Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hs hiểu được phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.

 Vận dụng tính nhanh, tính nhẩm.

2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số

3. Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

- GV : SGK.

- H s : SGK, vỡ bài tập.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động : Hát

2.Kiểm tra bài cũ : “ Mét vuông”.

- GV đọc Hs làm bảng con.

- Hs sửa bảng bài 3/ 67.

Đáp số: 180 m2 .

- Nhận xét + chấm vở.

3. Bài mới :

 

doc 50 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:..
Toán 
MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT TỔNG. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hs hiểu được phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.
 Vận dụng tính nhanh, tính nhẩm. 
Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số
Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 H s : SGK, vỡ bài tập.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : Hát 
2.Kiểm tra bài cũ : “ Mét vuông”.
GV đọc Hs làm bảng con.
Hs sửa bảng bài 3/ 67.
Đáp số: 180 m2 .
Nhận xét + chấm vở.
3. Bài mới : 
 a./ Giới thiệu bài: “ Một số nhân với một tổng”.® Ghi tựa bài.
 b./ Các hoạt động:
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Nhân 1 số với 1 tổng.
MT: Hs hiểu được phép nhân 1 số với 1 tổng, từ đó vận dụng để tính nhanh tính nhẩm.
Cách tiến hành: Trực quan, giảng giải, vấn đáp.
 T chỉ cho Hs biểu thức bên trái dấu “ = ) là 1 số nhân với 1 tổng, biểu thức bên phải là tổng của các tích giữa số đóvới từng số hạng của tổng.
 giúp Hs rút ra kết luận:
T nêu biểu thức: a ´ ( b ´ c ) = a ´ b + a ´ c 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
MT: Rèn kĩ năng.
Cách tiến hành:Luyện tập, thực hành.
 Bài 1: Tính ( SGK ).
T treo bảng phụ, giới thiệu cấu tạo bảng, hướng dẫn Hs tính nhẩm giá trị của a, b, c để điền vào ô trong bảng.
Hướng dẫn H thực hành vở bài tập.
Bài 1: Tính.
 ghi bảng 2 phép tính ở cột 1.
a) 235 ´ ( 30 + 5 )
b) 237 ´ 21.
 gọi Hs nói rõ cách làm, giải thích Hs biết 237 ´ 21 nhân với số có 2 chữ số chưa học nên áp dụng quy tắc nhân 1 số với 1 tổng sẽ làm được, tách 21 = 20 + 1.
Hs sửa bài bảng.
Bài 2: Toán đố.
Hs đọc yêu cầu và tóm tắt đê toán.
Hướng dẫn cách lời giải theo 2 cách.
T lưu ý 2 cách đều làm đúng theo quy tắc nhân 1 tổng vối 1 số.
2 dãy cử 2 Hs lên sửa bảng, dãy A cách 1, B cách 2, Hs nhận xét.
Bài 3 : 
Yêu cầu H đọc đề.
Nêu cách tính chiều rộng?
Công thức tính chu vi hình chữ nhật?
1 Hs sửa bảng phụ, các H khác làm vở.
nhận xét.
Chấm vở.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs làm.
4 ´ ( 3 + 5 ) = 4 ´ 8 = 32
4 ´ 3 + 4 ´ 5 = 12 + 20 = 32
Cả hai đều có giá trị = 32.
4 ´ ( 3 + 5 ) = 4 ´ 3 + 1 ´ 5. 
 Hs phát biểu:
khi nhân 1 số với 1 tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
 a
 b
 c
a ´ (b + c)
a ´ b + a ´ c
Hs tự làm sau khi T hướng dẫn.
a) 235 ´ (30 + 5) = 235 ´ 30 + 235 ´ 5
 = 7050 + 1175
 = 8225
b) 5327 ´ (80 + 6)=5327´80+5327´ 6 
 = 426160 + 31962
 = 458122.
c) 4367 ´ 31 = 4367 ´ ( 30 + 1 )
 = 131010 + 4367
 = 135377
H slàm.
Cách 1:
Tổng số gà, vịt trại chăn nuôi có:
860 + 540 = 1400 ( con )
Một ngày trại chăn nuôi đó cần:
1400 ´ 80 = 112000 ( kg )
Đáp số: 112000 kg.
Cách 2:
Một ngày vịt cần:
860 ´ 80 = 68800 ( kg )
Một ngày gà cần:
540 ´ 80 = 43200 ( kg )
Một ngày trại chăn nuôi cần:
68800 + 43200 = 112000 ( kg )
Đáp số: 112000 kg.
Hs đọc đề.
Chiều rộng bằng chiều dài, 
Chiều rộng = chiều dài: 4
( dài + rộng ) ´ 2.
 Giải:
Chiều rộng hình chữ nhật.
248 : 4 = 62 ( m )
Chu vi hình chữ nhật.
( 248 + 62 ) ´ 2 = 620 ( m )
Đáp số: 620 m. 
4.Củng cố .
 cho Hs làm bài 5/ SGK trang 68.
( 3 + 5 ) ´ 4 và 3 ´ 4 + 5 ´ 3.
Nêu cách nhân 1 tổng với 1 số?
IV. Hoạt động nối tiếp :
Làm Bài: 3/ 68.
Chuẩn bị : Một số nhân với một hiệu.
Nhận xét.
Rút kinh nghiệm
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Tập đọc
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.	
Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
Thái độ: Giáo dục Hs ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :1’ Hát 
2. Bài cũ: 4’Có chí thì nên.
GV kiểm tra đọc 4 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới : 33’
Giới thiệu bài :1’
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
10’
8’
4’
1’
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp H đọc trơn bài, hiểu nghĩa các từ ngữ.
Cách tiến hành:: Thực hành, vấn đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới.
GV cùng Hs giải nghĩa thêm những từ khó mà Hs chưa hiểu. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành: Vấn đáp, giảng giải.
 Đoạn 1+2:
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì?
Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí?
 ® GV chốt : Bạch Thái Bưởi 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”.
Đoạn 3+4 :
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chú tàu người nước ngoài như thế nào?
Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 ® GV nhận xét – chốt: Con người có ý chí vươn lên mới thành công ® liên hệ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
Cách tiến hành: Thực hành.
GV lưu ý: giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
GV nhận xét.
4.Củng cố
Thi đua: kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.
GV nhận xét – đánh giá.
5. Hoạt động nối tiếp 
Tập kể thêm.
Chuẩn bị: Vẽ trứng.
Nhận xét tiết học.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
Hs đọc chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
Hs đọc và TLCH.
Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
Đầu tiên anh làm thư kí cho 1 hảng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
Hs đọc và TLCH.
Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.
Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng.
Nhiều Hsluyện đọc diễn cảm.
2 Hs kể.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 – 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU ĐỘT MAU (Tiết 2)
MỤC TIÊU:
Như tiết 1.
CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình.
Vải 20 x 30cm.
Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
A.Bài cũ:4 Khâu đột mau (tiết 1)
- HS nhắc lại quy trình thao tác kĩ thuật khâu đột mau.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 30’
I. Giới thiệu bài:1’ Khâu đột mau (tiết 2).
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25’
5’
2’
II. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu đột mau
MT: HS biết khâu các mũi kim đơn giản
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3 – 4 mũi khâu đột mau.
- GV hệ thống lại các bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- GV nhắc 1 số điểm cần lưu ý khi khâu để HS thực hiện đúng kĩ thuật.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS nêu thời gian thực hành.
- GV quan sát chỉ dẫn, uốn nắn cho những HS thực hành chưa đúng.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Khâu các mũi khâu đột mau theo từng đường vạch dấu.
Các mũi khâu tương đối bằng nhau.
Đường khâu thẳng.
Hoàn thành đúng thời gian.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố 
- Gọi 2 học sinh nêu quy trình khâu
* Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài: Khâu đột mau (tt)
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hành khâu đột mau.
- 2 HS nêu
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ _ NGHỊ LỰC. 
I. Mục tiêu :	
Kiến thức: Biết một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
Kỹ năng: Biết sử dụng những từ nói về ý chí, nghị lực của con người đúng văn cảnh trong câu, trong đoạn văn.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý chí, nghị lực trong việc học.
II. Chuẩn bị :
GV : 4, 5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 3.
 Băng dính.
Hs : SGK.
III. Các hoạt động :
Khởi động :1’Hát
Bài cũ: 4’ Ôn tập.
1 Hs sửa bài tập 2a, b
3 Hs tiếp nối nhau làm miệng bài 3.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới : 33’ 
*Giới thiệu bài :1’
GV liên hệ giới thiệu MRVT: Ý chí, nghị lực.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
24’
6’
2’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập .
MT : Hs biết 1 số từ, 1 số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
Cách tiến hành:: Giảng giải, luyện tập.
 Bài 1 : 
Yêu cầu Hs đọc đề.
GV chia nhóm, phá ... ải không ngồi, trầu để 
 không ăn.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh chơi trò chơi
5. Hoạt động nối tiếp :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:” Người tìm đường lên các vì sao”.
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
1 Hs đọc – lớp đọc thầm.
Hs viết bài.
Hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
Hoạt động lớp.
1 Hs đọc – lớp đọc thầm.
Hs làm bài.
2 dãy nhìn bảng phụ viết sẵn bài tập và viết những tiếng cần điền.
Cả lớp đọc thầm yêu cầu.
Cả lớp viết vào vờ.
1 Hs lên bảng viết.
RKN------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Tập làm văn
KỂ TRUYỆN 
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết kể viết 1 câu chuyện (đã được học trong các tiết Tập Đọc, Tập Làm Văn trước đó) theo hướng sáng tạo, tưởng tượng.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể và giúp người đọc hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
Thái độ : Giáo dục H lòng say mê sáng tạo,yêu thích văn học.
II. Chuẩn bị :
GV: Đề bài.
 HS: Giấy, bút.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động:1’Hát
2. Bài cũ:2’ Kiểm tra bút – giấy.
3. Bài mới : 35’
Giới thiệu bài : 
 Tiết hôn nay, các em sẽ tiến hành kiểm tra viết về “ Kể chuyện”
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
25’
1’
1’
Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài.
MT: Hs nắm yêu cầu đề mình chọn.
Cách tiến hành:: Vấn đáp.
GV chọn 3, 4 trong 7 đề để các em chọn viết 1 đề:
1/ 	Kể lại câu chuyện “Em bé lạc mẹ” bằng lời của em bé lạc mẹ.
	a/ Với mẹ, sau khi mẹ con gặp nhau. (Đề 1).
	b/ Nhiều năm sau, khi em đã lớn lên (Đề 2).
2/	Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt 1 câu chuyện có 3 nhân vật: bà, mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. (Đề 3).
3/ 	Kể lại câu chuyện “Hai bàn tay” bằng lời kể của bác Lê. Chú ý: Cần mở bài theo cách gián tiếp. (Đề 4).
4/ 	Kể lại câu chuyện “Một người chính trực” theo lời kể của 1 vị quan trong triều. Chú ý: cần kết bài theo lối mở rộng. (Đề 5).
5/	Kể lại câu chuyện “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý: cần kết bài theo lối mở rộng. (Đề 6).
6/ 	Kể lại câu chuyện “Vẽ trứng” theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Chú ý: cần mở bài theo cách gián tiếp.
(Đề 7) .
Hoạt động 2: Hs làm bài.
MT: Kể lại 1 câu chuyện theo hướng sáng tạo và tưởng tượng, giúp người đọc hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:: Thực hành.
GV tạo không khí yên tĩnh để Hs tập trung làm bài.
4.Củng cố.
MT: Rút kinh nghiêm bài làm.
Cách tiến hành:: Giảng giải.
GV chấm + nhận xét bài làm xong.
5. Hoạt động nối tiếp :Nhận xét chung.
Dặn dò: Hoàn toàn bài viết.
Chuẩn bị: Tập trao đổi ý kiến với người thân.
	Hoạt động lớp.
Hs đọc đề.
Nêu đề mình chọn, xác định.
	+ Truyện kể.
	+ Trọng tâm kể.
	+ Yêu cầu về phương pháp kể.
	+ Ý nghĩa câu chuyện.
Hs đọc lại truyện hoặc gợi ý trong tiết TLV liên quan đến đề văn đã chọn.
Hoạt động cá nhân.
Hs làm bài.
Hoạt động lớp.
RKN 	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Toán 
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Củng cố cách nhân với số có hai chữ số và vận dụng vào giải toán.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
Thái độ: Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
H : SGK + Bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :1’Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : 4’ “Nhân với số có hai chữ số”.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?
Sửa bài tập về nhà 3 / 71
Chấm vở _ nhận xét.
3. Bài mới : 30’
Giới thiệu bài :1’ “Luyện tập”.
	Luyện tập củng cố lại phép nhân với số có hai chữ số.
® Ghi bảng tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7’
19’
4’
1’
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức.
MT: Củng cố cách nhân với số có hai chữ số và vận dụng giải toán.
Cách tiến hành:Đàm thoại + giảng giải.
GV cho 1 Hs điều khiển các bạn trả lời: Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính? ® Mời Hs nhận xét.
GV hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu trên bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
Cách tiến hành:: Thực hành, luyện tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
T đọc từng bài, học sinh đặt tính dọc rồi tính kết quả.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
 cho Hs đọc yêu cầu bài, hướng dẫn Hs làm phải đặt tính vào nháp, sau đó điền kết quả vào bài.
Hs làm bài xong, GV cho 2 Hs lên làm bảng phụ, Hs nhận xét.
Bài 3: Toán đố.
 cho Hs thảo luận nhóm về đề bài để rút ra các bước cần thực hiện.
1 Hs đại diện nhóm trình bày cách làm.
Để đề bài tự nhiên, gần gủi, T có thể hỏi Hs về giá gạo nếp và giá gạo tẻ mà em biết, rồi Hs giải bài theo mẫu đã nêu.
Bài 4: Toán đố.
H đọc đề bài.
Tóm tắt rồi giải.
Lớp làm vở, 1 Hs lên bảng sửa bài.
Chấm vở, nhận xét.
Củng cố.
Nhắc lại cách thực hiện phép nhân với số có 2 chữ số.
Tính (dành cho H khá giỏi).
	273 ´ 15 = ?
5. Hoạt động nối tiếp :
Bài : 3/ 71.
Chuẩn bị: Nhân nhấm số có hại chữ số với 11.
Nhận xét.
Hoạt động lớp.
Hs nêu, nhận xét câu trả lời của bạn.
Hs làm vở.
n
20
22
220
n ´ 78
1560
1716
17160
Hs làm vở.
	Giá tiền 16 kg gạo tẻ là:
	3800 ´ 16 = 60800 (đồng)
	Giá tiền 14 kg gạo nếp là:
	6200 ´ 14 = 86800 (đồng)
	Cửa hàng thu được tất cả:
	60800 + 86800 = 147600 (đồng)
	 ĐS: 147600 đồng.
Giải:
	Khối lớp Mộ có:
	16 ´ 32 = 512 (học sinh)
	Khối lớp Hai có:
	16 ´ 30 = 480 (học sinh)
	Cả hai khối có tất cả:
	512 + 480 = 992 (học sinh)
	 ĐS: 992 học sinh
Hs nêu.
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Khoa học
NƯỚC LÀ NGUỒN SỐNG. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Kỹ năng: Nêu được vai trò của nước trong đời sống.
Thái độ: Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 50, 51.
 	 băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
HS : Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. Các hoạt động :
Khởi động :1’
2. Bài cũ: 4’ Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn.
Yêu cầu Hs chỉ vào sơ đồ nêu sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong thiên nhiên?
Nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới : 32 ‘
 Giới thiệu bài :1’
 Hôn nay, chúng ta tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống, trong bài nước là nguồn sống.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 17’
 10’
 3’
 1’
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
MT: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
Cách tiến hành:: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu Hs nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
Căn cứ vào sự phân công, GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc với giấy Ao, băng keo, bút dạ.
GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
MT: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
Cách tiến hành:: Thảo luận, giảng giải. 
Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác.
GV ghi tất cả các ý kiến của Hs lên bảng.
Dựa trên danh mục các ý kiến H đã nêu ở bước 1, Hs và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau. Ví dụ:
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
GV khuyến khích H tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
Củng cố
Nêu vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung?
5. Hoạt động nối tiếp 
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Nước trong, nước đục”. 
Hoạt động nhóm, lớp.
Hs nộp.
Các nhóm Hs làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao.
Cả nhóm cùng thảo luận và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
Trình bày vấn đề được giao trên giấy Ao.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật, đặc biệt là những sinh vật sống dưới nước. Mất 10 – 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
+ Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
+ Nước còn giúp cho việc thải ra các chất thừa, chất độc hại cho cơ thể.
+ Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật.
Hoạt động lớp.
+ Tắm giặt, lau nhà, tưới cây.
+ Bơi, công viên nước, trượt nước.
+ Tưới ruộng, vườn, làm ao nuôi cá, 
+ Sản xuất các loại nước giải khát, chế biến thực phẩm.
Hs nêu.
RKN	

Tài liệu đính kèm:

  • doc12.doc