Giáo án các môn khối 4 - Tuần 20

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết phân số , tử số và mẫu số .

 2. Kĩ năng: Biết đọc , viết phân số .

 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các mô hình , hình vẽ SGK .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : Hát .

 2. Bài cũ : Luyện tập .

 - Sửa các bài tập về nhà .

 3. Bài mới : Phân số .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 39 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1030Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :tiết:.. 
Toán (tiết 96)
PHÂN SỐ
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết phân số , tử số và mẫu số .
	2. Kĩ năng: Biết đọc , viết phân số .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các mô hình , hình vẽ SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Phân số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số .
MT : Giúp HS nhận biết phân số .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS quan sát một hình tròn , nêu câu hỏi giúp HS nhận biết :
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ 5 phần trong số 6 phần đó đã được tô màu .
- Nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói : Đã tô màu năm phần sáu hình tròn . Năm phần sáu viết thành ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 ) .
- Giới thiệu : Ta gọi là phân số . 5 là tử số , 6 là mẫu số .
- Hướng dẫn HS nhận ra :
+ Mẫu số viết dưới gạch ngang . Nó cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 .
+ Tử số viết trên gạch ngang . Nó cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . Tử số cũng là số tự nhiên .
- Tiến hành tương tự với các phân số : rồi cho HS tự nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Luyện đọc : Năm phần sáu .
- Nhắc lại .
- là những phân số . Mỗi phân số có tử số và mẫu số . Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang . Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu BT , sau đó làm bài và chữa bài .
- Dựa vào bảng SGK để nêu hoặc viết ở bảng khi chữa bài .
- Viết các phân số vào vở .
- Em đầu tiên đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì chỉ em thứ hai đọc tiếp . Cứ như thế cho đến khi đọc hết 5 phân số . Nếu em đầu tiên đọc sai thì GV sửa rồi cho em đó đọc lại mới chỉ định em khác đọc tiếp .
 4. Củng cố : 
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đọc , viết các phân số ở bảng .
	- Nêu lại khái niệm về phân số .
IV. Hoạt động nối tiếp : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 96 sách BT .
 - Trình bày sản phẩm:
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :tiết:.. 
Tập đọc (tiết 39)
BỐN ANH TÀI (tt)
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới : núc nác , núng thế . Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của 4 anh tài chống yêu tinh . Biết đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện : hồi hộp ở đoạn đầu ; gấp gáp , dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh ; chậm rãi , khoan thai ở lời kết .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người .
	- Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người , trả lời các câu hỏi SGK 
 3. Bài mới : Bốn anh tài (tt) .
 a) Giới thiệu bài :
	- Cho xem tranh minh họa SGK , miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh .
	- Giới thiệu : Phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây . Phần tiếp theo sẽ cho các em biết 4 anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh .
 b) Các hoạt động : 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
Cách tiến hành: Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thành 2 đoạn : 
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
Cách tiến hành: Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh .
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
- Ý nghĩa truyện là gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót . Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ nhờ .
- Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc .
- Một số em thuật .
- Vì họ có sức khỏe và tài năng phi thường : đánh nó bị thương , phá phép thần thông của nó . Họ dũng cảm , đồng tâm , hiệp lực nên đã thắng yêu tinh , buộc nó quy hàng .
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh , cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
Cách tiến hành: Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cẩu Khây hé cửa  tối sầm lại . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại ý chính của truyện .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
 IV. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập kể lại chuyện cho người thân nghe .
 - Trình bày sản phẩm:
v Rút kinh nghiệm:
 Tuần :tiết:.. 
Thủ công
TRỒNG RAU , HOA TRONG CHẬU
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây trong chậu .
	- Làm được công việc chuẩn bị chậu và trồng cây trong chậu .
	- Ham thích trồng cây .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu : Một chậu trồng cây hoa hoặc rau .
	- Vật liệu và dụng cụ : 
	+ Cây hoa hoặc rau trồng được trong chậu .
	+ Đất cho vào chậu ; một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục .
	+ Dầm xới , dụng cụ tưới cây .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Trồng cây rau , hoa (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Trồng rau , hoa trong chậu .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu .
MT : Giúp HS nắm quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu .
Cách tiến hành Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK để nêu quy trình trồng cây trong chậu và so sánh với quy trình trồng cây rau , hoa đã học .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu và cách thực hiện từng công việc .
- Nhận xét , hướng dẫn , giải thích cách thực hiện từng công việc chuẩn bị :
+ Chuẩn bị để trồng cây trong chậu : Có nhiều loại cây rau , hoa có thể trồng được trong chậu . Tùy theo sở thích và nhu cầu , ta chọn loại cây đem trồng cho phù hợp . Cây trồng trong chậu cũng phải đảm bảo các yêu cầu như cây trồng trên luống 
+ Chậu trồng cây : Có nhiều loại với hình dạng , kích thước và vật liệu khác nhau . Chậu trồng cây thường có lỗ ở đáy chậu hoặc xung quanh chậu để nước thoát ra ngoài dễ dàng khi dư thừa . Kích thước chậu phải phù hợp với cây đem trồng .
+ Đất trồng cây : Do lượng đất trong chậu ít nên phải chọn đất tốt và trộn thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây .
- Lưu ý thêm : 
+ Khi cho đất vào chậu phải chú ý xem rễ cây là loại rễ nào để cho đất vào sao cho đất không cao hơn miệng chậu .
+ Đặt cây vào giữa chậu , một tay giữ cây thẳng đứng , một tay xúc đất đổ vào quanh gốc cây . Không trồng cây sâu quá hoặc nông quá . Aán chặt đất quanh gốc để cây không bị nghiêng ngả .
+ Không tưới thành vũng nước trên chậu và không tưới mạnh quá .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung bài học SGK .
- Lần lượt trình bày từng nội dung .
- Đọc mục 2 SGK kết hợp quan sát tranh để nêu cách trồng cây trong chậu .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật trồng cây trong chậu .
Cách tiến hành Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn chậm từng thao tác trong chậu theo quy trình .
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhắc lại sau mỗi bước .
- 1 em thực hành trước lớp , cả lớp quan sát .
- Mỗi nhóm thực ha ... Cả lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Trao đổi theo nhóm , tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao .
- Các nhóm đọc kết quả bài làm .
- Tổ trọng tài nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Viết vào vở ít nhất 15 từ ngữ chỉ tên các môn thể thao .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 3 : 
+ Tổ chức thực hiện tương tự BT2 .
- Bài 4 : 
+ Gợi ý : 
@ Người “Không ăn không ngủ” được là người như thế nào ?
@ “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào ?
@ Người “Aên được ngủ được” được là người như thế nào ?
@ “Aên được ngủ được là tiên” nghĩa là gì ?
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Đọc thuộc các thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh , viết vào vở lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Tiên : Những nhân vật trong truyện cổ tích , sống nhàn nhã , thư thái trên trời , tượng trưng cho sự sung sướng .
- Aên được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt .
- Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên .
 4. Củng cố :
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
IV. Hoạt động nối tiếp : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ .
 - Trình bày sản phẩm:
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :..Tiết: 
Địa lí (tiết 18)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của người dân đồng bằng Nam Bộ .
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc , nhà ở , làng xóm , trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ . Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đây . Dựa vào tranh , ảnh tìm ra kiến thức .
	- Yêu mến người dân Nam Bộ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ phân bố dân cư VN .
	- Tranh , ảnh về nhà ở , làng quê , trang phục , lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Đồng bằng Nam Bộ .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Người dân ở đồng bằng Nam Bộ .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Nhà ở của người dân .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào SGK , bản đồ phân bố dân cư VN và vốn hiểu biết của bản thân cho biết :
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào ?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ?
+ Phương tiện đi lại phổ biến của họ là gì ?
Hoạt động 2 : Nhà ở của người dân (tt) .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về nhà ở của người dân đồng bằng Nam Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Nói thêm : Vì khí hậu nắng nóng quanh năm , ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ . Nhà ở truyền thống thường có vách và mái làm bằng lá cây dừa nước . Trước đây , đường giao thông trên bộ chưa phát triển , xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân . Do đó , họ thường làm nhà ven sông để thuận tiệc cho việc đi lại , sinh hoạt .
- Minh họa thêm tranh , ảnh .
- Giảng tiếp : Gần đây , đường bộ được xây dựng , các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều ; nhà ở có đủ phương tiện hiện đại .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm BT trong SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
Hoạt động 3 : Trang phục và lễ hội .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về trang phục , lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động nhóm .
- Dựa vào SGK , tranh , ảnh thảo luận theo gợi ý :
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt ?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ .
- Trình bày kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : 
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu mến người dân Nam Bộ .
IV. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :tiết:.. 
Toán (tiết 100)
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số . Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số .
	2. Kĩ năng: So sánh được 2 phân số với nhau .
	3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Phân số bằng nhau .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số .
MT : Giúp HS nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy SGK và nêu câu hỏi giúp HS nhận ra hai băng giấy này bằng nhau .
- Giới thiệu : Phân số bằng phân số 
- Làm thế nào để biết phân số bằng phân số ?
- Giới thiệu cho HS biết : Đó là tính chất cơ bản của phân số .
Hoạt động lớp .
- Tự viết : 
- Tự nêu kết luận như SGK , nhắc lại nhiều lần .
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi đọc kết quả .
- Tự làm bài rồi nêu nhận xét của từng phần a hoặc b hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần .
- Tự làm bài rồi chữa bài . 
 4. Củng cố : 
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Các nhóm cử đại diện thi đua tìm các phân số bằng nhau ở bảng .
IV. Hoạt động nối tiếp : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 100 sách BT .
 - Trình bày sản phẩm:
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :tiết:.. 
Khoa học (tiết 40)
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm các cách bảo vệ bầu không khí trong sạch .
	2. Kĩ năng: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch . Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch . Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch .
	3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 80 , 81 SGK .
	- Sưu tầm các tư liệu , hình vẽ , tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí .
	- Giấy A0 đủ cho các nhóm , bút màu đủ cho mỗi em .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Không khí bị ô nhiễm .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Bảo vệ bầu không khí trong sạch .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu khong khí trong sạch .
MT : Giúp HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch .
Cách tiến hành: Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Chống ô nhiễm không khí bằng cách :
+ Thu gom và xử lí rác , phân hợp lí .
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng , dầu và của nhà máy ; giảm khói đun bếp  
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi .
- Hai em quay lại với nhau , chỉ vào từng hình và nêu những việc nên , không nên làm để bảo vệ bầu không khí .
- Một số em trình bày kết quả làm việc theo cặp :
+ Những việc nên làm : Hình 1 , 2 , 3 , 5 , 6 , 7 .
+ Những việc không nên làm : Hình 4 .
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch .
MT : Giúp HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền , cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch .
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh .
- Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Đánh giá , nhận xét , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch ; tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng .
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc .
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình , cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác góp ý kiến .
 4. Củng cố : 
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch .
IV. Hoạt động nối tiếp : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
 - Trình bày sản phẩm:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc20.doc