I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng , phép trừ phân số .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số . Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số
3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Luyện tập .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : Luyện tập chung .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Tuần : Toán (tiết 121) LUYỆN TẬP CHUNG Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Củng cố về phép cộng , phép trừ phân số . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số . Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : Luyện tập chung . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Củng cố kĩ năng cộng , trừ phân số . MT : Giúp HS nắm chắc cách cộng , trừ phân số . Cách tiến hành: Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : + Hỏi : Muốn thực hiện các phép tính trên , ta phải làm như thế nào ? Hoạt động lớp . - Phát biểu cách cộng , trừ hai phân số khác mẫu số . - Tự làm bài vào vở , 2 em làm ở bảng . - Cả lớp kiểm tra kết quả . - Tự làm vào vở , 2 em làm ở bảng . - Cả lớp nhận xét . Hoạt động 2 : Củng cố tìm thành phần chưa biết , tính chất kết hợp , giải toán . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : - Bài 4 : - Bài 5 : + Hướng dẫn HS làm bài . Hoạt động lớp . - 3 em phát biểu cách tìm : số hạng , số bị trừ , số trừ chưa biết . - Tự làm bài vào vở , 3 em lên bảng làm bài . - Nhận xét các kết quả . - Tự làm bài vào vở , 2 em lên bảng làm bài , sau đó chữa bài . - Tự làm bài . - Ghi bài giải vào vở . 4. Củng cố : - Chấm bài , nhận xét . - Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện cộng , trừ phân số ở bảng . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 121 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Tập đọc (tiết 49) KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược . 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến truyện ; đọc phân biệt lời các nhân vật . 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc SGK . - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Đoàn thuyền đánh cá . - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá , trả lời các câu hỏi SGK . 3. Bài mới : Khuất phục tên cướp biển . a) Giới thiệu bài : - Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm . Gợi ý để HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh . - Dùng tranh minh họa giới thiệu : Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – Tên cướp biển hung hãn , dữ tợn nhưng cụp mặt xuống , ở thế thua . Oâng bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nhiêm nghị , cương quyết , đang ở thế thắng . Vì sao có cảnh tượng này , đọc truyện các em sẽ hiểu rõ . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . Cách tiến hành : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Có thể chia bài thành 3 đoạn : + Đoạn 1 : 3 dòng đầu . + Đoạn 2 : Tiếp theo phiên toàn sắp tới . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . Cách tiến hành : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ? - Lời nói , cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ? - Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ? - Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho . - Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đập tay xuống bàn quát mọi người im ; Có câm mồm không ? ; Rút soạt dao ra , lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly . - Nhân hậu , điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm ; dám đối đầu chống cái xấu , cái ác ; bất chấp nguy hiểm . - Một đằng thì đức độ Một đằng thì nanh ác - Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải . - Tự phát biểu . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . Cách tiến hành : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chúa tàu trừng mắt sắp tới . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Một tốp 3 em đọc truyện theo cách phân vai . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : - Nêu lại ý nghĩa của bài . - Giáo dục HS yêu thích chính nghĩa . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Kĩ thuật THU HOẠCH RAU , HOA Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết mục đích các cách thu hoạch rau , hoa . 2. Kĩ năng: Biết cách thu hoạch rau , hoa . 3. Thái độ: Có ý thức làm việc cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Vật liệu , dụng cụ : Dao sắc , kéo cắt cành . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Trừ sâu , bệnh hại cây rau hoa . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Thu hoạch rau , hoa . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu của việc thu hoạch rau , hoa MT : Giúp HS nắm mục đích của việc thu hoạch rau , hoa . Cách tiến hành: Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu vấn đề : Cây rau hoa dễ bị giập nát , hư hỏng Vậy khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì ? - Giải thích các yêu cầu của việc thu hoạch : Thu hoạch đúng độ chín , không thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá ; thu hoạch nhẹ nhàng , đúng cách , cẩn thận để rau , hoa tươi , không dập nát . Hoạt động lớp . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch rau , hoa . MT : Giúp HS nắm thao tác kĩ thuật thu hoạch rau , hoa . Cách tiến hành: Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Hỏi : Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau , hoa ? Thu hoạch bằng cách nào ? - Giải thích : Tùy loại cây , người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau . - Hướng dẫn cách thu hoạch rau , hoa theo nội dung SGK và nêu ví dụ minh họa . - Giải thích : Rau sau khi thu hoạch , nếu chưa sử dụng ngay , cần được bảo quản , chế biến dưới các hình thức như : đưa vào phòng lạnh , đóng hộp , sấy khô để cung cấp dần cho người tiêu dùng . Riêng đối với hoa , nếu vận chuyển đi xa phải được đóng hộp hoặc bao gói cẩn thận để hoa không bị giập nát , hư hỏng . Hoạt động lớp . - Quan sát hình SGK và nêu các cách thu hoạch rau , hoa : + Rau : hái , ngắt , cắt , đào + Hoa : cắt cành , bứng gốc 4. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận . IV. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS . - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; ôn tập lại các bài đã học . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Luyện từ và câu (tiết 49) CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? 2. Kĩ năng: Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ? . Tạo được câu kể Ai là gì ? từ CN đã cho . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , thơ phần Nhận xét . - 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1 phần Luyện tập . - Bảng lớp viết các VN ở cột B / BT2 phần Luyện tập ; 4 mảnh bìa viết các từ ở cột A . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? - GV viết ở bảng một vài câu , mời 2 em lên bảng tìm câu kể Ai là gì ? , xác định VN trong câu . 3. Bài mới : Câu kể Ai là gì ? a) Giới thiệu bài : Trong tiết LTVC trước , các em đã học về VN trong câu kể Ai là gì ? . Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu bộ phận CN trong kiểu câu này . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm ý nghĩa , cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ? Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì ? , mời 4 em lên bảng gạch dưới CN trong mỗi câu . - Hỏi : CN trong các câu trên do những từ ngữ thế nào tạo thành ? Hoạt động lớp . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm các câu văn , thơ , làm bài vào vở , lần lượt ... , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả Cách tiến hành: Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc đoạn văn cần viết . - Nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại , những từ ngữ dễ viết sai - Đọc cho HS viết . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Cả lớp theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn văn . - Gấp SGK , viết bài vào vở . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . Cách tiến hành : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Lưu ý HS : Tiếng điền vào phải phù hợp với nghĩa của câu , phải viết đúng chính tả . Muốn tìm được tiếng thích hợp , em cần dựa vào nội dung của câu , dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống . + Dán 3 , 4 tờ phiếu viết nội dung BT ở bảng , mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc thầm nội dung đoạn văn , trao đổi nhóm . - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn , giải đố sau khi đã điền tiếng , vần hoàn chỉnh - Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc , chốt lại lời giải . 4. Củng cố : - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Tập làm văn (tiết 50) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nắm 2 cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối . 2. Kĩ năng: Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối 3. Thái độ: Yêu thích viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh , ảnh một vài cây , hoa để HS quan sát làm BT3 . - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Luyện tập tóm tắt tin tức . - 2 em làm lại BT3 tiết trước . 3. Bài mới : Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối . a) Giới thiệu bài : Các em đã làm quen với 2 cách mở bài trực tiếp , gián tiếp trong một bài văn . Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối . b) Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Kết luận : Điểm khác nhau của 2 cách mở bài là : @ Cách 1 : Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả . @ Cách 2 : Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân , các loài hoa trong vườn rồi mới giơí thiệu cây hoa cần tả . - Bài 2 : + Nêu yêu cầu BT , nhắc HS : @ Chọn viết 1 mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà bài đã gợi ý . @ Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2 , 3 câu , không nhất thiết phải viết thật dài . + Ghi điểm cho những đoạn mở bài hay . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT , tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung , phát biểu ý kiến . - Viết đoạn văn . - Tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình . - Cả lớp nhận xét . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành : Thực hành , giảng giải , đàm thoại . - Bài 3 : + Kiểm tra HS đã quan sát ở nhà một cái cây , sưu tầm ảnh về cây đó mang đến lớp như thế nào . + Dán tranh , ảnh một số cây ở bảng . + Nhận xét , góp ý . - Bài 4 : + Nêu yêu cầu BT , gợi ý HS viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của BT3 . + Nhận xét , khen ngợi , chấm điểm những đoạn viết tốt . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT . - Suy nghĩ , trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh . - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn , đủ ý nhất . - Viết đoạn văn . - Từng cặp đổi bài , góp ý cho nhau . - Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp . Trước khi đọc , nói rõ đó là mở bài trực tiếp hay gián tiếp . 4. Củng cố : - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS yêu thích viết văn . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây BT4 . Tiếp tục quan sát một cái cây , biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tốt tiết học tới . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Toán (tiết 125) TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nắm cách giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số . 2. Kĩ năng: Biết cách giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số . 3. Thái độ: Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động :Hát . 2. Bài cũ : Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : Tìm phân số của một số . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Giợi thiệu cách tìm phân số của một số . MT : Giúp HS nắm cách tìm phân số của một số . Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số : + Hỏi : của 12 quả cam là mấy quả cam ? - Nêu bài toán : Một rổ cam có 12 quả . Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả ? - Nêu : Ta có thể tìm số cam trong rổ như sau : = 8 (quả) Hoạt động lớp . - Cả lớp tính nhẩm , nói cách tính : 12 : 3 = 4 (quả) - Quan sát hình vẽ SGK để nhận thấy số cam nhân với 2 thì được số cam . Từ đó có thể tìm số cam trong rổ theo các bước : + 12 : 3 = 4 (quả) + 4 x 2 = 8 (quả) - Lên bảng trình bày bài giải . - Phát biểu : Muốn tìm của số 12 , ta lấy số 12 nhân với . - Làm tiếp một số ví dụ : Tìm của 15 ; tìm của 18 Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : - Bài 3 : Hoạt động lớp . - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Số HS khá của lớp : = 21 (học sinh) Đáp số : 21 học sinh - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Chiều rộng sân trường : = 100 (m) Đáp số : 100 m - Tự làm bài rồi chữa bài . GIẢI Số HS nữ của lớp 4A : = 18 (học sinh) Đáp số : 18 học sinh 4. Củng cố : - Chấm bài , nhận xét . - Các nhóm cử đại diện thi đua nhân phân số ở bảng . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 125 sách BT . v Rút kinh nghiệm: Tuần : Khoa học (tiết 50) NÓNG , LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nhận biết khái niệm nóng , lạnh và nhiệt độ . 2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao , thấp . Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; hơi nước đang sôi ; nước đá đang tan . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh . Biết đọc và sử dụng nhiệt kế . 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế , phích nước sôi , một ít nước đá . - Chuẩn bị theo nhóm : Nhiệt kế , 3 chiếc cốc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Nóng , lạnh và nhiệt độ . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt . MT : Giúp HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao , thấp . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh . Cách tiến hành : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Lưu ý : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác . - Cho HS biết : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng , lạnh của các vật . Hoạt động lớp . - Kể tên một số vật nóng , vật lạnh thường gặp hàng ngày . - Trình bày trước lớp . - Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi . - Tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau ; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế . MT : Giúp HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản . Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Giới thiệu 2 loại nhiệt kế . Mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nó . Hoạt động lớp , nhóm . - Vài em lên thực hành đọc . Khi đọc , cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế . - Thực hành đo nhiệt độ : Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của các cốc nước . Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể . 4. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học . IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà . v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: