. Khai thác sức nước:
- Các con sông chính ở Tây Nguyên là: Xê Xan, Ba, Đồng Nai.
- Các con sông này lòng sông lắm ghềnh. Người dân đã tận dụng sức nước chảy qua để chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người.
- Y- a- li là nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên nằm trên sông Xê- xan.
2. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
- Rừng Tây Nguyên có 2 loại: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô. 
+ Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Ngoài gỗ rừng còn cho tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và nhiều thú quý. 
+ Việc khai thác rừng ở đây chưa tốt, vẫn còn hiện tượng khai thác bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người.
Kĩ thuật - Tiết 9
 Khâu đột thưa
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Học sinh biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Dành cho HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 II. Chuẩn bị:
- Tranh quy trình mũi khâu đột thưa.
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.
- Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.
- Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
 III. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài
5 Phút
28 Phút
5 Phút
2 Phút
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và các vật liệu cho bài học.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Thực hành khâu đột thưa:
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS biết thực hành khâu đột thưa.
* Cách tiến hành:
- 1 HS nhắc lại về kĩ thuật khâu đột thưa (Ghi nhớ).
- 2 HS thực hiện khâu một vài mũi khâu đột thưađể kiểm tra thao tác cầm vải, cầm kim, vạch dấu đường khâu và khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
- HS và GV theo dõi, nhận xét.
- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện mũi khâu đột thưa.
- HS thực hành khâu đột thưa
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đõ những HS còn lúng túng.
2. Đánh giá kết quả học tập:
Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: HS nhận biết được các thao tác kỹ thuật của khâu đột thưa.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn , tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và xem bài sau: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
Bước 1: Vạch dấu đường khâu
Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
*Lưu ý: + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối cùng đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa.
 Văn Hải ngày.tháng.năm 2012
 	Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc